Yếu tố quyết định giá cả hàng hóa

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất thường hay nghe đến cụm từ “giá cả hàng hóa” tuy nhiên về bản chất thực sự của giá cả hàng hóa thì chưa chắc nhiều người đã hiểu được. Là một kênh đầu tư hiệu quả và an toàn, thị trường hàng hóa phái sinh chịu rất nhiều biến động. Trong số đó, yếu tố  “giá cả hàng hóa” có ảnh hưởng lớn đến thị trường hàng hóa này. Vậy, giá cả hàng hóa là gì? Các yếu tố và nhân tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Giá cả hàng hóa là gì?

Giá cả hàng hóa là gì? Mỗi ngày, khi mua sắm tại siêu thị, trung tâm thương mại, chợ hay bất cứ cửa hàng nào thì vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm nhất đó chính là giá cả hàng hóa. Với giá đó thì nó có phù hợp với túi tiền của mình hay không? So với chất lượng của hàng hóa thì giá này có phải chăng? Và rất nhiều mối quan tâm khác xoay quanh giá cả hàng hóa mà hầu hết ai cũng phải đắn đo, cân nhắc trước khi mua. Vậy, giá cả hàng hóa là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về giá cả hàng hóa và tất cả là những nghiên cứu của những vĩ nhân nổi tiếng được nhân loại công nhận như sau:

– Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển: giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa.

– Quan điểm của các nhà kinh tế thị trường hiện đại: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời cũng biểu thị một cách tổng hợp các các mối hệ trong nền kinh tế quốc dân.

– Quan điểm các Mác: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định.

– Quan điểm của Lê-nin: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định, một đơn vị sử dụng nhất định.

Như vậy, không có một khái niệm chung nào về giá cả hàng hóa, ngoài những khái niệm trên thì còn có rất nhiều khái niệm khác về giá cả hàng hóa và tùy vào cảm nhận mỗi người để có khái niệm tốt nhất. Giá cả ảnh hưởng rất lớn đến đến cuộc sống hàng ngày của mọi người, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nên bất cứ bên cung hay bên cầu đều muốn có giá cả tốt nhất để cân bằng thị trường.

Yếu tố quyết định giá cả hàng hóa
gia ca hang hoa la gi

Mối quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa

Giá trị của hàng hóa tỷ lệ THUẬN với giá cả của hàng hóa.

Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hảng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại.

Giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, là nhân tố quyết định nên giá cả. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hóa đó.

Tầm quan trọng của giá cả hàng hóa là gì?

Đối với người mua:

+ Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Khi quyết định mua sản phẩm, khách hàng thường cân nhắc kỹ về giá, đặc biệt đối với nhóm khách hàng có thu nhập còn thấp, khách hàng thường coi giá của hàng hóa là biểu hiện của chất lượng.

+ Mặc dù, trên thị trường hiện nay sự cạnh tranh về giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ hậu mãi nhưng giá vẫn có một vai trò quan trọng đối với công việc kinh doanh.

Yếu tố quyết định giá cả hàng hóa
gia ca hang hoa la gi

Đối với người bán:

+ Giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định đến yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó. Do vậy, giá cả ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, đế thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty.

+ Giá cả là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp, có thể điều chỉnh giá rất dễ dàng, linh hoạt và nhanh chóng. Các đối thủ cũng dễ dàng điều chỉnh giá để đáp lại.

+ Giá cả là một công cụ cho Marketing có tác động nhanh nhất đến thị trường so với các chiến lược khác. Đồng thời, giá cả chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Vì đó, hiểu biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẽ giúp cho doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn về giá.

Giá cả thị trường hàng hóa được xác định bởi các yếu tố nào?

Giá cả hàng hóa là gì? Có rất nhiều các yếu tố tác động đến giá cả thị trường hàng hóa phái sinh, trong đó một số yếu tố chủ chốt bao gồm:

Thứ nhất, quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường:

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng giảm; ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên.

Thứ hai, giá trị của hàng hóa:

Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Giá trị hàng hóa sẽ tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa, tức là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì giá cả hàng hóa càng cao và ngược lại.

Yếu tố quyết định giá cả hàng hóa

Thứ ba, giá trị tiền tệ:

Tiền tệ tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.

