Vì sao không dùng con lai kinh tế làm giống

Câu hỏi: Vì sao người ta không dùng con lai kinh tế để nhân giống?

Trả lời:

- Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì:

Con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với nhau tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về lai kinh tế nhé:

1. Lai kinh tế là gì ?

- Lai kinh tế[Commercial crossing],còn gọi là lai công nghiệp,là phương pháplaigiữa hai cơ thể [đực và cái] thuộc hai, ba, bốn dòng, hoặc giống, hoặc loài khác nhau để tạo con lai thương phẩm; con lai này không sử dụng làm giống mà chỉ để nuôi lấy sản phẩm thịt, trứng, sữa… Lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp vì chỉ dùng con laiF1làm sản phẩm, sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lượng trong một thời gian tương đối ngắn. Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng phương pháp lai kinh tế để tạo con lai có năng suất và chất lượng đem lại hiệu quả cao. Có nước tới 80% sản phẩm thịt có được là do sử dụng lai kinh tế để tạo ra.

2. Phương pháp lai kinh tế hiện nay

- Khi tìm hiểu phép lai kinh tế là gì, các bạn sẽ biết được phương pháp được sử dụng trong lai kinh tế. Theo đó, trong công tác chọn giống, những giống mới được tạo ra bằng con đường lai tạo sẽ có ít nhiều pha máu giữa nhiều giống. Vì vậy, những sản phẩm như thịt, trứng, sữa đa phần đều được tạo ra bởi phương pháp lai tạo này.

- Việc tiến hành lai tạo cũng mang đến những ưu điểm về sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Do vậy, để có thể tăng năng suất cho vật nuôi cũng như trong công tác chọn giống, người ta thường thực hiện phương pháp lai tạo.

- Không những thế, lai kinh tế là gì và mục đích của nó ra sao cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Hiện nay, lai tạo có mục đích nhằm sử dụng các hiện tượng sinh học quan trọng đó chính là ưu thế lai. Nhờ đó, sức sống cũng như sức miễn kháng của con vật sẽ được tăng lên rất nhiều.

3. Hiệu quả của lai kinh tế

- Để lai kinh tế hiệu quả phải chọn lọc tốt dòng thuần. Trong quần thể dòng thuần, cá thể dị hợp giảm đi và cá thể đồng hợp tăng lên . Giống vật nuôi là quần thể lớn. Trong giống gồm các dòng, mỗi dòng có đặc điểm chung của giống và có đặc điểm di truyền riêng khác với các dòng còn lại. Sự khác biệt mỗi dòng về kiểu gen là yếu tố quyết định làm xuất hiện ưu thế lai, nếu sự khác biệt quá xa thì khi cho lai không có sự kết hợp .Muốn đạt được ưu thế lai siêu trội phải cho giao phối giữa các dòng xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng phải có khả năng kết hợp tốt với nhau.

- Để có được sự phối hợp cao giữa các dòng, trong công tác giống phải đi theo một hướng nhất định, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ kém và năng suất, chất lượng thế hệ con lai bị giảm sút. Bởi vậy, không thể tạo ra được những gia cầm lai tốt bằng cách cho giao phối một cách tình cờ và tuỳ tiện giữa các dòng. Muốn gia cầm lai có năng suất cao, phải có giao phối giữa dòng đã được quy định, những dòng này đã được phối hợp về chất lượng, năng suất theo một phương pháp chọn giống nhất định và được thực hiện trong những cơ sở giống. Người ta chỉ cho lai giữa những dòng có khả năng kết hợp tốt và để xác định khả năng phối hợp đó, dùng phương pháp phối giống giữa các dòng rồi kiểm tra đánh giá chất lượng thế hệ sau.

- Hiệu quả của lai giữa dòng cao hơn nhiều so với nhân giống thuần chủng. Theo Brandsch H. và Biichel H. lai giống chủ yếu được dùng để tạo những cá thể có tính di truyền pha trộn, có ưu thế lai cao nhất, tức là đạt được hiệu quả của ưu thế lai . Một dòng khó có thể đạt được năng suất tối đa với mọi đặc trưng kinh tế có lợi, vì vậy phải cho lai. Lai là cho giao phối giữa hai, ba hay nhiều dòng tuỳ theo chất lượng và mục đích chọn giống hoặc dùng để sản xuất thịt, trứng. Phối hợp đó tạo ra con lai được gọi là gia cầm lai giữa dòng.

- Trong chăn nuôi gia cầm, lai kinh tế có hai phương pháp lai là lai đơn và lai kép. Lai đơn là phương pháp lai kinh tế nhằm sử dụng ưu thế lai cao nhất và thường được dùng khi lai giữa giống địa phương và giống nhập ngoại. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong sản xuất gà kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà địa phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt, khối lượng trứng cao,… của gà nhập nội. Nước ta có nhiều công trình sử dụng phương pháp lai đơn để lai tạo giữa các giống: gà Rode Island Red, gà Sussex, gà Plymouth Rock, gà Leghorn với gà Ri đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này.

- Đối với lai kép, là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm trứng, thịt. Thông thường sử dụng lai giữa 3 - 4 dòng trong cùng một giống để tạo ra con lai thương phẩm 3 - 4 máu, áp dụng đối với gà hướng trứng như: Golline 54, Hisex, Brown, Hyline Brown, Brownick, BB Cock B380, Lohman Brown; và gà hướng thịt như BE88, Sasso, Lương Phượng, Kabir… Lai kinh tế còn thể hiện ở việc lai khác loài. Trong chăn nuôi thường gặp con lai giữa ngan và vịt tạo con Mule, con lai giữa ngựa cái và lừa đực tạo con la, con lai giữa cừu và dê, bò nhà và bò rừng... Thông thường con lai khác loài bà bất dục, không có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, con lai tạo ra có sức sống, năng suất vượt trội so với bố, mẹ của chúng.

4. Ý nghĩa của phép lai kinh tế

Lai kinh tế là gì không những mang lại cho bạn kiến thức về phương pháp lai kinh tế được sử dụng phổ biến hiện nay mà còn mang lại giá trị về kinh tế lớn. Do vậy, sử dụng phương pháp lai kinh tế phù hợp, các bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Hơn thế nữa, phương pháp lai này còn giúp cho con lai F1 được sở hữu những đặc tính nổi bật từ giống thuần chủng.

Bài 35: Ưu thế lai – Câu hỏi lý thuyết 3 trang 104 SGK Sinh học 9. Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?

Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?

Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì : thế hệ tieps theo có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại.

- Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống.

- Không dùng con lai kinh tế làm giống vì thế hệ tiếp theo xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở thực vật và động vật.

Xem đáp án » 18/03/2020 20,475

Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

Xem đáp án » 18/03/2020 2,708

Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Xem đáp án » 18/03/2020 1,228

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?

- Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Xem đáp án » 18/03/2020 1,131

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?

Xem đáp án » 18/03/2020 869

Đề bài

Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?

Lời giải chi tiết

Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì:

Con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với nhau tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề