Văn hóa xã hội tiếng anh là gì

(TBKTSG Online) – Ngày xưa, đọc văn chương, xem báo đài, nghe đến cụm từ “bị đẩy ra ngoài lề xã hội” phải là cái gì thương tâm lắm, kiểu như “những người như anh Chí, chị Dậu bị bần cùng hóa, bị cướp mất quyền con người, bị đẩy ra ngoài lề xã hội”.

Văn hóa xã hội tiếng anh là gì
Ảnh minh họa: TL

Định nghĩa về xã hội thì rộng và trừu tượng, hồi nào tới giờ cộng đồng cứ dùng mà có để ý định nghĩa của nó là gì đâu. Xã hội, tiếng Anh là society, tiếng Pháp là societe, đều bắt nguồn từ tiếng Latin là societas, có nghĩa là “sự giao thiệp với người khác”. À, như thế đi cho nó đơn giản, tức là khi ta sinh ra, ta có cha mẹ, họ hàng, lối xóm, lớn lên có bạn học, đồng nghiệp… thì mặc nhiên ta có giao thiệp với người, tức là mặc nhiên ta ở “trong” xã hội.

Khi ta làm điều gì nguy hiểm cho những người giao thiệp với ta, ta bị bỏ tù, thì tức là ta bị “cách ly” với xã hội (tạm thời hoặc vĩnh viễn), tất nhiên đây vẫn là trạng thái “trong” xã hội, vì ta vẫn còn giao thiệp được với người khác, chỉ có cái là hạn chế thôi. Còn khi ta làm điều gì cực kỳ nguy hiểm, ta bị “loại bỏ” khỏi xã hội, chết rồi còn “trong” với “ngoài” gì nữa.

Thế còn như Robinson Crusoe lạc lên đảo hoang? Anh ta cũng mất đi sự giao thiệp với loài người, nhưng đó cũng chỉ là trạng thái “cách ly” tạm thời. Đến năm thứ 18 ở trên đảo, anh gặp bộ lạc thổ dân, rồi đánh bạn với anh chàng Friday. Đến năm thứ 28, anh được cứu về đất liền chung sống với xã hội to.

Tất cả đều ở “trong” xã hội, chứ còn “ngoài” đâu nữa? Đấy là ý niệm tuyệt đối. Trong thế giới này, có cái gì đứng yên đâu mà dùng ý niệm tuyệt đối. Trong thế giới kỳ diệu của sự tương đối, có cả “trong” xã hội và “ngoài” xã hội, mới có tuyệt vời hình tượng những anh Chí, chị Dậu.

Xưa người “ngoài” xã hội khổ thế, thương tâm thế. Nay, người “ngoài” xã hội, ghê gớm, dữ dội, huyền bí, quyền lực, như một ông cựu sĩ quan quân đội mới rồi ra tòa án binh được hỏi mua bằng giả ở đâu, ông ta trả lời: có quen biết “anh em ngoài xã hội” và nghe họ nói không cần phải đi học vẫn có bằng nên đã dùng tiền mua.

Thật ra, mua bằng giả không khó, tin nhắn tiếp thị bằng giả giờ vẫn bay đầy đến điện thoại. Nhưng nói “anh em ngoài xã hội” nghe có vẻ huyền bí hơn, không chỉ đích danh ai, mà có thể là bất kỳ ai. Cái cụm từ này nghe quen từ vài năm nay, vào quán trà đá vỉa hè buổi sáng hay quán bia hơi buổi chiều, thể nào chẳng nghe thấy mấy ông bô bô vỗ ngực khoe “anh em ngoài xã hội”.

Hỏi thử một người anh em, thế nào là “anh em ngoài xã hội”, cậu ta trả lời: “Là anh em ngoài gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, quen không thân lắm nhưng cũng không phải là quen biết xã giao”. Sao nghe có vẻ hiền khô? Cậu ta mới nói thêm: “Anh em ngoài xã hội là anh em xương máu, sống và làm các ngành nghề liên quan đến mặt trái, sẵn sàng hỗ trợ nhau hết mức có thể khi có va chạm hay liên quan đến lợi ích chung hoặc riêng”.