Thứ tư, tác động của các chính sách kinh tế:

Tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia, giá cả có thể thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

Cuối cùng, chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh:

Sự cạnh tranh càng cao giữa các doanh nghiệp cũng có thể khiến giá cả hàng hóa càng có cơ hội được hạ thấp và ngược lại…

Tóm lại, giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà các trader cần xác định rõ yếu tố nào quan trọng nhất và theo dõi dữ liệu để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp!

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa là gì?

Giá cả hàng hóa là gì? Cùng một sản phẩm nhưng ta có thể thấy lúc có giá này lúc có giá khác. Ví dụ như giá cả thịt heo, trong tết Canh Tý vừa qua thì cả nước sốc trước giá cả thịt heo tăng vọt, bình thường một ký thịt heo khoảng 80.000- 150.000 đồng/kg tùy loại thì tết vừa qua giá thịt heo tăng lên 250.000 – 300.000 đồng/kg. Vì sao có sự thay đổi của giá cả hàng hóa như vậy? Đó là vì giá cả hàng hóa hình thành và vận động chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau đây:

– Giá trị của hàng hóa: đây là yếu tố quyết định nhất đến giá cả hàng hóa. Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Nói dễ hiểu là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì nó giá cả hàng hóa càng cao.

Yếu tố quyết định giá cả hàng hóa
gia ca hang hoa la gi

– Giá trị sử dụng của hàng hóa: tức là công dụng của hàng hóa.

– Tiền tệ: nó tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.

– Cầu thị trường: sự cung cấp hàng hóa của nhà sản xuất

– Cung thị trường: nhu cầu thị trường đối với các loại hàng hóa.

– Quan hệ cung cầu: giá cả tăng giảm, thay đổi do mối quan hệ cung cầu: khi cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa tăng, ngược lại khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa giảm

– Tác động của các chính sách kinh tế: tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia mà giá cả có thể thay đổi theo từng thời kì để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

Từ khóa:

  • Giá cả hàng hóa là gì
  • Yếu tố quyết định giá cả hàng hóa
  • Giá cả là gì
  • Khái niệm giá cả trong Marketing
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì
  • Giá cả hàng hóa là gì kinh tế chính trị
  • Ví dụ về giá cả
  • Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là gì

Nội dung liên quan:

Trong khi phân tích kỹ thuật rất có hữu ích khi giao dịch trên thị trường Hàng hóa, rất nhiều nhà giao dịch có xu hướng tập trung vào các yếu tố cơ bản.Vậy lý do là gì?

Cơ sở của phân tích cơ bản là cung và cầu. Trong dài hạn, các yếu tố cơ bản cơ bản (cung và cầu) đóng một vai trò quan trọng. Thị trường tài chính là một nơi phức tạp với nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cả, chúng bao gồm thu nhập và dân số, chi phí sản xuất và công nghệ cộng với hành động của các chính phủ và tổ chức sản xuất. Trong ngắn hạn, giá cả hàng hóa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thời tiết, lãi suất và đầu cơ.

THU NHẬP VÀ DÂN SỐ

Khi nền kinh tế phát triển, công nghiệp hóa và đô thị hóa, họ thường tiêu thụ ngày càng nhiều hàng hóa - đặc biệt là kim loại công nghiệp như thép, cũng như năng lượng.

Tuy nhiên, khi các nền kinh tế trở nên giàu có hơn, bạn thường thấy nhu cầu hàng hóa tăng nhỏ hơn để có mức tăng thu nhập tương ứng.

Trong khi đó, loại hàng hóa được tiêu thụ thay đổi - khi nền kinh tế trở nên giàu có hơn, người ta thường tiêu thụ nhiều thực phẩm làm từ protein hơn, do đó làm tăng nhu cầu đối với vật nuôi và các loại cây trồng được sử dụng để nuôi họ.

CHI PHÍ 

Chi phí sản xuất một loại hàng hoá đóng một vai trò quyết định trong việc xác định giá cả hàng hoá. Chi phí sản xuất hàng hóa bao gồm: nguyên vật liệu, tiền lương, nghiên cứu và phát triển, bảo hiểm, phí cấp phép, thuế và mọi chi phí khác mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa trong thế giới thực phải gánh chịu.

