Vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế là gì

Mục lục
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ VÍ DỤ
VỀ HÀNH VI TRÁI VỚI ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH.............................................................................2
1.Khái niệm..................................................................................................................................................2
1.1 Đạo đức là gì?...................................................................................................................................2
1.2 Đạo đức trong kinh doanh là gì?.....................................................................................................2
2. Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế......................................................................................2
2.1 Các vấn đề đạo đức phổ biến nhất trong kinh doanh liên quan đến.............................................2
2.2 Những tình huống khó xử................................................................................................................4
3. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh...................................................................5
3.1 Tính trung thực.................................................................................................................................5
3.2 Tôn trọng con người........................................................................................................................5
3.3 Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội..................................................................................................5
4. Nguồn gốc của những hành vi thiếu đạo đức trong kinh doanh...........................................................5
4.1 Đạo đức cá nhân..............................................................................................................................5
4.2 Quy trình đưa ra quyết định............................................................................................................6
4.3 Văn hóa tổ chức...............................................................................................................................6
4.4 Những kỳ vọng về các mục tiêu hoạt động phi đạo đức................................................................6
4.5 Lãnh đạo...........................................................................................................................................6
4.6 Văn hóa xã hội..................................................................................................................................6
5. Những khuyến nghị cho nhà quản lý......................................................................................................6
6. Một số biểu hiện về đạo đức kinh doanh tại một số quốc gia..............................................................8
6.1 Mỹ- nền tảng kinh tế và đạo đức kinh doanh phát triển nhất thế giới..........................................8
6.2 Trung quốc:.......................................................................................................................................9
6.3 Nhật bản:........................................................................................................................................10
7. Thực trạng đạo đức trong kinh doanh của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế:......................10

Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
1

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG THỜI KỲ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HÀNH VI TRÁI VỚI ĐẠO ĐỨC
TRONG KINH DOANH
1.Khái niệm
1.1 Đạo đức là gì?

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác,
với xã hội.
1.2 Đạo đức trong kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo
đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh
doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh.

2. Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế
2.1 Các vấn đề đạo đức phổ biến nhất trong kinh doanh liên quan đến

Sử dụng lao động.
Người lao động có quyền làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh, có quyền
được bảo vệ tránh mọi nguy hiểm, có quyền được biết và được từ chối các công
việc nguy hiểm. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ các trang thiết
bị an toàn cho người lao động, không thường xuyên kiểm tra xem chúng có an toàn
không, không đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép về môi trường làm việc dẫn đến
người lao động gặp tai nạn, bị tử vong, bị thương tật thì hành vi của người lãnh đạo
là vô đạo đức.
Thực tế nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí quy định về môi trường làm việc dẫn
đến người lao động phải làm việc trong một môi trường bấp bênh, thiếu điều kiện.
Điều này cũng là một hành động phi đạo đức.

Nhân quyền.
Quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản được ưu tiên hơn tất cả, trừ các mục
tiêu cộng đồng có sức thuyết phục nhất và vượt qua cả các yếu tố như lợi ích của
hòa hợp dân tộc, hay sự nhất trí về mặt đạo đức mang lại cho quốc gia.
Ngoài ra trong hoạt động sử dụng lao động sẽ xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử.
Phân biệt đối xử sẽ xuất phát từ định kiến về phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn
giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác. Có những trường hợp cụ thể sự phân biệt
đối xử lại là cần thiết và không hoàn toàn sai. Chẳng hạn như trong việc tuyển
dụng nhân sự không bao giờ để tôn giáo trở thành cơ sở phân biệt đối xử khi tuyển
dụng, tuy nhiên trong trường hợp phải tuyển dụng nhân sự cho Nhà thờ đạo Tin
Lành thì việc đưa tôn giáo làm cơ sở lựa chọn là hoàn toàn phù hợp. Sự phân biệt
Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
2

đối xử được đưa vào trong việc sử dụng lao động, quyết định của người sử dụng
lao động dựa trên cơ sở người lao động thuộc một nhóm người nào đó, đặc điểm
của nhóm người đó sẽ gán cho người lao động đó bất kể họ có những đặc điểm đó
hay không và dựa trên giả định nhóm người này kém cỏi hơn nhóm người khác. Ví
dụ như người phụ nữ không thể đưa ra quyết định vì họ sống thiên về tình cảm hay
người da màu kém cỏi hơn người da trắng, như vậy người sử dụng lao động dựa
trên cơ sở phân biệt đối xử chứ không dựa trên khả năng giải quyết công việc.
Vì vậy tôn trọng nhân quyền để có đạo đức trong tất cả hoạt động kinh doanh đặc
biệt tôn trọng tất cả các quyền con người đã được công bố trên toàn thế giới, bao
gồm Bộ Luật Nhân Quyền Quốc Tế và Tuyên Bố của Tổ Chức Lao Động Thế Giới
về Các Nguyên Tắc và Quyền Cơ Bản tại Nơi Làm Việc, xác định quyền tự do hội
họp và thương lượng tập thể, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và không phân
biệt đối xử.
Quy định về môi trường.
Môi trường là tài sản không của riêng ai, nhưng ai cũng có thể tàn phá nó. Một vấn

