Vì sao nuôi ngan phải cắt cánh

Một số bệnh thường gặp ở ngan

3/27/2013 3:58:00 PM

Nguyên nhân và cách khắc phục các bệnh thường gặp ở ngan như: tiêu chảy, rụng lông, bệnh thương hàn…


Vì sao nuôi ngan phải cắt cánh

Điều trị ngan bị tiêu chảy
Hỏi: Ngan được 1,5 tháng tuổi bị đi ngoài phân xanh, phân nhớt hồng, chân bị sưng, ngan còn bị ho, sạ cánh, xù lông, chân lạnh, bỏ ăn và có lây lan. Ngan bị bệnh đã 3 ngày nay, tôi dùng thuốc Ampicoli gum, xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Khán giả Phạm Văn Thủy – Xuân Mai, Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình)
Trả lời: Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cho biết, ngan của gia đình anh đã bị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn Ecoli, và để điều trị bệnh thì anh làm như sau:
- Dùng thuốc AMPE–COLI hoặc GENTAMYCIN 100g/200kg cân nặng/ ngày, dùng liên tục 3-5 ngày, kết hợp bổ sung điện giải, vitamin để ngan tăng khả năng đề kháng.
- Đối với những con ngan đã bị bệnh nặng cần tách riêng ra khỏi đàn và chăm sóc đặc biệt, sử dụng TYDO C tiêm 0,5ml/con/ngày, tiêm 3-5 ngày.

Khắc phục hiện tượng ngan bị rụng lông
Hỏi: Ngan nhà tôi rụng lông nhiều, ngan ăn uống vẫn bình thường. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục. (Nguyễn Văn Nghĩa ở Bắc Giang)
Trả lời: Có thể có những nguyên nhân sau: mật độ chuồng nuôi hẹp, số lượng nhiều, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo, chất độn chuồng ít làm cho nền chuồng bị ẩm ướt. Để khắc phục cần
-Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa động
-Nuôi thả ngan với mật độ vừa phải
-Cho ngan ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin nhóm B cho ngan

Ngan mổ lông của nhau
Hỏi: Nhà tôi nuôi ngan giờ ngan đang mọc lông măng nhưng tự nhiên ngan cứ mổ lông của nhau làm trụi hết lông. Tôi mong nhận được tư vấn về cách khắc phục. (Bùi Đức Duy - Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang)
Trả lời: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên tư vấn như sau: Mổ lông của nhau là hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm tập trung. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi đàn gia cầm được quản lý tốt. Tuy nhiên, nếu có biện pháp ngăn ngừa đặt ra chặt chẽ và nghiêm túc thì sẽ hạn chế được. Anh Duy cần làm những công việc như sau: Cách ly những con ngan bị cắn mổ ra khỏi đàn; tăng cường thông thoáng và hạn chế các tác động làm xáo trộn đàn. Những ngan đã bị thương anh nên rửa sạch phần vết thương để không còn mùi máu; bôi cho ngan thuốc XANHMETYLEN để tránh nhiễm trùng và làm lành vết thương. Anh nên cắt mỏ để ngan khi mổ lông nhau không làm bị thương nhau. Lưu ý: cắt 2/3 phần cặp xuống của mỏ trên. Kiểm tra lại máng uống đẻ đảm bảo có đủ nước sạch và mát cho ngan; cần cung cấp thức ăn cân bằng dinh dưỡng đặc biệt đảm bảo đủ đạm cho ngan. Dùng Premix khoáng, Premix vitamin bổ sung vào thức ăn hàng ngày. Bổ sung thêm rau xanh hoặc thân cây chuối để ngan ăn thêm sẽ giảm hiện tượng mổ lông nhau.

Vì sao nuôi ngan phải cắt cánh

Ngan bị bệnh phó thương hàn
Hỏi: Ngan con 9 ngày tuổi, ăn uống bình thường tự nhiên một số con bị chết, khi mổ ra thì thấy gan sưng và có đốm trắng trên gan. Xin hỏi ngan bị bệnh gì và cách khắc phục như thế nào? (Anh Hoàng Văn Thiên - Chương Mỹ, Hà Nội)
Trả lời: Có thể đàn ngan đã bị bệnh phó thương hàn. Để điều trị cho ngan thì anh cần làm như sau: Tách riêng các con ngan bị bệnh để điều trị, sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng. Dùng AMPICOLI 1g/con/ngày liên tục 5 ngày. Bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho ngan. Bổ sung thuốc điện giải.

P. Bình

Thu 40 triệu đồng/tháng với cách nuôi ngan Pháp khác người

Vợ chồng ông Đỗ Xuân Sơn ở đội 4, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, đã gần 60 tuổi, nhưng vẫn thu đều 40 triệu đồng mỗi tháng, nhờ chăn nuôi ngan Pháp.

Vì sao nuôi ngan phải cắt cánh

Đàn ngan giống của ông Sơn

Trò chuyện với chúng tôi, ông Sơn cho biết, cách nuôi ngan trong gia trại của ông khá khác người là: Chỉ nuôi ngan mái chứ không nuôi ngan đực. Làm sàn lưới inox cho ngan ở. Và lấy nhiệt từ bếp đun khí biogas úm ngan con.

Giải thích cho cách làm nói trên, ông Sơn đã bật mí: Ngan mái nuôi xuất chuồng phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của các gia đình nông thôn hơn, vì khối lượng chỉ khoảng 2,3 – 2,5kg/con, nên rất dễ bán.