Yếu tố khác ảnh hưởng đến giá hàng hóa phi nhiên liệu như là giá dầu. Điều này là do dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất chất tổng hợp cạnh tranh với các mặt hàng chính khác, do đó giá dầu thực tế giảm cũng có thể góp phần làm giảm giá một số mặt hàng. Hơn nữa, giá xăng dầu có thể có tác động đến chi phí vận tải và do đó tác động đến ngành công nghiệp ô tô và nhu cầu đối với các nguyên liệu thô liên quan. 

CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC TỔ CHỨC 

Một số chính phủ (thường là của các nước chuyên quyền) trợ cấp giá hàng hóa, đặc biệt là năng lượng và nông sản, với danh nghĩa mang lại lợi ích cho những công dân nghèo nhất của họ, ví dụ như nhiên liệu và thực phẩm rẻ hơn.

Trong khi đó, thuế có xu hướng được một số chính phủ sử dụng để đánh thuế tiêu dùng và ở đây chúng thường được đặt vào việc tiêu thụ năng lượng (đặc biệt là nhiên liệu vận tải). Một lý do mà các chính phủ sử dụng để biện minh cho thuế đối với nhiên liệu là tính đến chi phí môi trường liên quan.

Các nhóm nhà sản xuất hàng hóa cũng có thể phối hợp cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên cao hơn. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

THỜI TIẾT

Quá nhiều nắng, quá khô, quá ẩm, quá nóng hoặc quá lạnh; trừ khi thời tiết thuận lợi, sản lượng nông nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến các mặt hàng khác. Sức gió bão ở Vịnh Hoa Kỳ có thể buộc các nhà sản xuất dầu ngoài khơi phải đóng cửa. Mực nước thấp ở Indonesia có thể khiến những người khai thác niken khó vận chuyển kim loại ra thị trường hơn.

LÃI SUẤT VÀ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ

Một yếu tố rất quan trọng khác là sự biến động của tỷ giá hối đoái và đặc biệt là giá trị của đồng đô la Mỹ, được sử dụng trong giá giao dịch quốc tế của nhiều mặt hàng. Sự thay đổi giá trị của đồng đô la Mỹ đã ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Nói chung, đồng đô la Mỹ yếu hơn dẫn đến giá hàng hóa cao hơn và ngược lại. Điều quan trọng là phải chú ý đến biến động tỷ giá hối đoái khi cần một lời giải thích cho biến động giá cao su. Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá cả hàng hóa khác nhau thay đổi tùy thuộc vào hệ số co giãn cung / cầu và cân bằng cung / cầu cụ thể đối với từng loại hàng hóa riêng biệt.

Các biến số tiền tệ khác ngoài tỷ giá hối đoái có thể là một yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa là lạm phát, cung tiền và lãi suất. Lãi suất cao có thể làm giảm giá hàng hóa trực tiếp bằng cách tăng chi phí nắm giữ cổ phiếu và gián tiếp bằng cách giảm kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và bằng cách tăng giá trị của đồng tiền so với các đồng tiền khác có lãi suất thấp hơn.

Lãi suất giảm có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng vay tiền để đầu tư và tiêu dùng, sau đó gián tiếp làm tăng nhu cầu hàng hóa.

Vì hầu hết các hàng hóa giao dịch trên toàn cầu đều được định giá bằng đô la Mỹ, nên những thay đổi về lãi suất của Hoa Kỳ được truyền sang đồng tiền của nó, hoặc tăng giá khi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn hoặc giảm giá nếu nó được nới lỏng, và làm như vậy, nhu cầu đối với hàng hóa bị ảnh hưởng.

NHÀ ĐẦU CƠ

Hàng hóa là một loại tài sản theo đúng nghĩa của chúng. Đổi mới tài chính có nghĩa là bây giờ bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào một hoặc một rổ hàng hóa khác nhau. Ngày càng có nhiều quỹ hưu trí và các công ty đầu tư khác tham gia vào các mặt hàng với mục đích đa dạng hóa lợi nhuận của họ. Trong khi đó, giao dịch hàng hóa theo thuật toán đã trở nên quan trọng hơn đối với các quỹ đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận.

Tất cả những yếu tố này đều có một số tác động đến giá cả hàng hóa, nhưng ý nghĩa của chúng càng được nâng cao khi lượng hàng hóa dự trữ toàn cầu ở mức thấp. Mức dự trữ thấp có thể khiến một thị trường hàng hóa cụ thể dễ bị tổn thương hơn do nguồn cung bị gián đoạn không lường trước được hoặc nhu cầu tăng đột biến.