Giải bài tập hóa sách giáo khoa 10 bài 8 năm 2024

Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 41 SGK Hóa 10): Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử các nguyên tố nhóm A có:

  1. Số electron như nhau.
  1. Số lớp electron như nhau.
  1. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
  1. Cùng số electron s hay p.

Lời giải:

Chọn câu C: có số electron lớp ngoài cùng như nhau.

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Giải Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 43, 44 thuộc Chương 2 Hóa 10.

Hóa 10 Bài 8 trang 43 sách Kết nối tri thức được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 43 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Định luật tuần hoàn

Câu 1

Nêu một số tính chất của các đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chu kì để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn.

Gợi ý đáp án

Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

II. Ý nghĩa bảng tuần hoàn

Câu 2

Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

  1. Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium.
  1. So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn.

Gợi ý đáp án

  1. Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

Cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2.

Mg có 2 electron lớp ngoài cùng nẳm ở nhóm IIA , là nguyên tố s nên Mg là nguyên tố kim loại.

Oxide cao nhất (MgO) là basic oxide và base tương ứng Mg(OH)2 là base hoạt động yếu.

  1. Các nguyên tố lân cận với Mg là Na, Al, Be, Ca.

Trong cùng chu kì 3, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) thì:

Tính kim loại giảm dần theo thứ tự từ Na > Mg > Al.

Trong một nhóm IIA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Be (Z = 4), Mg (Z = 12), Ca (Z = 20) thì:

Tính kim loại tăng dần theo thứ tự từ Be < Mg < Ca

Câu 3

Potassium là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và con người. Nguyên tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.

  1. Số electron của nguyên tử bằng tổng số electron trên các phân lớp s, p, d, f có trong cấu hình electron.
  1. Số hiệu nguyên tử (Z) hay còn gọi là số proton → Số hiệu nguyên tử = số electron.
  1. Những e ở lớp trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn những e ở lớp ngoài. Năng lượng của e lớp trong thấp hơn năng lượng e ở lớp ngoài.

Francium (Fr) là nguyên tố phóng xạ được phát hiện bởi Peray (Pơ – rây) năm 1939, nguyên tố này thuộc chu kì 7, nhóm IA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của francium (Đó là kim loại hay phi kim? Mức độ hoạt động hóa học của francium như thế nào?)

Trả lời:

Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại (trừ H) ⇒ Fr là kim loại.

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng. Lại có Fr ở chu kì 7 nên là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.

  1. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học

II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Luyện tập 1 trang 47 Hóa học 10: Viết công thức hydroxide của nguyên tố Sr (Z = 38) và dự đoán hydroxide này có tính base mạnh hay yếu.

Trả lời:

Sr (Z = 38), thuộc chu kì 5, nhóm IIA ⇒ Công thức hydroxide: Sr(OH)2

Sr(OH)2 là base mạnh do là hydroxide của kim loại nhóm IIA (nhóm kim loại hoạt động mạnh).

Luyện tập 2 trang 47 Hóa học 10: Một acid của Se (Z = 34) có công thức H2SeO4. Acid này là acid mạnh hay yếu?

Trả lời:

Se (Z = 34) thuộc chu kì 4, nhóm VIA.

⇒ H2SeO4 là acid mạnh.

Bài tập (trang 48)

Bài 1 trang 48 Hóa học 10: Nguyên tố X có Z = 38, có cấu hình electron lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là 4s24p65s2.

  1. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
  1. Hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của X là gì.
  1. Viết công thức oxide và hydroxide cao nhất của X.
  1. Viết phương trình phản ứng hóa học khi cho X tác dụng với Cl2.