Ngoài ra còn có thể kết hợp vừa bán sỉ cho thương lái vừa bán lẻ người tiêu dùng, để luôn có lợi nhuận, nhất là những vào những thời điểm ngan thịt xuống giá, thương lái ép giá hoặc không mua.

Còn việc làm sàn inox cho ngan ở là để giúp cho công việc vệ sinh chuồng trại được dễ dàng hơn, tạo thêm được môi trường thoáng mát cho ngan sinh trưởng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Cách đốt khí biogas thông qua vật dụng kim loại, để lấy nhiệt úm gà cũng là nhằm tiết kiệm chi phí điện năng trong chăn nuôi.

Bằng cách làm này, gia đình ông Đỗ Xuân Sơn đã thường xuyên nuôi gối đàn gần 800 con ngan Pháp. Bình quân mỗi tháng gia trại xuất bán ra thị trường được 500 con ngan mái thương phẩm, doanh thu gần 60 triệu đồng. Sau khi khấu trừ các khoản đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng ngừa dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi,và khấu hao chuồng trại khoảng 20 triệu, thì vợ chồng ông Sơn vẫn còn còn lãi được trên 40 triệu đồng/tháng.

Khách thăm nhà ông Sơn nếu không được giới thiệu trước, chắc sẽ không thể biết gia đình có gia trại đang nuôi ngan. Bởi dãy chuồng chăn nuôi khá gần nhà, nhưng không hề có tiếng ngan kêu hoặc mùi hôi hám khó chịu thoát ra. Qua đó cho thấy, gia trại nuôi luôn được vệ sinh, khử trùng tiêu độc kịp thời, có hầm biogas xử lý triệt để chất thải và cho ngan ăn uống đầy đủ nước và dưỡng chất.

Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy, để nuôi ngan luôn đạt được lợi nhuận cao, ông Sơn đã chọn mua con giống có mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, đi lại nhanh nhẹn, lông tơ có màu vàng chanh, có phớt đen ở đầu. Chuồng trại xây dựng bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đồng. Trong chuồng xây ngăn thành nhiều ô, để chia giãn đàn ngan nuôi nhốt đúng mật độ, phù hợp tuổi sinh trưởng của đàn.

Đáng chú ý, khi thiết kế sàn nuôi ngan ông Sơn đã có sáng kiến buộc chồng 2 loại lưới thép B40 với lưới inox (1 x 1cm) với nhau thành tấm, rồi lát trên hệ thống khung ống kẽm kê cao 30 – 35cm so với nền chuồng bê tông láng bóng. Nhà úm ngan cũng được thiết kế tương tự, nhưng kín gió hơn và diện tích hẹp hơn.

Để lấy nhiệt úm ngan, ông Sơn đã tận dụng lại các chậu kim loại nhôm phế liệu, đục thêm 1 số lỗ xuyên qua đáy, úp chậu lên bếp gas sinh học chuyên dụng (loại cho đun khí hầm biogas), sau bật bếp đốt nóng chậu nhôm, chờ khi nhiệt toả ấm phòng úm mới thả ngan giống vào.

Vì sao nuôi ngan phải cắt cánh

Đàn ngan giống của ông Sơn

Quan sát, nếu thấy con giống dồn chụm nằm đè lên nhau thì cần điều chỉnh tăng ngọn lửa bếp gas. Ngan úm nằm tản xa nguồn nhiệt thì giảm ngọn lửa bếp. Ngan úm phân bố đều quanh nguồn nhiệt là đạt yêu cầu. Cách úm ngan này, kết hợp với hệ thống chiếu sáng trại nuôi bằng bóng điện Led, đã giúp gia đình ông Sơn giảm được 50% chi phí điện năng cho chăn nuôi.

Các kỹ thuật chăn nuôi khác như: Thức ăn cho ăn ngan, nên phối trộn cám công nghiệp với cám ngô cho ngan ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao gói. Phòng ngừa kịp thời các bệnh thường gặp trên ngan nuôi như tiêu chảy, thương hàn và tụ huyết trùng…

Chú ý, bổ sung thức ăn cho ngan ăn liên tục suốt ngày, để ngan mau lớn, chắc thịt, diều nhỏ, dễ bán. Thực tế cho thấy, nếu cho ngan ăn theo bữa, diều ngan thường khá to, khi bán thường bị người mua chê và ép giá.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Sơn đã so sánh: Cùng diện tích trại ngan này, cách nay 4 năm vợ chồng ông nuôi được 20 con lợn, nhưng thu lãi cả năm mới bằng hơn 1 tháng nuôi ngan bây giờ, mà vốn đầu tư con giống lại cao gấp tới 10 lần. Nếu không may bị rủi ro thì thất thoát rất lớn, khó có khả năng phục hồi đàn. Theo đó ông Sơn đã khuyến cáo, ở quy mô gia trại, mọi người nên phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung, nuôi ngan nói riêng.

Thấy ông Sơn mát tay nuôi ngan, đã có một số chủ trang trại trên địa bàn, mời ông liên kết mở rộng đàn ngan nuôi lên 3 – 5 nghìn con, nhưng ông còn cân nhắc!

Nguyễn Hải Tiến
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN

Bài học đắt giá nhất trong nghề nuôi ngan của vợ chồng ông Sơn là: Đã dùng thuốc phòng tả lợn để trị tiêu chảy cho ngan. Sau lần đó cả đàn ngan trên 500 con của gia đình ông bị chết toàn bộ. Trị giá thất thoát tới hơn 4 triệu đồng.

  • chăn nuôi ngan
  • nuôi ngan Pháp
  • nuôi ngan
  • cách nuôi ngan Pháp