Ý nào dưới đây không phải là các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc

Nhận định nào dưới đây không phải là các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc?

A. Xây dựng mới đường giao thông.

B. Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất.

C. Phổ biến giống thuần chủng.

Đáp án chính xác

D. Giao quyền sử dụng đất cho dân.

Xem lời giải

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2 [có đáp án]: Kinh tế

Ý nào dưới đây không phải là các chính sách, biện pháp cải cách trong nông

25/11/2020 98

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Ý nào dưới đây không phải là các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc?
A. Xây dựng mới đường giao thông. B. Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất. C. Phổ biến giống thuần chủng. D. Giao quyền sử dụng đất cho dân.
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Địa lí 11 bài 10 CHNDTH có đáp án phần 2
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: C

Chu Huyền [Tổng hợp]

Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa [ Kinh tế] P2

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Kinh tế địa phương
    • 2.1 Các tỉnh ở Trung Quốc
    • 2.2 Hồng Kông và Ma Cao
  • 3 Sự phát triển kinh tế
    • 3.1 Phóng đại các chỉ số kinh tế
    • 3.2 Đánh giá thấp nền kinh tế
    • 3.3 Chính sách phát triển vùng kinh tế
    • 3.4 Các dự án trọng điểm quốc gia
  • 4 Nông nghiệp
  • 5 Nông thôn
  • 6 Công nghiệp
  • 7 Lao động
  • 8 Tài chính
  • 9 Thương mại và dịch vụ
  • 10 Đầu tư nước ngoài
  • 11 Năng lượng và khoáng sản
  • 12 Môi trường
  • 13 Các thách thức
    • 13.1 Kinh tế quá nóng
    • 13.2 Sự thiếu hụt lao động
    • 13.3 Tẩy chay hàng Trung Quốc
  • 14 Triển vọng kinh tế
  • 15 Xem thêm
  • 16 Tham khảo

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: en:Economic history of China before 1912, en:Economic history of China [1912–1949], en:Economic history of China [1949–present], và Cải cách kinh tế Trung Quốc

Trong lịch sử, Trung Quốc từng là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong suốt gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.[39][84][85][86][87] GDP của Trung Quốc từng chiếm tới khoảng một phần tư GDP toàn cầu cho đến cuối những năm 1700 và khoảng một phần ba vào năm 1820 khi Cách mạng Công nghiệp bắt đầu ở Anh.[88][89][90][91] GDP của Trung Quốc vào năm 1820 lớn gấp sáu lần của Anh, nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu - và gần hai mươi lần GDP của Hoa Kỳ là một quốc gia còn non trẻ vào thời điểm đó.[92]

Trung Quốc bắt đầu thực hiện các các chính sách cải cách kinh tế vào năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình.[4][40] Công cuộc cải cách đã biến Trung Quốc trở thành cường quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình là 10% trong vòng 30 năm.[41][42] Kể từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1982, Đại hội đã thống nhất đặt tên cho đường lối phát triển kinh tế này là "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc".[93]

Sau 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. GDP của Trung Quốc năm 1978 chỉ dưới 150 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng lên 12.000 tỷ USD [tăng 80 lần theo giá trị tuyệt đối và 30 lần nếu trừ đi yếu tố lạm phát], đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP toàn cầu đã tăng từ 1,8% [năm 1978] lên 15,2% [năm 2017]. Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính toán sức mua tương đương [PPP], quy mô kinh tế Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm vào tháng 12/2009, và hiện nay Trung Quốc sản xuất nhiều ô-tô hơn cả của Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại[94].

Trung Quốc đã phát triển thành một nền kinh tế có mức độ đa dạng hóa cao và là một trong những nước đóng vai trò quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Các lĩnh vực chính của nền kinh tế Trung Quốc có sức mạnh cạnh tranh bao gồm sản xuất, bán lẻ, khai khoáng, thép, dệt may, ô tô, năng lượng, năng lượng xanh, ngân hàng, điện tử, viễn thông, bất động sản, thương mại điện tử và du lịch. Trung Quốc có ba trong số mười sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới [95] gồm Thượng Hải, Hồng Kông và Thâm Quyến— ba sàn này có tổng giá trị vốn hóa thị trường hơn 15,9 nghìn tỷ đô la, tính đến tháng 10 năm 2020 [96]. Trung Quốc có bốn trong số mười trung tâm tài chính cạnh tranh nhất thế giới [Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc Kinh và Thâm Quyến], nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2020 [97]. Đến năm 2035, bốn thành phố của Trung Quốc [Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến] dự kiến ​​sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu tính theo GDP danh nghĩa theo một báo cáo của Oxford Economics [98].

Kinh tế địa phươngSửa đổi

Xem thêm: en:Megalopolises in China và en:List of cities in China
Phân bổ GDP ở Trung Quốc

Sự phát triển không đồng đều của hệ thống giao thông và những khác biệt quan trọng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cở sở hạ tầng công nghiệp của từng vùng đã tạo ra những khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân giữa các khu vực và các tỉnh tại Trung Quốc.

Các tỉnh nằm ở bờ biển phía Đông phát triển kinh tế nhanh hơn so với các tỉnh nằm sâu trong nội địa ở phía Tây và có sự chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. Ba khu vực giàu có nhất là Đồng bằng sông Dương Tử ở phía Đông Trung Quốc; Châu thổ sông Châu Giang ở phía Nam Trung Quốc; và vùng Jing-Jin-Ji ở phía Bắc Trung Quốc. Chính sự phát triển nhanh chóng của những khu vực này được cho là sẽ có tác động đáng kể nhất đối với nền kinh tế khu vực châu Á nói chung và những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc thiết kế các chính sách nhằm loại bỏ những trở ngại đối với tốc độ tăng trưởng ở những khu vực giàu có nhất này. Đến năm 2035, bốn thành phố của Trung Quốc [Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến] được dự đoán sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu theo GDP danh nghĩa theo cho một báo cáo của Oxford Economics.[99]

Các tỉnh ở Trung QuốcSửa đổi

Xem thêm: en:ist of Chinese administrative divisions by GDP, en:List of Chinese administrative divisions by GDP per capita, và en:List of Chinese prefecture-level cities by GDP per capita
Tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc theo thập kỷ kể từ những năm 1960, với tốc độ ước tính cho những năm 2020 từ Bloomberg Terminal [WRGDCHIN]

Kể từ năm 2015 Trung Quốc là quốc gia có số lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu nhiều nhất thế giới[100] với quy mô 400 triệu người vào năm 2018[101] và dự kiến ​​sẽ đạt 1,2 tỷ vào năm 2027, chiếm 1/4 tổng số toàn cầu.[102] Tính đến năm 2018, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú và thứ hai về số triệu phú - có 658 tỷ phú là người Trung Quốc[62] 3,5 triệu người là triệu phú.[63] Vào năm 2019, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc có số người giàu nhiều nhất trên thế giới theo báo cáo tài sản toàn cầu của Credit Suisse.[103][104] Nói cách khác, tính đến năm 2019, có một trăm triệu người Trung Quốc nằm trong top mười phần trăm những người giàu nhất trên thế giới - những người có tài sản cá nhân ròng tối thiểu là 110.000 đô la.[105] Năm 2020, Trung Quốc có số lượng tỷ phú cao nhất thế giới, nhiều hơn cả Mỹ và Ấn Độ cộng lại[106] và tính đến tháng 3 năm 2021, số lượng tỷ phú ở Trung Quốc đạt 1.058 người với tổng số tài sản cộng lại lên đến 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.[107] Theo Hurun Global Rich List năm 2021, Trung Quốc là quê hương của sáu trong số mười thành phố hàng đầu thế giới [Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông, Hàng Châu và Quảng Châu lần lượt xếp ở các vị trí thứ 1, 2, 4, 5, 8 và 9] về số lượng tỷ phú, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.[108]

Bài chi tiết: en:List of Chinese administrative divisions by GDP và en:Comparison between Chinese provinces and sovereign states by GDP PPP

Có 33 đơn vị hành chính ở Trung Quốc. Dưới đây là các đơn vị hành chính hàng đầu ở Trung Quốc được xếp hạng theo GDP năm 2017,[109] GDP được chuyển đổi từ CNY sang USD với tỷ giá hối đoái là 6,7518 CNY / USD.[110]

10 tỉnh hàng đầu theo GDP năm 2017[109] PPP: viết tắt của sức mua tương đương;
Danh nghĩa: 6,7518 CNY / Đô la Mỹ; PPP: 3,5063 CNY / Đô la quốc tế
[dựa trên IMF WEO tháng 4 năm 2018][110]Tỉnh GDP [tỷ] GDP bình quân Dân số
giữa năm
[nghìn] Hạng CN¥ Danh nghĩa
[US$] PPP
[intl$.] tốc độ tăng trưởng
thực tế
[%] Tỷ lệ
[%] Hạng CN¥ Danh nghĩa
[US$] PPP
[intl$.] Tỷ lệ
[%]
Trung Quốc 82,712.20 12,250.39 23,589.60 6.9 100 59,660 8,836 17,015 100 1,386,395
Quảng Đông 1 8,987.92 1,331.19 2,563.36 7.5 10.87 8 81,089 12,010 23,127 136 109,240
Giang Tô 2 8,590.09 1,272.27 2,449.90 7.2 10.39 4 107,189 17,176 32,570 180 79,875
Sơn Đông 3 7,267.82 1,076.43 2,072.79 7.4 8.79 9 72,851 10,790 20,777 122 99,470
Chiết Giang 4 5,176.83 766.73 1,476.44 7.8 6.26 5 92,057 13,634 26,255 154 55,645
Hà Nam 5 4,498.82 666.31 1,283.07 7.8 5.44 19 47,129 6,980 13,441 79 95,062
Tứ Xuyên 6 3,698.02 547.71 1,054.68 8.1 4.47 22 44,651 6,613 12,735 75 82,330
Hồ Bắc 7 3,652.30 540.94 1,041.64 7.8 4.42 11 61,971 9,179 17,674 104 58,685
Hà Bắc 8 3,596.40 532.66 1,025.70 6.7 4.35 18 47,985 7,107 13,685 80 74,475
Hồ Nam 9 3,459.06 512.32 986.53 8.0 4.18 16 50,563 7,489 14,421 85 68,025
Phúc Kiến 10 3,229.83 478.37 921.15 8.1 3.90 6 82,976 12,289 23,665 139 38,565

Hồng Kông và Ma CaoSửa đổi

Bài chi tiết: en:Economy of Hong Kong và en:Economy of Macau

Theo chính sách Một quốc gia, Hai chế độ, nền kinh tế của các thuộc địa cũ châu Âu là Hồng Kông và Ma Cao độc lập với nền kinh tế đại lục. Cả Hồng Kông và Ma Cao đều được tự do đàm phán về kinh tế với nước ngoài cũng như là thành viên đầy đủ trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hải quan Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [APEC], với tên thường sử dụng lần lượt là "Hồng Kông, Trung Quốc" và "Ma Cao, Trung Quốc". Hồng Kông và thuộc địa của Bồ Đào Nha là Ma Cao được phép thực thi các chính sách kinh tế khác biệt với Trung Quốc Đại Lục, bản thân Hồng Kông và Ma Cao cũng có những khác biệt trong các chính sách này.