Trả lời:

  1. Dựa vào cấu hình electron của X ta thấy:

Có 5 lớp electron ⇒ X thuộc chu kì 5

Có 2 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố s ⇒ X thuộc nhóm IIA

  1. X là nguyên tố họ s, chu kì 5, nhóm IIA ⇒ X là kim loại hoạt động hóa học mạnh.
  1. X thuộc nhóm IIA ⇒ có hóa trị cao nhất II

Công thức oxide cao nhất của X là XO

Công thức hydroxide của X là X(OH)2

  1. Phương trình phản ứng hóa học khi cho X tác dụng với Cl2:

X + Cl2 → XCl2

Bài 2 trang 48 Hóa học 10: Trình bày các quy luật về xu hướng biến đổi bán kính, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A

Trả lời:

- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tử có xu hướng giảm dần.

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính của nguyên tử có xu hướng tăng dần.

- Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố nhóm A:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng tăng dần.

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng giảm dần

- Xu hướng biến đổi tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố nhóm A:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.

Bài 3 trang 48 Hóa học 10: Hydroxide của nguyên tố T có tính base mạnh và tác dụng được với HCl theo tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 2. Hãy dự đoán nguyên tố T thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trả lời:

Hydroxide của nguyên tố T có dạng T(OH)2

Phương trình hóa học:

T(OH)2 + 2HCl → TCl2 + 2H2O

⇒ T thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bài 4* trang 48 Hóa học 10: Oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh. Biết rằng tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là bằng nhau, khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn khối lượng phân tử oxide cao nhất của X.

  1. Dự đoán X và Y thuộc loại nguyên tố nào (kim loại, phi kim,…). Giải thích.
  1. Dự đoán hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì hay cùng một nhóm? Giải thích.
  1. So sánh số hiệu nguyên tử của X và Y. Giải thích.

Trả lời:

  1. Oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh ⇒ Oxide cao nhất của X và Y có tính base.

⇒ X và Y là kim loại.

  1. Tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là bằng nhau

⇒ Các oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y lần lượt là XO và YO

⇒ X và Y có hóa trị II ⇒ X và Y đều thuộc nhóm IIA.

  1. Các oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y lần lượt là XO và YO

mà khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn oxide cao nhất của X.

⇒ Khối lượng phân tử của Y lớn hơn của X.

⇒ Số hiệu nguyên tử của Y lớn hơn của X.

Xem thêm lời giải sgk Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 9: Quy tắc octet

Bài 10: Liên kết ion

Bài 11: Liên kết cộng hóa trị

Câu hỏi liên quan

Hydroxide của nguyên tố T có dạng T(OH)2 Phương trình hóa học: T(OH)2 + 2HCl → TCl2 + 2H2O ⇒ T thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Xem thêm

  1. Oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh ⇒ Oxide cao nhất của X và Y có tính base. ⇒ X và Y là kim loại. b) Tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là bằng nhau ⇒ Các oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y lần lượt là XO và YO ⇒ X và Y có hóa trị II ⇒ X và Y đều thuộc nhóm IIA. c) Các oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y lần lượt là XO và YO mà khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn oxide cao nhất của X. ⇒ Khối lượng phân tử của Y lớn hơn của X. ⇒ Số hiệu nguyên tử của Y lớn hơn của X. Xem thêm

Se (Z = 34) thuộc chu kì 4, nhóm VIA. ⇒ H2SeO4 là acid mạnh. Xem thêm

Sr (Z = 38), thuộc chu kì 5, nhóm IIA ⇒ Công thức hydroxide: Sr(OH)2 Sr(OH)2 là base mạnh do là hydroxide của kim loại nhóm IIA (nhóm kim loại hoạt động mạnh). Xem thêm

Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại (trừ H) ⇒ Fr là kim loại. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng. Lại có Fr ở chu kì 7 nên là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh. Xem thêm

- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A: + Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tử có xu hướng giảm dần. + Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính của nguyên tử có xu hướng tăng dần. - Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố nhóm A: + Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng tăng dần. + Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng giảm dần - Xu hướng biến đổi tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố nhóm A: + Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng tăng dần. + Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng giảm dần. Xem thêm

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học