Xuất nhập khẩu viết tắt tiếng Anh

Hoạt động xuất nhập khẩu trong và ngoài nước diễn ra ngày càng sôi động và phát triển mạnh mẽ. Nhờ nhà nước mở ra những điều kiện về giao lưu hàng hóa nên việc này diễn ra nhanh chóng và chính xác. Dưới đây là những từ viết tắt trong xuất nhập khẩu cần nhớ để thuận tiện trong quá trình giao thương hàng hóa trong khu vực và thế giới.

1. Tại sao nên nắm rõ những thuật ngữ xuất nhập khẩu bằng tiếng anh?

Không ít người quan tâm và thắc mắc chẳng biết vì sao nên nắm rõ những từ xuất nhập khẩu bằng tiếng anh trong khi đang ở nước Việt Nam. Thực tế, việc này được đầu tư và chú trọng đặc biệt trong một vài năm trở lại đây.

Với thị trường tiềm năng như vậy, ngành logistics và vận tải quốc tế sẽ tiếp tục phát triển. Do đó, nắm vững các từ viết tắt trong xuất nhập khẩu sẽ là bí quyết giúp mỗi chúng ta hiểu rõ quy trình, các công đoạn quan trọng trong vận chuyển hàng hóa cũng như có được sự hiểu biết nhất định để xử lý nhanh chóng các tình huống phát sinh, giúp bản thân mình có được những lựa chọn phù hợp trong lúc vận chuyển.

Chưa kể, việc hiểu rõ các thuật ngữ quan trọng là cơ hội để mỗi người từng bước nắm rõ, giao lưu và vận chuyển hàng hóa sang các nước khác nhau một cách dễ dàng, thuận lợi nhất.

Xuất nhập khẩu viết tắt tiếng Anh

Việc học hỏi từ ngữ tiếng anh xuất nhập khẩu được xem là thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Không chỉ trao đổi trực tiếp mà chúng ta bắt buộc phải giải quyết những chứng từ hóa đơn cần thiết, nắm rõ về vấn đề này sẽ giúp mỗi người có được tính chuyên nghiệp cao. Chưa kể, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm, có tính chủ động, không phải mất thời gian và chi phí thuê thêm người phiên dịch trong quá trình giao thương hàng hóa giữa các khu vực. Đặc biệt hơn, việc nắm rõ các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu còn hỗ trợ công việc diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, các khó khăn nhanh chóng được giải quyết, không mất nhiều thời gian của mỗi người.

Thuật ngữ xuất nhập khẩu bằng tiếng anh hiện nay rất đa dạng và phong phú. Theo đó, để nắm rõ chúng ta cần có sự chú tâm, học hỏi, nghiên cứu một thời gian dài để nhanh chóng có những hiểu biết nhất định, hỗ trợ cho việc vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nếu bạn thực sự có ý định gia nhập vào ngành ngành logistics và vận tải quốc tế thì cần nắm rõ tiếng anh xoay quanh những vấn đề sau:

+ Các thuật ngữ phổ biến thường xuất hiện trong ngành logistics, tiếng anh cơ bản thuộc chuyên ngành logistics

+ Thuật ngữ cơ bản trong ngành xuất nhập khẩu, tiếng anh chuyên ngành của xuất nhập khẩu

+ Thuật ngữ cơ bản liên quan đến Hải quan, tiếng anh chuyên ngành của Hải quan

+ Các kiến thức chuyên môn liên quan đến kho vận và thuật ngữ tiếng anh của ngành kho vận.

Nắm rõ những thuật ngữ viết tắt của ngành xuất nhập khẩu, chúng ta đã có thể dễ dàng hoạt động trong lĩnh vực này, đảm bảo có được kiến thức nền tảng phục vụ các công việc sau này.

Bài viết tham khảo:

  • Các loại hình xuất nhập khẩu
  • Quy trình xuất nhập khẩu 
  • Luật xuất nhập khẩu

2. Những từ viết tắt trong xuất nhập khẩu cần nắm rõ

Xuất nhập khẩu viết tắt tiếng Anh

Dưới đây là một trong số những từ viết tắt thông dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà bất cứ ai khi tham gia vào ngành này cũng cần quan tâm và chú trọng, cụ thể như:

+ Airway Bill, viết tắt là AWB: Mang ý nghĩa là vận đơn hàng không

+ BIC code (BIC): được xác định là mã định dạng của ngân hàng

+ Bill of Exchange tương đương với Draft (BE): Đây chính là hối phiếu

+ Bill of Lading (B/L):  Nghĩa là vận đơn đường biển

+ Bunker Adjustment Factor (BAF): Mang ý nghĩa nhất định về việc phụ phí nhiên liệu

+ Cargo Outturn Report (COR): Có ý nghĩa là biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng

+ Carriage and Insurance paid (CIP): Chính là cước phí và bảo hiểm trả tới khi vận chuyển hàng hóa