Sự phát triển kinh tếSửa đổi

Xem thêm: en:List of administrative divisions of the People's Republic of China by Human Development Index
Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển lớn khác tính theo GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương [1990–2013] khi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc [màu xanh lam] là rõ ràng nhất[111]

Các cải cách kinh tế được thực hiện vào năm 1978 đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới. Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Thâm Quyến đã khiến thành phố này được nhiều người coi là Thung lũng Silicon thứ hai của thế giới.[112][113][114][115] Các tỉnh thuộc vùng duyên hải Trung Quốc phía đông[116] phần đa có nền công nghiệp hóa phát triển trong khi các tỉnh nằm sâu trong phần nội địa phía tây lại kém phát triển hơn.

Trung Quốc so với Thế giới theo GDP danh nghĩa trên đầu người năm 2020[117]

Để định hướng phát triển kinh tế, chính quyền trung ương Trung Quốc đã thông qua "kế hoạch 5 năm" đã trình bày chi tiết các ưu tiên trong sự phát triển kinh tế và các chính sách thiết yếu. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 [2021–2025] hiện đang được thực hiện, với trọng tâm là tăng trưởng dựa trên sức mạnh tiêu dùng nội địa và khả năng tự cung cấp công nghệ trong tiến trình Trung Quốc phát triển từ nền kinh tế có thu nhập trên trung bình thành nền kinh tế có thu nhập cao.[118] Trong tiến trình này, khu vực công vẫn đóng vai trò là trung tâm của nền kinh tế Trung Quốc.[119] Sự phát triển này được cho là phù hợp với các mục tiêu lập kế hoạch của chính quyền trung ương Trung Quốc để đạt được "mục tiêu 2 bách niên", với trọng điểm là biến Trung Quốc trở thành một "xã hôi hiện đại thịnh vượng về mọi mặt" trong năm 2021 và mục tiêu hiện đại hóa đưa Trung Quốc trở thành một "quốc gia phát triển toàn diện" vào năm 2049, năm sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[120]

Các khu vực trên thế giới tính theo tổng tài sản [nghìn tỷ USD] năm 2018
Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2019

Giống như Nhật Bản và Hàn Quốc trước đó, Trung Quốc đã phát triển ổn định, nâng cao mức thu nhập và mức sống của người dân trong đồng thời sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên toàn cầu. Từ năm 1978 đến năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 153 đô la lên 10.261 đô la.[121] Thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng gấp 53 lần trong giai đoạn từ 1982 đến 2015 - 5,7 tỷ đô la lên 304 tỷ đô la.[122] Trong thời gian này, Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc công nghiệp, từ việc vượt ra khỏi những thành công ban đầu trong lĩnh vực có mức lương thấp như quần áo và giày dép để chuyển dần sang các sản phẩm hàng hóa phức tạp đòi hỏi hàm lượng kiến thức cao như máy tính, dược phẩm và ô tô. Các nhà máy của Trung Quốc đã tạo ra 3.700 tỷ USD giá trị gia tăng sản xuất thực tế, nhiều hơn cả Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Anh cộng lại. Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc được hưởng lợi nhờ vào thị trường nội địa lớn nhất thế giới, quy mô sản xuất lớn và chuỗi cung ứng sản xuất phát triển.[123]

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa rõ là có thể duy trì được trong bao lâu. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Trung Quốc cần duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm 8% trong tương lai gần. Ban lãnh đạo lập luận rằng chỉ với mức tăng trưởng như vậy, Trung Quốc mới có thể tiếp tục phát triển sức mạnh công nghiệp, nâng cao mức sống của người dân và khắc phục tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng trên khắp đất nước. Tuy nhiên, trước đây chưa từng có quốc gia nào duy trì được tốc độ tăng trưởng mà Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, ở một mức độ nào đó, giai đoạn phát triển kinh tế Trung Quốc là thời kỳ mà việc phát triển là dễ hơn so với trước kia. Trong những năm 1980, Trung Quốc đã chuyển đổi ngành nông nghiệp rộng lớn và kém hiệu quả của mình, giải phóng nông dân khỏi sự gò bó của nền kinh tế kế hoạch và đã cải cách thành công. Trong những năm 1990, nước này cũng bắt đầu tái cấu trúc khu vực công nghiệp trì trệ của mình bằng cách lần đầu tiên mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách này đã thúc đẩy sự tăng trưởng phi thường của đất nước. Thay vào đó, Trung Quốc đã phải thực hiện điều mà nhiều người coi là bước cuối cùng để hướng tới nền kinh tế thị trường là tự doa hóa khu vực ngân hàng và bắt đầu thiết lập thị trường vốn. Theo một bài báo trên Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương của Mete Feridun thuộc Trường Kinh doanh Đại học Greenwich và Abdul Jalil đến từ Đại học Vũ Hán ở Trung Quốc, sự phát triển của ngành tài chính sẽ giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng trong thu nhập của Trung Quốc.[124] Tuy nhiên, tiến trình này đã diễn ra một cách không hề dễ dàng. Tính đến năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc vẫn chỉ được tái cơ cấu một phần trong khi các ngân hàng đang phải đối mặt với gánh nặng lên đến hơn 205 tỷ đô la [1.700 tỷ NDT] các khoản nợ xấu, khả năng thu hồi số tiền này gần như bằng 0. Trung Quốc áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi và có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.[125]

Vào giữa năm 2014, Trung Quốc tuyên bố họ đang thực hiện các bước để thúc đẩy nền kinh tế đang có dấu hiệu phát triển chậm lại khi mà vào thời điểm đó, lãi suất đang ở mức 7,4% mỗi năm. Các biện pháp bao gồm kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông nhiều tầng, bao gồm cả hệ thống đường sắt, đường bộ và đường hàng không để tạo ra một vành đai kinh tế mới dọc theo Sông Dương Tử.[126]

Bảng dưới đây cho thấy xu thế tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc theo giá thị trường do Quỹ tiền tệ quốc tế [IMF] ước tính. Đơn vị tính là triệu Nhân dân tệ.[127][128]

Năm Tổng sản phẩm quốc nội Tỷ giá hối đoái Yuan/Dollar Chỉ số lạm phát [2000=100]
1955 91.000
1960 145.700
1965 171.600
1970 225.300
1975 299.700
1980 460.906 1,49 25
1985 896.440 2,93 30
1990 1.854.790 4,78 49
1995 6.079.400 8,35 91
2000 9.921.500 8,27 100
2005 18.232.100 8,19 106

Nếu so sánh theo sức mua tương đương, áp dụng tỷ giá Yuan/Dollar bằng 2,05.

Phóng đại các chỉ số kinh tếSửa đổi

Các tỉnh và thành phố của Trung Quốc từ lâu đã bị nghi ngờ về việc nấu phòng đại các chỉ tiêu kinh tế của mình do các quan chức chính quyền địa phương thường được đánh giá dựa trên mức độ hoạt đông hiệu quả của kinh tế.[129] Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tuyên bố các con số tăng trưởng đã được giám sát chặt chẽ hơn khi mà các nhà quan sát trong nước và quốc tế đều cáo buộc chính phủ đã tự phóng đại quy mô của nền kinh tế.[130][131] Dưới đây là một số vụ khai khống các chỉ tiêu kinh tế đã bị phát hiện:

  • Khu Tân Hải Mới ở thành phố Thiên Tân phía bắc Trung Quốc từng khai khống số liệu GDP cao gấp một phần ba lần so với số liệu trên thực tế ở mức 665 tỷ NDT [103 tỷ USD].
  • Chính phủ của Nội Mông cũng tuyên bố rằng khoảng 40% sản lượng công nghiệp của khu vực được báo cáo trong năm 2016, cũng như 26% doanh thu tài chính không tồn tại trên thực tế.
  • Liêu Ninh, nơi thường được gọi là vành đai rỉ sét của Trung Quốc, thừa nhận vào năm 2017 rằng số liệu GDP địa phương từ năm 2011 đến năm 2014 đã bị khai khống tăng thêm 20%.

Một cuộc khảo sát của The Wall Street Journal với 64 nhà kinh tế được chọn chỉ ra rằng có tới 96% người được hỏi cho rằng ước tính GDP của Trung Quốc không "phản ánh chính xác quy mô thực tế của nền kinh tế Trung Quốc."[132] Tuy nhiên, hơn một nửa số nhà kinh tế trong cuộc khảo sát ước tính rằng tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc nằm trong khoảng 5% đến 7%, con số này vẫn thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố rằng ông còn lâu mới tin tưởng vào ước tính GDP của đất nước, ông cho rằng các ước tính này đã bị "nhân tạo" do đó không đáng tin cậy theo một tài liệu bị rò rỉ từ năm 2007 do WikiLeaks thu được. Ông cho biết các công bố dữ liệu của chính phủ, đặc biệt là số liệu GDP, nên được sử dụng "chỉ để tham khảo".[133]

Các nhà phân tích như Wilbur Ross và Donald Straszheim tin rằng tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã bị phóng đại quá mức và ước tính tốc độ tăng trưởng chỉ rơi vào khoảng 4% hoặc thậm chí là thấp hơn.[134] Theo Chang-Tai Hsieh, một nhà kinh tế học tại Trường Đại học Kinh doanh Chicago Booth và cộng sự nghiên cứu của mình đến từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, Michael Zheng Song là giáo sư kinh tế tại Đại học Trung văn Hương Cảng và các đồng tác giả, quy mô nền kinh tế Trung Quốc là không lớn như những gì chính phủ Trung Quốc tuyên bố vào năm 2016. Trong bài nghiên cứu của họ được xuất bản bởi Viện Brookings, họ đã điều chỉnh GDP của Trung Quốc theo chuỗi thời gian lịch sử bằng cách sử dụng những dữ liệu về thuế giá trị gia tăng mà họ cho biết là "có khả năng chống gian lận và giả mạo cao".[135][136] Họ phát hiện ra rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể đã bị phóng đại 1,7% mỗi năm từ năm 2008 đến năm 2016, có nghĩa là chính phủ đã phóng đại quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lên đến từ 12-16% trong năm 2016.[136][137]

Đánh giá thấp nền kinh tếSửa đổi

Một số học giả và tổ chức phương Tây đã ủng hộ tuyên bố rằng nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể đã bị đánh giá thấp hơn so với thực tế.[138][139][140][141][142][143][144] Một bài báo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ tuyên bố rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể cao hơn những gì được báo cáo như các số liệu thống kê chính thức.[145] Một bài báo của Hunter Clarka, Maxim Pinkovskiya và Xavier Sala-i-Martin được xuất bản bởi Elsevier Science Direct vào năm 2018 sử dụng một phương pháp sáng tạo về ánh sáng ban đêm được vệ tinh ghi lại được các tác giả cho là phương pháp hữu hiệu nhất làm công cụ dự đoán thiên vị về sự tăng trưởng kinh tế ở các thành phố của Trung Quốc. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cao hơn số liệu báo cáo chính thức.[138]

Chỉ số Lý Khắc Cường là một phép đo thay thế về hiệu suất kinh tế Trung Quốc bằng cách sử dụng ba biến số mà ông Lý ưa thích.[146] Các phép đo vệ tinh về mức độ ô nhiễm ánh sáng được một số nhà phân tích sử dụng để lập mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và cho thấy các con số về tốc độ tăng trưởng gần đây trong dữ liệu chính thức của Trung Quốc là đáng tin cậy mặc dù vẫn có khả năng các con số này đã được dàn xếp.[147] Theo một bài báo của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis, số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc được cho là chất lượng hơn so với các nước đang phát triển, thu nhập trung bình và thu nhập thấp thấp. Năm 2016, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 83 trong số các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, tăng so với mức 38 của năm 2004.[148] Một nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco phát hiện rằng thống kê GDP chính thức của Trung Quốc "tương quan có ý nghĩa và tỷ lệ thuận" với những đo lường bên ngoài có thể xác minh được của các hoạt động kinh tế như dữ liệu xuất nhập khẩu từ các đối tác thương mại của Trung Quốc, ngụ ý rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không thấp hơn những minh họa chính thức đã được chỉ ra.[141]

