Vì sao trẻ có 6 ngón tay

chị gái e mới sinh cháu được 2 ngày nhưng ở 2 bàn tay và 2 bàn chân chau e đều có 6 ngón. bên nội cháu cũng có một đứa bé khoảng 8 tuổi có 6 ngón ở 2 chân. vậy có phải di truyền không ạ? khi nào thì cháu e có thể phẫu thuật được và chi phí phẫu thuật là bao nhiêu? nếu phẫu thuạt thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và có để lại di chứng gì không? mong bác sĩ trả lời e sớm

Trả lời:

Vì sao trẻ có 6 ngón tay

Chị Nguyên thân mến,


Tật thừa ngón tay, ngón chân là dị tật khá thường gắp ở trẻ em với tấn suất khoảng 1/1000 trẻ sinh sống. Tật này có thể xuất hiện trên trẻ bình thường hoặc kết hợp với 1 số bệnh lý bẩm sinh khác. Tật ít gây ảnh hưởng đến chứa năng của bàn tay bàn chân nhưng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Về nguyên tắc nếu thừa ngón đơn giản, chỉ dính bằng cầu da thì có thể phẫu thuật ngay, còn nhưng tật thừa ngón phức tạp hơn đôi khi phải chờ bé lớn hơn chút để phẫu thuật an toàn về mặt gây mê cũng như tránh tổn thương nhiều các cấu trúc giải phẫu của ngón. Bệnh lý này có di truyền, do đó nếu cả cha và mẹ cùng có tật thừa ngón thì khả năng con bị thừa ngón là rất cao. Chi phí phẫu thuật thì chi vui lòng liên hê số điện thoại 08 22103982 để biết thêm chi tiết. Ngoài ra chị có thể đưa bé đến khám tại phòng khám chỉnh hình nhi vào chiều thứ 3 hàng tuần lúc 13g phòng số 3 để được tư vấn rõ hơn.


Thân ái

ThS.BS.CKI Lê Văn Minh Tuệ, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, dị tật thừa ngón tay là tình trạng có nhiều hơn 5 ngón tay trên một bàn tay. Các ngón tay thừa thường nhỏ và kém phát triển. Cấu trúc ngón thừa này có thể chỉ là một tổ chức có da bao phủ đơn thuần, có hoặc không có móng, có hoặc không có xương.

Thừa ngón là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở bàn tay, đứng thứ hai sau dị tật dính ngón. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm đồ vật của bàn tay mà còn làm trẻ mặc cảm.

Vì sao trẻ có 6 ngón tay

Dị tật thừa ngón tay cái không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm của trẻ. Ảnh: Shutterstock

Dị tật được phân làm ba loại, bao gồm:

Dị tật thừa ngón trước trục xảy ra ở ngón tay cái. Bác sĩ Minh Tuệ cho biết, theo thang đo Wassel được công bố vào năm 1969, tùy thuộc vào mức độ phân chia xương của ngón cái mà dị tật này được chia thành 7 mức độ. Đến nay, nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, do dị tật thường xuất hiện một cách rải rác và đơn lẻ nên các chuyên gia cho rằng thừa ngón tay cái có thể liên quan đến yếu tố môi trường nhiều hơn di truyền.

Để điều trị dị tật thừa ngón cái, phẫu thuật là phương pháp duy nhất. Điều này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn bảo tồn chức năng ngón cái của trẻ. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ không chỉ cắt bỏ ngón thừa mà còn tái tạo lại mặt khớp, dây chằng bên, gân cơ nội tại và ngoại lai, để đảm bảo ngón cái còn lại phát triển đầy đủ chức năng. Phẫu thuật thường tiến hành khi trẻ được 18 tháng tuổi, cân nặng đạt chuẩn và đáp ứng được các điều kiện cần thiết để gây mê. Nếu phẫu thuật trễ, sau 5 tuổi, sẽ ảnh hưởng đến chức năng phát triển ngón cái của trẻ, gây ra tình trạng lệch trục.

Dị tật thừa ngón sau trục xảy ra ở ngón út. Bác sĩ Minh Tuệ cho biết, tình trạng này gồm ba dạng chính là thừa da mô mềm ngón út, thừa ngón út có một phần xương và thừa ngón út hoàn chỉnh. Trái ngược với dị tật thừa ngón cái, dị tật thừa ngón út xảy ra do đột biến một gen trên nhiễm sắc thể và có tính di truyền. Đối với thừa ngón út mô mềm, có thể điều trị ngay khi trẻ vừa chào đời bằng cách kẹp và cắt bỏ mô thừa. Trong khi đó, trẻ thừa ngón út có xương sẽ được tiến hành phẫu thuật khi 6 tháng tuổi.

Vì sao trẻ có 6 ngón tay

Dị tật thừa ngón thể trung tâm thường đi kèm với dính ngón. Ảnh: Shutterstock

Dị tật thừa ngón tay thể trung tâm xảy ra ở ngón giữa, ngón trỏ hoặc ngón nhẫn. Thông thường, tình trạng này sẽ đi kèm với dị tật dính ngón. Đây cũng là một dị tật xảy ra do đột biến gen trên nhiễm sắc thể và có tính di truyền. Lúc này, có hai hướng điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa nếu chỉ thừa ngón thể trung tâm; trong trường hợp thừa ngón kèm dính ngón, trẻ sẽ được chỉ định tạo hình bàn tay. Cụ thể, bác sĩ sẽ cắt bỏ ngón thừa và tách các ngón dính. Phẫu thuật nên tiến hành khi trẻ được 6 tháng tuổi. Việc điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng phát triển, ảnh hưởng đến trục của các ngón bình thường khác.

Bác sĩ Minh Tuệ nhấn mạnh, điều trị dị tật thừa ngón tay ở trẻ em được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo tái tạo càng nhiều ngón bình thường càng tốt, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn và cắt bỏ các ngón thừa. Sau khi phẫu thuật, trẻ cần được tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng phục hồi. Phẫu thuật nên được thực hiện càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo chức năng ngón tay, bàn tay phát triển bình thường và trẻ không bị ảnh hưởng tâm lý.