Việc đưa chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản

Giai đoạn dậy thì - vị thành niên là giai đoạn trung gian chuyển mình từ trẻ con sang người lớn ở trẻ. Cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này để con có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành.

      Có thể thấy, công tác giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh là một điều hết sức cần thiết, là yếu tố quan trọng để nâng cao nhận thức về giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, giúp cho học sinh, sinh viên tránh được những tệ nạn xã hội và tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu cực của xã hội, hướng các em vào con đường tự hoàn thiện bản thân giúp các em định hướng phong cách, lối sống và suy nghĩ và trở thành những công dân tích cực, có ích trong tương lai./.

Phần lớn các em ở lứa tuổi học sinh THCS đã dậy thì, và theo bác sĩ Tôn Thất Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, ở lứa tuổi này các em bắt đầu tò mò về giới tính. Nếu không được giáo dục, hướng dẫn từ người lớn, các em cũng tự tìm hiểu, tự trao đổi với nhau. Biểu hiện thường thấy là các em thường lo lắng về những thay đổi cơ thể, so sánh bộ phận sinh dục với nhau, quan tâm nhiều đến vấn đề tình dục. Các em cũng có quan hệ tình dục sớm hơn so với trước đây, nhưng lại thiếu hiểu biết về SKSS dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai và những hệ lụy khác về SKSS ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng...

Tại các trường THCS, nội dung giáo dục CSSKSS vị thành niên vẫn còn rất mờ nhạt. Trong chương trình sách giáo khoa THCS, giáo dục CSSKSS chỉ được giới thiệu sơ lược qua phần giải phẫu sinh lý người ở môn Sinh học lớp 8 và lớp 9. Nội dung này cũng được yêu cầu lồng ghép vào giảng dạy trong một số bộ môn, nhưng chủ yếu là môn Sinh học và nội dung giảng dạy ở mức độ như thế nào lại còn tùy thuộc vào mỗi giáo viên. Đối với các hoạt động ngoại khóa, các nhà trường cũng ít chú trọng đưa nội dung giáo dục CSSKSS vào sinh hoạt.

Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng có kiến thức chuyên sâu, có hứng thú về vấn đề tích hợp nội dung CSSKSS vị thành niên trong quá trình giảng dạy. Hơn nữa, dù muốn giảng dạy nội dung này, các thầy, cô giáo gặp rất nhiều khó khăn về phương pháp truyền đạt cũng như phương tiện dạy học. Cô Trịnh Thị Vân, giáo viên môn Sinh học trường THCS Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc) cho biết, trong các tiết Sinh học, học sinh tỏ ra rất ngại ngùng khi học các nội dung về giới tính, cơ quan sinh dục, các biện pháp tránh thai..., nhưng giáo viên chưa biết phải làm cách nào để giúp các em tiếp cận một cách thoải mái, gần gũi và dễ hiểu. Hơn nữa, để dạy nội dung này cần phải có tài liệu, tranh ảnh, các đoạn phim mới có thể làm cho bài học sinh động và dễ hiểu hơn với các em. “Ngoài ra, một tiết học 45 phút, đôi khi không đủ thời gian để giáo viên trình bày xong bài dạy chính khóa nên việc dành thời gian tích hợp kiến thức bên ngoài là rất khó”, cô Nguyễn Thị Như Ý, giáo viên trường THCS Phan Bội Châu (huyện Châu Đức) cho biết thêm.

Để tăng cường giáo dục CSSKSS vị thành niên cho học sinh các trường THCS, bắt đầu từ năm học 2013-2014, Sở GD-ĐT phối hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức các chương trình giáo dục CSSKSS cho học sinh các trường THCS. Theo đó, mục tiêu của chương trình nhằm thay đổi nhận thức, chuyển biến cách giáo dục nội dung CSSKSS cho học sinh. Theo bác sĩ Tôn Thất Khoa, chương trình giáo dục CSSKSS tuổi vị thành niên năm nay sẽ tập trung vào học sinh THCS với các hoạt động: đào tạo kỹ năng, phương pháp giảng dạy CSSKSS cho giáo viên bộ môn liên quan; cung cấp một số tư liệu giảng dạy cho các nhà trường; tổ chức sinh hoạt ngoại khóa-hội thi cho học sinh các trường; trang bị góc thân thiện trực quan, cung cấp tài liệu cho các em tìm hiểu, sinh hoạt... Các nội dung giáo dục CSSKSS vị thành niên cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng để tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản cho bản thân, nhưng vẫn bảo đảm không làm nặng chương trình học. Tuy nhiên, nếu chỉ giảng dạy trong nhà trường thì không đủ mà cần phải có những hoạt động làm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục CSSKSS vị thành niên. Trên thực tế, nhiều phụ huynh đã phản đối hoặc phát hoảng khi phát hiện trong cặp con mình có bao cao su, hoặc tài liệu tuyên truyền về tình dục an toàn, bởi không phải phụ huynh nào cũng có đầy đủ nhận thức về vấn đề này mà cho rằng làm như thế chẳng khác nào làm hư con mình.

Mặc dù đã có các chương trình sức khỏe vị thành niên, thanh niên trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khoảng trống trong các chương trình, được phản ảnh qua kết quả các chỉ số về kiến thức, thực hành sức khỏe sinh sản và tình dục của vị thành niên, thanh niên.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN) là một trong những công tác quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng dân số, vì vậy công tác này cũng được thực hiện ở các trường phổ thông nhằm nâng cao sự hiểu biết của học sinh (HS) về bảo vệ, chăm sóc SKSS cho bản thân.

Những năm qua, vị thành niên, thanh niên Việt Nam đã có những bước phát triển khá toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; đã và đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho lứa tuổi này.

Ở nhiều nơi, việc học sinh mang thai ngoài ý muốn đã xảy ra và kéo theo những hệ lụy không nhỏ về sau. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu quan tâm, không có sự truyền thông giáo dục vì thói quen, tập quán ngại chia sẻ những kiến thức liên quan về giới, về SKSS.

Các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tích hợp nội dung tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tìm hiểu về HIV/AIDS, KHHGĐ trong từng tiết học, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, dàn dựng tiểu phẩm sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, tổ chức hội thi,... để trang bị cho các em kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh được những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến SKSS của bản thân. Cụ thể như nguy cơ quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục hoặc viêm nhiễm phụ khoa do thiếu hiểu biết.

Các hoạt động truyền thông này đã ít nhiều tác động tích cực đến học sinh. Bên cạnh đó việc duy trì câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong nhà trường cũng đã giúp học sinh được nâng cao hiểu biết. Việc tham gia Câu lạc bộ giúp các em được trang bị những kiến thức rất bổ ích về sức khỏe giới tính hay sự biến đổi tâm sinh lý. Từ đó em cảm thấy tự tin hơn trong các mối quan hệ.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã tổ chức Ban Tư vấn tâm lý học đường tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến tâm sinh lý, SKSS và những thắc mắc về giới của HS. Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền khác như: hội thi tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tìm hiểu HIV/AIDS, diễn tiểu phẩm, lồng ghép nội dung chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong buổi sinh hoạt dưới cờ thu hút rất nhiều học sinh  tham gia.

Sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020 với nhiều nội dung quan trọng. Chiến lược xác định bảy giải pháp cụ thể, từ tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông đối với tất cả các nhóm đối tượng, tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi và vị thành niên; nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục; nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho người cao tuổi, trẻ vị thành niên, chất lượng dịch vụ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đào tạo và tập huấn theo địa chỉ, theo nhu cầu, nhất là vùng sâu, vùng xa...

Trên toàn quốc một số mô hình đã và đang được triển khai nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và dịch vụ về dân số - sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên như mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”, mô hình “Cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên, thanh niên”.

Có thể nói, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là công tác quan trọng góp phần ổn định nhiều mặt của xã hội, phòng tránh nhiều hệ lụy tiêu cực trong giới trẻ và là nền tảng nâng cao chất lượng dân số, gia đình về lâu dài cho địa phương. Việc nâng cao hiệu quả công tác này là vấn đề cần quan tâm. Gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục theo chuyên đề tại địa bàn; tăng cường lồng ghép giữa truyền thông và cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe nhân các chiến dịch; chú trọng mở rộng đối tượng vận động là cha mẹ, ông bà…để giáo dục, động viên con em trong việc tham gia tư vấn và khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, gia đình và xã hội cần tạo mọi điều kiện để vị thành niên, thanh niên tích cực học tập, lao động, chủ động tham gia các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục lành mạnh nói riêng; bảo đảm để vị thành niên, thanh niên được quan tâm chăm lo toàn diện và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.