Người viết có biết một người “anh em ngoài xã hội”, anh ta hay đi mua rượu ngoại, rượu có số má, mà phải là hàng xách tay từ nước ngoài, để đảm bảo không phải đồ rởm. Hỏi để tiếp ai, anh trả lời tiếp mấy ông bác sĩ đầu ngành. Hỏi việc của anh dính gì đến bác sĩ, anh nói khi có việc thì nhờ được ngay.

Thì ra, thu phục mấy tay cộm cán vào trướng của mình, dùng ân tình mới là quan trọng nhất. Mẹ đại ca ốm nặng, em có bác sĩ giỏi. Con đại ca cần vào trường tốt, em có quan hệ. Cháu đại ca có tý hiểu nhầm với pháp luật, em gỡ được. Đấm đá đại ca rành, chứ đụng chuyện khác, đại ca có tiền tấn cũng thua. Mà gỡ khó được cho mẹ, con, họ hàng đại ca thì khỏi cần nói, đại ca cảm kích lắm. Đấy, cái kiểu chơi “trao thành ý, bền tâm giao” của ông anh mới cao thâm làm sao.

Đã nói việc trong xã hội là tương đối. Ra đường, bác sĩ sợ cảnh sát. Tới trường xin học cho con, cảnh sát phải kiềng giáo viên. Vào viện, giáo viên ngại bác sĩ. Hàng trăm thứ “giao thiệp” (bản chất của xã hội) khác nữa, mà để “hệ sinh thái” vận hành “trơn tru” thì cần có bàn tay điều khiển hiệu quả của “anh em ngoài xã hội”.

Nghe như trong chuyện “Bố già”, bố có làm gì ai đâu, bố ân tình, bố lo hết cho mọi người, từ ông chủ trại hòm đến sao lớn Hollywood. Ai khó, bố dàn xếp. Khó nữa, bố “nói chuyện phải quấy” chút thôi. 

Dịch thuật là một lĩnh vực quan trọng góp phần trong quá trình hợp tác trên toàn cầu cũng như cập nhật kiến thức chuyên ngành giữa các quốc gia. Trong đó, dịch thuật tiếng anh chuyên ngành văn hóa – xã hội rất quan trọng vì đây là lĩnh vực đa dạng, giới thiệu những thông điệp về văn hóa xã hội của nước nhà ra toàn thế giới hay tìm hiểu về văn hóa của các nước trên thế giới.

Do đó, người dịch không chỉ giỏi về ngôn ngữ mà bắt buộc phải có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa để truyền tải nội dung thật chính xác cùng với từ ngữ linh hoạt phù hợp với chuyên ngành văn hóa – xã hội.

Nội Dung Chính

Đặc điểm việc dịch thuật tiếng anh chuyên ngành văn hóa – xã hội

Đặc điểm của biên dịch chuyên ngành văn học xã hội phải có những kiến thức sâu rộng về nhiều hướng và phải có những hướng dịch sát nghĩa nhất với bản gốc, với những văn bản văn hóa tự nhiên đặc thù thì thường sẽ có những từ ngữ khô khan hơn những văn hóa xã hội khác.

Những thông tin văn hóa xã hội thì hoàn toàn ngược lại, những bài dịch này đều có những cảm xúc vì những loại này thường có những thể loại như phóng sự, ký sự hay những tản mạn của tác giả, bài viết phải cần có những từ ngữ mang tính minh họa để mang lại những cảm nhận tốt nhất cho người đọc.

Văn hóa xã hội tiếng anh là gì
                          dịch tiếng Anh chuyên ngành Văn hóa – Xã hội cần sự linh hoạt, kiến thức tổng hợp tốt

Những lưu ý khi dịch thuật tiếng Anh ngành văn hóa – xã hội

Sửa lỗi trong khi dịch tiếng anh chuyên ngành văn hóa xã hội là một việc làm giúp cho người đọc có thể làm sáng tỏ những vấn đề từ bản gốc nhưng vẫn mang một ý nghĩa chính yếu. Hoặc nếu những tin tức bản gốc có phần sai thì dịch giả vẫn có thể sửa chữa những đoạn sai này như tên địa điểm hoặc tên địa danh.

Với những bản gốc có cảm xúc thì dịch giả phải giữ nguyên những cảm nhận hay cảm xúc đó để mang theo đúng nghĩa những cảm xúc của người viết và tinh thần của văn phong.

Văn phong trong ngôn ngữ của dịch tài liệu tiếng anh chuyên ngành văn hóa xã hội được viết theo ngôn ngữ tư duy hay lập luận như thế nào thì dịch giả cũng phải duy trì những nguyên bản này từ những khái niệm cho đến những lập luận có trong bài gốc để đem đến những tài liệu tốt nhất cho người đọc, tránh dịch một cách lan man khó hiểu.

Khó khăn chung trong văn hóa xã hội chính là những từ đồng âm, vì nó mang nhiều sắc thái biểu hiện, đòi hỏi dịch giả phải có những vốn từ ngữ thật phong phú để diễn tả hết những cái hay trong bản gốc.

Những thuật ngữ có trong dịch văn bản tiếng anh chuyên ngành văn hóa xã hội có thể có những người dịch khác nhau nên sẽ không đồng bộ, vì thế phải đọc những chú giải về những thuật ngữ chung hoặc riêng mà mang tính đồng bộ chung nhất cho toàn bản dịch.

Quy trình dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành văn hóa – xã hội

Công ty dịch thuật Persotrans là một đơn vị với hơn 10 năm trong kinh nghiệm dịch thuật về tất cả các lĩnh vực nói chung và dịch thuật tiếng anh chuyên ngành văn hóa – xã hội nói riêng, luôn đạt đến những chất lượng tốt nhất, đúng tiến độ, đảm bảo tính đồng bộ và với một mức giá cạnh tranh nhất. Để đảm bảo một chất lượng bài dịch tốt nhất công ty đã có một quy trình dịch thuật công phu tỉ mỉ và khắt khe nhất.

Văn hóa xã hội tiếng anh là gì
                                                     Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp tại PERSOTRANS

Quy trình dịch thuật tiếng anh chuyên ngành văn hóa – xã hội được thực hiện theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Phân tích dữ liệu

Khi nhận được tài liệu từ khách hàng, chúng tôi sẽ phân tích dữ liệu và xác định chính xác nội dung chuyên ngành cần dịch.

Bước 2: Lên kế hoạch chi tiết

Đối với mỗi một dự án, sau khi phân tích chính xác chuyên ngành cần dịch. Chúng tôi sẽ cử ra một Quản lý dự án phụ trách toàn bộ của dự án theo một bản kế hoạch chi tiết: tài liệu sẽ được gửi tới dịch giả giỏi chuyên môn và trong nhóm người dịch đề cử ra một trưởng nhóm, tiến độ công việc và thời hạn cho từng đầu mục công việc,…

Bước 3: Tiến hành dịch tài liệu

Hệ thống thuật ngữ chuyên ngành trong tài liệu, mỗi người dịch tiến hành dịch thuật theo hệ thống thuật ngữ đã có sẵn. Sau đó, trưởng nhóm sẽ là người cuối cùng ghép tài liệu thành một bản hoàn chỉnh,kiểm tra toàn bộ bản dịch và chỉnh sửa bản dịch giống như bản gốc.

Bước 4: Hiệu đính bản dịch

Sau khi bản dịch hoàn tất, chuyên gia hiệu đính sẽ nhận bản dịch, kiểm tra, chỉnh sửa và chuẩn hóa tài liệu lần 1.

Bước 5: Chuẩn hóa bản dịch

Trưởng nhóm nhận lại bản hiệu đính của chuyên gia, đọc lại và chỉnh sửa lần cuối trước khi gửi bản dịch tới Quản lý dự án

Bước 6: Kiểm tra bản dịch và gửi khách hàng

Quản lý dự án kiểm tra toàn bộ bản dịch và gửi bản cuối cùng tới Khách hàng.

Qua 6 bước của Quy trình quản lý dịch thuật, bản dịch cuối cùng gửi tới Khách hàng chất lượng và đúng thời hạn.