+ Carriage paid to (CPT): Đây được gọi là cước phí trả tới

+ Cash against Documents (CAD): Được hiểu là phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay

+ Cash on Delivery (COD): Có ý nghĩa về phương thức giao hàng nhận tiền ngay

+ Certificate of Origin (C/O): Được xem như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

+ Certificate of Quality (C/Q):Chính là giấy chứng nhận chất lượng cần có khi xuất nhập khẩu

+ Certificate of short landed cargo (CSC): có nghĩa là giấy chứng nhận hàng thiếu

+ Combined Transport Operator (CTO): Được hiểu là người kinh doanh vận tải đa phương thức

+ Container Freight Service (CFS): Có ý nghĩa là Phí gom/ chia hàng lẻ

+ Container Imbalance Charge (CIC): Mang ý nghĩa về phí mất cân đối vỏ container

+ Container yard (CY): được hiểu là bãi container tại cảng biển

+ Cost and Freight (CFR): Chính là tên hàng và cước phí cần trả

+ Cost, Insurance and Freight (CIF): Tiền hàng,  bảo hiểm và cước phí cần có

+ Change of Destination (COD): Đây chính là phụ phí thay đổi nơi đến

+ Delivered at Place (DAP): Có ý nghĩa là giao tại nơi đến

+ Delivered at Terminal (DAT): Hiểu như việc giao tại bến

+ Delivered Duty Paid (DDP): Giao hàng đã nộp thuế

+ Delivery Order (D/O):  Đây chính là lệnh giao hàng bắt buộc được thực hiện

+ Destination Delivery Charge (DDC): được xem như phí giao hàng tại cảng đến

+ Documents Against Acceptance (D/A): Chính là việc chấp nhận thanh toán trao chứng từ

+ Documents Against Payment (D/P): Mang ý nghĩa chính về việc thanh toán trao chứng từ

+ Ex Work (EXW): Giao hàng tại xưởng

+ Fédération Internationale Asociation de (FIATA): Chính là liên đoàn quốc tế các nhà giao nhận hàng hóa cần thực hiện

+ FIATA B/L (FBL): Có ý nghĩa là  đơn của FIATA

+ Forwarder’s Cargo Receipt (FCR): Đây chính là vận đơn của người giao nhận

+ Free Alongside Ship (FAS): Có ý nghĩa là giap đốc mạn tàu

+ Free Carrier (FCA): Chính là giap hàng cho người chuyên chở

+ Free on Board (FOB): Giao lên tàu đi

+ Full container Load (FCL/FCL): được hiểu là phương pháp gửi hàng chẵn bằng container

+ Good Storage Practice (GPS): Có ý nghĩa về thực hành tốt bảo quản

+ Harmonized System Codes (HS Code): Chính là mã HS

+ House Airway Bill (HAWB): Thực hiện vận đơn nhà

+ International Commercial Terms (Incoterms): Có ý nghĩa về điều kiện thương mại quốc tế

+ International Chamber of Commercial (ICC): Đây chính là phòng thương mại quốc tế

+ Less than container Load (LCL/LCL): Hiểu như là phương pháp gửi hàng lẻ bằng container

+ Letter of Credit (L/C): Ý nghĩa là thư tín dụng

+ Long ton (LT): Hiểu như là tấn dài (1016,46kg) theo hệ Anh

+ Mail Transfer (M/T): Dịch ra là chuyển tiền bằng thư

+ Marine Vessel, Ocean Vessel (M/V, O/V): Chính là Tàu (biển) chở hàng

+ Master Airway Bill (MAWB): Mang ý nghĩa là vận đơn chủ

+ Material safety data sheet (MSDS): Tác dụng như bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

+ Metric ton (MT): Hiểu rõ về ấn mét (1000kg)

+ Minimum Order Quantity (MOQ): Được xem là số  lượng đặt hàng tối thiểu

+ Multimodal Transport Operator (MTO): Đây chính là người kinh doanh vận tải đa phương thức

+  Notice of abandonment (NOA): được hiểu như việc tuyên bố từ bỏ hàng

+ Pro Forma Invoice (P/I): Được hiểu là hóa đơn chiếu lệ

+ Purchase Order (P/O): Đây chính là đơn đặt hàng

+ Report on Receipt of cargos (ROROC): Có ý nghĩa là biên bản kết toán nhận hàng

Trên đây là tổng hợp cơ bản những từ viết tắt trong xuất nhập khẩu mà chúng ta cần nắm rõ. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết về tầm quan trọng của thuật ngữ xuất nhập khẩu bằng tiếng anh sẽ giúp cho mọi người nắm rõ, có cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề này và từ đó chuẩn bị kiến thức chuyên môn tốt, hỗ trợ cho công việc giao thương, mua bán hàng hóa giữa các nước được tiến hành nhanh chóng, chính xác, thuận lợi và có lợi nhuận cao nhất.