Viết đoạn văn về tác hại của trò chơi điện tử bằng tiếng Anh

Ông lão 86 tuổi kết nối vô lăng và bộ bàn đạp với chiếc máy chơi game PlayStation 5. Hiện ông đang chiến đấu để giữ chiếc sedan Volkswagen không bị chệch hướng khỏi đường đua. Khi chiếc xe chao đảo về phía các rào chắn, cả cơ thể của ông lắc lư bên này sang bên kia.

"Cảm giác này rất thật, nhìn đi!", ông kĩ sư về hưu hét lên. "Bình tĩnh đi, ông suýt nữa đụng phải bàn rồi", vợ ông cười đáp.

Ông Yang từng làm việc cho các công ty dầu khí của Trung Quốc. Về hưu, ông tìm được một công việc bất ngờ thứ hai là game thủ.

Vài lần mỗi tháng, ông Yang tải video và phát trực tiếp cảnh mình chơi các trò yêu thích trên nền tảng video Trung Quốc. Ông đặt tên kênh là "Hardcore Gamer_Old Man Yang". Hiện đây là một kênh đình đám, có hơn 230.000 người đăng ký theo dõi.

Viết đoạn văn về tác hại của trò chơi điện tử bằng tiếng Anh

Ông Yang Binglin đang chơi game The Witcher 3, vừa livestream. Ảnh chụp màn hình Bilibili

Đối với người trẻ, Old Man Yang là một nhân vật mới lạ. Họ thích ông lão gần 90 tuổi chia sẻ đam mê bắn súng và nói chuyện phiếm với cháu trai khi họ chơi cùng nhau. "Ông ơi, ông là thần tượng của cháu", một người bình luận dưới video gần đây. "Cháu hy vọng 50 năm nữa được như ông", người khác viết.

Trên thực tế, người về hưu là game thủ như ông Yang không hiếm. Đại dịch đã khiến số lượng game thủ tóc bạc ở Trung Quốc gia tăng. Ngành công nghiệp trò chơi điện tử khổng lồ, trị giá 278 tỷ tệ đang bắt đầu được chú ý. Đặc biệt, khi Trung Quốc đưa ra quy định nghiêm ngặt với trẻ vị thành niên vào cuối tháng 8, thị trường game dành cho tuổi trên 60 trở nên tiềm năng.

Hiện, ở Trung Quốc có 45-57 triệu người cao tuổi chơi game, theo một báo cáo tháng 7 của Viện Tiếp thị Baidu (BIM). Con số này đã tăng gần gấp đôi kể từ giữa năm 2020. Trong khi tổng số người chơi game chỉ tăng 10% trong giai đoạn này.

Các ứng dụng giải trí trên điện thoại như video và trò chơi cũng tăng số lượng lớn người dùng cao niên. Song Delong, chủ một cửa hàng đồ chơi dành cho người cao tuổi ở Bắc Kinh, cho biết chơi game giảm cảm giác cô đơn của người già. Họ hài lòng nhờ chơi game tương tự như tương tác trong đời thực.

Hiện nay, khoảng 23% người cao tuổi ở Trung Quốc chơi game trên điện thoại, theo một báo cáo do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố, tháng 9/2021.

Bà Wang, 76 tuổi, ở Cát Lâm cho biết đã chơi game mỗi ngày một tiếng đồng hồ. Bà tải trò này về khi thấy hàng xóm chơi và thấy dễ chịu hơn ngồi hàng giờ chơi mạt chược.

"Tôi thích thú khi thắng game mà vẫn giao tiếp với hàng xóm và các cháu thông qua trò chơi. Nhưng càng chơi càng thấy khó", bà nói.

Những tựa game như Anipop và game nông trại Happy Farm khá phổ biến với game thủ cao niên trong làng game Trung Quốc. Họ mô tả chúng là "những trò chơi già đi một cách thụ động". Dù các tựa game này không nhắm đến đối tượng người già, nhưng đa số người chơi đều đã có tuổi trong khi giới trẻ gần như quay lưng.

