Việt nam và campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài bao nhiêu km?

Ngày 4.3, tại TP.Phú Quốc [Kiên Giang], Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đàm phán đã đạt được.

Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì, đại diện lãnh đạo các bộ ngành và lãnh đạo 10 tỉnh có đường biên giới đất liền với Campuchia tham dự. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Cột mốc 314 là cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia

Nỗ lực bền bỉ và thành quả to lớn

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, qua quá trình triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa, hai nước Việt Nam, Campuchia đã hoàn thành phân giới khoảng 1.045 km đường biên giới, xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí [chưa kể cột mốc không số cắm tại ngã ba biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào]. Những con số này thể hiện sinh động khối lượng công việc đã triển khai, những nỗ lực bền bỉ và thành quả to lớn mà hai nước đã đạt được.

Với những thành tựu quan trọng đã đạt được trong quá trình phân giới cắm mốc thời gian qua, Việt Nam và Campuchia đã có khoảng 84% chiều dài đường biên giới rất rõ ràng trên thực địa, được đánh dấu bởi hệ thống cột mốc khang trang, chính quy, hiện đại và bền vững; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới; tạo tiền đề để giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc còn tồn đọng; qua đó góp phần duy trì và củng cố đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia luôn hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác phát triển bền vững, vì lợi ích của hai quốc gia cũng như hạnh phúc, thịnh vượng và phồn vinh của nhân dân hai nước.

Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, cho biết: Trong suốt tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc từ năm 1999 tới nay, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Campuchia ngày càng được củng cố và phát triển trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

“Có thể nói, việc hai bên hoàn thành và pháp lý hóa thành quả phân giới cắm mốc 84% trên đất liền giữa Việt Nam - Campuchia có ý nghĩa hết sức quan trọng trên 3 khía cạnh. Một là, chúng ta đã hình thành một đường biên giới hết sức rõ ràng với phía Campuchia và 84% tổng chiều dài biên giới Việt Nam- Campuchia đó đã được cụ thể bằng hệ thống cột mốc rất chính quy, hiện đại và bền vững. Thứ hai là với đường biên giới rõ ràng như vậy thì tạo thuận lợi rất nhiều cho công tác về quản lý biên giới bảo đảm trật tự trị an khu vực biên giới giữa hai nước. Thứ ba là với đường biên giới chính quy hiện đại như vậy thì cư dân của hai biên giới có điều kiện tăng cường trao đổi giao lưu sẽ thông thương hàng hóa và qua đó góp phần việc xây dựng duy trì đường biên giới hòa bình hữu nghị hợp tác và phát triển bền vững”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.

Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hai nước

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh ghi nhận và đánh giá cao những thành quả đạt được trong công tác đàm phán phân giới cắm mốc cũng như công tác quản lý bảo vệ biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia từ năm 1999 đến nay. Phó thủ tướng khẳng định những thành quả này có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao hai nước cùng sự quyết tâm, thiện chí và nỗ lực của cả Việt Nam và Campuchia trong việc cùng nhau giải quyết vấn đề biên giới chung. Đó cũng là kết quả của sự kiên trì, linh hoạt và cả những nỗ lực không biết mệt mỏi của tất cả các lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình này; của sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành và địa phương liên quan trong suốt quá trình đàm phán phân giới cắm mốc và ký kết các văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả đạt được từ năm 1999 đến nay…

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ đạo: “Sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục vấn đề phân giới cắm mốc với Campuchia. Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao và các bộ ngành địa phương liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về thành quả, ý nghĩa của công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Việt Nam - Campuchia cũng như về nội dung của 2 văn kiện pháp lý ghi nhận hoàn thành phân giới cắm mốc 84% đường biên giới nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ đảng viên, giúp người dân trong nước cũng như công luận trong khu vực và thế giới hiểu rõ hơn ý nghĩa tầm quan trọng của quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Vì làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ đường biên giới giữa người dân, đặc biệt là cư dân hai bên biên giới hai nước”.

Tháng 12.2005: Hai nước đã thông qua kế hoạch tổng thể về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia để bước vào triển khai từ đầu năm 2006.

Tháng 9.2006: Thủ tướng Chính phủ hai nước đã cắt băng khánh thành cột mốc số 171 tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Bà Vẹt giữa cặp tỉnh Tây Ninh - Svay Riêng, là cột mốc được cắm đầu tiên, khởi động cho tiến trình phân giới cắm mốc theo Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005.