Nghiên cứu của Daniel Rosen và Beibei Bao, được xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế vào năm 2015, cho thấy GDP năm 2008 thực sự lớn hơn 13-16% so với dữ liệu chính thức, trong khi GDP năm 2013 chính xác là 10.500 tỷ đô la. thay vì con số chính thức là 9.500 tỷ đô la.[142] Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Arvind Subramanian, một cựu nhà kinh tế học tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] và một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc theo sức mua tương đương vào năm 2010 là khoảng 14.800 tỷ USD, cao hơn so với ước tính chính thức là 10.100 tỷ USD của IMF, có nghĩa là GDP của Trung Quốc đã bị đánh giá thấp hơn 47%.[149]

Chính sách phát triển vùng kinh tếSửa đổi

Các chiến lược dưới đây hướng tới các khu vực tương đối nghèo hơn ở Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng bất bình đẳng:

  • Chiến lược phát triển miền Tây, được thiết kế để nâng cao tình hình kinh tế của các tỉnh miền Tây thông qua việc đầu tư và phát triển các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • Chiến lược phục hồi Đông Bắc Trung Quốc được thực hiện hướng tới mục tiêu trẻ hóa các cơ sở công nghiệp ở vùng Đông Bắc Trung Quốc bao gồm ba tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh cùng với năm tỉnh ở phía đông khu vực Nội Mông.
  • Kế hoạch trỗi dậy của Trung Quốc đẩy nhanh sự phát triển của các khu vực ở trung tâm bao gồm sáu tỉnh: Sơn Tây, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây.
  • Chiến lược Mặt trận thứ ba tập trung vào các tỉnh ở khu vực Tây Nam bộ.

Đầu tư ra nước ngoài:

  • Chiến lược Go Global nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Các dự án trọng điểm quốc giaSửa đổi

Dự án "Truyền tải điện từ Tây sang Đông", "Truyền tải khí từ Tây sang Đông" và "Dự án chuyển nước Nam-Bắc" là ba dự án chiến lược quan trọng của chính phủ Trung Quốc nhằm tái thiết lập tổng thể 12 tỷ mét khối mỗi năm. Việc xây dựng dự án "Chuyển nước Nam-Bắc" được chính thức khởi động vào ngày 27 tháng 12 năm 2002 và hoàn thành giai đoạn I dự kiến ​​vào năm 2010 sẽ làm giảm tình trạng thiếu nước trầm trọng ở khu vực miền bắc Trung Quốc và tạo ra sự phân bổ hợp lý các nguồn nước đến từ các thung lũng của sông Dương Tử, Hoàng Hà, Hoài Hà và Hải Hà.[150]

Nông nghiệpSửa đổi

Bài chi tiết: Nông nghiệp Trung Quốc
Sản xuất lúa mỳ từ 1961-2004. Số liệu từ FAO, năm 2005. Trục Y: sản lượng tính theo tấn.

Các sản phẩm nông nghiệp chính: lúa, lúa mì, khoai tây, lúa miến, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông vải, hạt dầu, thịt lợn, cá.

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản. Chỉ khoảng một nửa lực lượng lao động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được.

Trung Quốc có hơn 300 triệu nông dân, chiếm một phần hai lực lượng lao động. Phần lớn trong số họ canh tác trên những mảnh đất nhỏ bé nếu so với những nông trại Mỹ. Trên thực tế, tất cả đất canh tác đều được sử dụng để trồng cây lương thực, và Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất hàng đầu về lúa gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm phi thực phẩm khác có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu đã giúp Trung Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu như rau, quả, cá, tôm cua, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, các sản phẩm thịt được xuất khẩu sang Hồng Kông. Sản lượng thu hoạch cao nhờ canh tác tập trung, nhưng Trung Quốc hy vọng tăng sản lượng nông nghiệp hơn nữa thông qua các giống cây trồng được cải thiện, phân bón và công nghệ.

Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, trong năm 2003, dân số Trung Quốc đã chiếm 20% dân số thế giới nhưng Trung Quốc chỉ có 7% đất canh tác được của toàn thế giới.[151]

Thịt lợn là một phần quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 90 gam mỗi người trên ngày. Giá thức ăn cho gia súc và gia cầm tăng trên phạm vi toàn cầu do ảnh hưởng của nhu cầu dùng ngô để sản xuất êtanol gia tăng đã làm tăng giá thịt lợn ở Trung Quốc năm 2007. Chi phí sản xuất tăng cộng với lượng cầu thịt lợn tăng do việc tăng lương đã đẩy giá thịt lợn càng lên cao hơn. Nhà nước đối phó bằng cách trợ cấp giá thịt lợn cung cấp cho sinh viên và những người nghèo ở đô thị và kêu gọi gia tăng sản lượng thịt lợn. Biện pháp tung dự trữ thịt lợn chiến lược của quốc gia đã được xem xét.[152]

Nông thônSửa đổi

Năm 1978, Trung Quốc phát động phong trào hiện đại hoá nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể hoá. Người nông dân được phát ruộng, phát đất để trồng trọt, được đem nông phẩm ra chợ bán tự do. Ngay từ năm 1980, đời sống của người nông dân có những bước biến chuyển. Nhưng đến khoảng năm 1990 thì sự quan tâm của chính quyền tập trung vào sự phát triển của các đô thị, của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, và quá trình toàn cầu hoá.[153]

Sau một thời gian ngắn ngủi, làm ăn bắt đầu khấm khá trở lại vào những năm 80, tình hình nông thôn lại một lần nữa xuống cấp: thuế má ngày càng nhiều, chi phí sản xuất tăng, học phí cho con cái tăng, các dịch vụ y tế thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp tràn lan. Hố sâu giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn.[153]

Mặc dù Trung Quốc đã áp dụng chế độ hộ khẩu chặt chẽ, số lao động thừa ở nông thôn buộc phải dồn ra thành thì làm dân công. Dân công là những người làm công nhật, không có hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội. Họ bị cấm không được phép làm một số nghề, tại Bắc Kinh danh sách các nghề dân công bị cấm năm 1996 là 15 nghề, đến năm 2000 họ bị cấm làm hơn 100 nghề. Dân công là những người bị đánh thuế nhiều nhất và cũng là những người bị khinh rẻ nhất ở các đô thị. Với mức thu nhập thấp họ lại còn phải đóng góp cao hơn dân thành thị để con cái được đi học. Dân công nữ bị phân biệt đối xử và chịu nhiều thiệt thòi hơn nam dân công và một số trong họ đã phải làm gái điếm sau một thời gian lên thành phố[153].

Năm 2004, số liệu thống kê cho biết rằng số dân nghèo đến mức tối đa [tính theo tiêu chuẩn dưới 75USD/người/năm] ở Trung Quốc, lần đầu tiên đã tăng lên sau 25 năm, và đa số những người này là nông dân. Vào mùa xuân năm 2005, đã nổ ra những vụ tranh giành đất đai giữa nông dân và các quan chức địa phương, cũng như đã có những cuộc biểu tình của nông dân chống việc các nhà hữu trách đã để cho các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường của mình. Không những nông thôn thiếu đất trồng trọt, mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì phải dành đất cho công nghiệp hóa. Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Hơn 190 triệu nông dân sống trong một môi trường không lành mạnh, nước sông, nước hồ phần lớn đều bị ô nhiễm.[153]

Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với nông thôn, cộng với các hủ tục còn tồn tại ở nông thôn đối với người phụ nữ, khiến cho họ lâm vào một hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, tỷ lệ tự tử của phụ nữ Trung Quốc thuộc vào hàng cao trên thế giới.[153]

Video liên quan

Chủ Đề