Ngày càng nhiều công ty phát triển game trên điện thoại cho người cao tuổi. Duan Mingjie, người sáng lập công ty tư vấn AgeClub có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết, ông biết một số công ty khởi nghiệp tập trung vào thị trường ngách này.

"Game trên điện thoại không chỉ dạy họ một số kiến thức về sức khỏe mà còn mang lại cho họ cảm giác sảng khoái, có thể làm chậm quá trình sa sút trí tuệ", ông phân tích.

Viết đoạn văn về tác hại của trò chơi điện tử bằng tiếng Anh

Đối tượng chơi game không chỉ là đàn ông lớn tuổi mà cả phụ nữ. Ảnh minh họa: E+/People Visual

Không chỉ Trung Quốc, thị trường game dành cho người cao tuổi nở rộ ở nhiều quốc gia. Theo một báo cáo do công ty nghiên cứu thị trường Global Web Index công bố vào tháng 4, số lượng game thủ trong độ tuổi 55-64 trên toàn thế giới đã tăng 32%, kể từ năm 2018.

Ở Mỹ, từ trước đại dịch, xu hướng này đã rõ ràng. Người cao niên nước này đã chi 3,5 tỷ USD cho phần cứng, nội dung và phụ kiện game trong sáu tháng đầu năm 2019, tăng hơn sáu lần so với năm 2016.

Các game thủ cao tuổi cũng đang đóng một vai trò ngày càng rõ nét trong văn hóa chơi game của Mỹ. Những nhân vật như Shirley "the Gaming Grandma" Curry (nữ game thủ 83 tuổi) thu hút gần một triệu người đăng ký trên YouTube. Vào năm 2020, trò chơi nhập vai The Elder Scrolls VI bổ sung thêm một nhân vật mới để vinh danh, là người đàn ông 85 tuổi.

Theo BIM, ngày càng nhiều người cao tuổi Trung Quốc dừng chơi game cũ, chuyển sang chơi những tựa game phổ biến trong giới trẻ.

Có lượng người theo dõi tương đương Gaming Grandma của Trung Quốc là game thủ 60 tuổi tên Uncle Jifeng, cao thủ trong game Liên Minh Huyền Thoại. Người này thu hút được gần 1,2 triệu người theo dõi trên nền tảng video ngắn Douyin của Trung Quốc và thậm chí đã xuất hiện một số lần trên TV.

Ông cũng trở thành người phát ngôn không chính thức của cộng đồng game thủ tóc bạc Trung Quốc. Gần đây, sau khi phiên bản mới của game Liên Minh Huyền Thoại được cập nhật, Jifeng phàn nàn "phông chữ quá nhỏ" và "mô tả phức tạp". Ông thừa nhận hiện cần cháu trai giúp mới chơi được trò chơi.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với truyền thông trong nước, Uncle Jifeng cho biết mất gấp đôi thời gian để thích nghi với một trò chơi điện tử mới so với người trẻ. Tuy nhiên, ông không bỏ cuộc vì muốn làm gương cho người khác.

Old Man Yang cũng chia sẻ những lo lắng tương tự. Ông chơi game gần như mỗi ngày trong 20 năm qua và là một người chơi có kỹ năng tốt. Tuy nhiên, so với người trẻ, game thủ tóc bạc thừa nhận gặp nhiều khó khăn hơn. Ngành công nghiệp game thường không lưu ý đến người già khi thiết kế sản phẩm.

"Ngoài nội dung kỹ thuật cao, cũng có những yêu cầu đáng kể về cấu hình các thiết bị điện tử mà người cao tuổi sử dụng. Lại có nhiều từ tiếng Anh nên chúng tôi phải biết một chút mới chơi được", ông nói.

Ông Yang không có ý định dừng chơi game. Ông thấy nó giúp mình hoạt động tinh thần lẫn thể chất và có cơ hội chia sẻ đam mê với các fan trên mạng xã hội. "Nhờ vậy, tôi giữ được một trái tim trẻ trung", ông bộc bạch.

Nhật Minh (theo Sixthtone)

    Đang tải...
  • {{title}}