Tháng 6.2007: Việt Nam - Campuchia đồng loạt triển khai công tác phân giới cắm mốc

Năm 2011: Có 2 dấu mốc quan trọng là hai nước đã thống nhất thuê bên thứ ba để thành lập bản đồ địa hình biên giới mới tỷ lệ 1/25.000 và đã ký bản ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác phân giới cắm mốc.

Từ cuối năm 2016: Hai bên bắt đầu triển khai việc cắm mốc phụ, cọc dấu bổ sung trên thực địa để làm rõ thêm đường biên giới đã phân giới trên thực địa và triển khai việc xây dựng các văn kiện pháp lý để ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc. Đến cuối năm 2018, khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên thực địa biên giới trên đất liền giữa 2 nước đã đạt khoảng 84%

Ngày 5.10.2019: Tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia HunSen đã chứng kiến ký 2 văn kiện pháp lý quan trọng là “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia” và “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia”.

Từ tháng 11.2019 - 12.2020: Các cơ quan liên quan của mỗi nước đã hoàn tất các thủ tục phê chuẩn 2 văn kiện pháp lý. Ngày 22.12.2020, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn đồng chủ trì lễ trao đổi văn kiện phê chuẩn hai văn kiện pháp lý bằng hình thức trực tuyến. Với việc hoàn tất trao đổi văn kiện phê chuẩn, 2 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc [khoảng 84%] biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22.12.2020 và đi vào đời sống chính trị của hai nước.

Tin liên quan

Ngày 4/3, tại TP Phú Quốc, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia [1999-2019].

Phát biểu tại hội nghi, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trên cơ sở Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia năm 1985, từ năm 1986-1988, Việt Nam và Campuchia hoàn thành phân giới, cắm mốc khoảng 200 km đường biên giới và cắm 72 cột mốc. Tuy nhiên, đầu năm 1989, vì một số lý do kỹ thuật cũng như tình hình chính trị nội bộ của Campuchia nên nước bạn đề nghị tạm dừng.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh [thứ 2 từ trái qua] khảo sát thực địa tại khu vực biên giới tỉnh An Giang, tháng 7/2015. Ảnh: Ban tổ chức hội nghị

Từ năm 1999, tình hình chính trị ở Campuchia ổn định, theo thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, đàm phán biên giới trên đất liền hai nước được nối lại. Ngày 10/10/2005, hai bên ký hiệp ước bổ sung hiệp ước năm 1985. Sau đó, Thủ tướng ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.

Đến tháng 9/2019, qua 20 năm thực hiện công tác phân giới cắm mốc, hai nước đã xây dựng được 315 cột mốc chính, 1.511 cột mốc phụ và 221 cọc dấu, phân giới được hơn 1.044 km trên thực địa, đạt khoảng 84%, được thể hiện trên bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia.

Ngay sau đó, thủ tướng hai nước tiếp tục ký hai văn kiện ghi nhận thành quả công tác phân giới cắm mốc đạt được, gồm: Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới Quốc gia năm 1985, Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia.

Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng thường trực Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia, cho biết kết quả đạt được rất quan trọng, mang tính chất lịch sử. Đó là hình thành đường biên giới hết sức rõ ràng giữa Việt Nam - Campuchia, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc quản lý biên giới, bảo đảm an ninh trật tự trị an khu vực biên giới hai nước.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, từ kết quả này, người dân biên giới có điều kiện tăng cường trao đổi, giao lưu, thông thương hàng hoá, góp phần xây dựng, duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh khẳng định, biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia là điều thiêng liêng. Việc hoàn thành 84% phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia là dấu mốc quan trọng, thành quả rất lớn.

"Chúng ta đã có chủ trương tiếp tục và thống nhất với lãnh đạo Campuchia là hai bên tiếp tục đàm phán, thoả thuận sớm hoàn thiện việc phân giới, cắm mốc 16% đường biên giới còn lại, theo phương châm dễ trước khó sau", Phó thủ tướng nói và đề nghị Bộ Ngoại giao cùng các bộ ngành, các địa phương liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực hiện.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có điểm khởi đầu tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, điểm kết thúc là cột mốc giới số 314 [biên giới Kiên Giang với Kampot]. Đường biên giới này thuộc phạm vi 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia, có địa hình đa dạng như: rừng núi hiểm trở, phức tạp, đi lại khó khăn, bằng phẳng, dân cư đông đúc, đan xen phức tạp của người dân hai nước sinh sống, canh tác...

Cửu Long

Video liên quan

Chủ Đề