đề hết sức được quan tâm hiện nay là vấn đề về đạo đức trong hoạt động kinh
doanh liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường. Có nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, như sự gia tăng dân số,
cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu,… nhưng đáng quan tâm hơn hết đó là nguyên nhân
về hành vi phi đạo đức từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp, mặc dù họ biết những
hành vi mình làm là vi phạm đạo đức nhưng do đặt lợi ích cá nhân, lợi ích của công
ty lên trên hết nên đã không màng đến đạo đức của mình, dẫn đến tình trạng các
loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển, ra không khí
mà chưa qua xử lý gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân, sinh vật trong khu vực. Chính vì thế trong hoạt động kinh doanh các công ty,
doanh nghiệp cần hoạt động có đạo đức để không còn gây ảnh hưởng đến môi
trường.
Tham nhũng.
Tham nhũng là vấn nạn ở hầu hết các tầng lớp xã hội, tham nhũng là lợi dụng
quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham nhũng làm chậm sự
phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng
mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Tham nhũng thường xuất
hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập
bình quân/đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ý đồ nắm các
cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế
phát triển, có mức thu nhập bình quân/đầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản
lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lãnh đạo. Vì thế tham nhũng là hành
vi vi phạm đạo đức trong hoạt động kinh doanh hết sức nghiêm trọng cần bài trừ và
loại bỏ nó.
Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
3

Trách nhiệm đạo đức của các công ty đa quốc gia.
Các công ty đa quốc gia cho dù làm việc tại nước mình hay di chuyển qua nước

khác thì đều phải có trách nhiệm đạo đức trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù bị
hạn chế bởi luật pháp, quy luật thị trường và quá trình cạnh tranh khi di chuyển
hoạt động kinh doanh qua nước khác, song sức mạnh các công ty đa quốc gia là rất
lớn.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các tập đoàn đa quốc gia lạm dụng quyền
lực của họ để đạt được mục đích riêng của mình. Ví dụ như tập đoàn nhựa Formosa
Đài Loan qua Việt Nam đầu tư về khu liên hợp gang thép. Khi vào Việt Nam, chủ
đầu tư dự án Formosa nhận được nhiều ưu đãi chưa từng có như được hưởng thuế
thu nhập doanh nghiệp 10% [doanh nghiệp trong nước là 22%], được miễn thuế
nhập khẩu máy móc, thiết bị;...có nghĩa tạo cho họ một sân chơi khác hẳn so với
các doanh nghiệp thép đang làm trong nước. Như vậy khi thép Formosa hình thành
có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước của Việt Nam. Vậy mà vì
muốn đạt lợi ích cao hơn nữa bằng cách giảm chi phí cho việc xử lý chất thải, họ
đã ngầm thải trực tiếp chất thải độc hại ra môi trường làm ô nhiễm môi trường biển
miền trung gây ra hàng loạt cá, tôm bị ngộ độc.
Vấn đề về an toàn sản phẩm.
Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm hiện nay là trách nhiệm và đạo đức từ
phía doanh nghiệp. Bên cạnh việc các cơ quan chức năng kiểm tra thì vấn đề tự ý
và đề cao đạo đức của những người sản xuất, kinh doanh là yếu tố vô cùng quan
trọng quyết định đến chất lượng thực phẩm. Chỉ khi nào nhà sản xuất có đạo đức
kinh doanh, khi đó mới không còn những thực phẩm nhiễm khuẩn, mất an toàn,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Dĩ nhiên để làm được điều đó không
thể thiếu được vai trò của cả xã hội, của các cơ quan truyền thông và nhất là sự hỗ
trợ của Nhà nước. Xã hội và cơ quan truyền thông phải tăng cường tuyên truyền để
doanh nghiệp tự nhận thức được rằng trách nhiệm với cộng đồng là hành vi đạo
đức tự thân của doanh nghiệp, nó được điều khiển bằng chính động cơ đạo đức của
doanh nghiệp.
2.2 Những tình huống khó xử

Tình huống khó xử trong đạo đức kinh doanh là gì?

Các nhà quản lý thường phải đối mặt với tình huống mà hành động thích hợp là
không rõ ràng. Vì vậy tình huống khó xử trong đạo đức hay còn gọi là những tình
huống tiến thoái lưỡng nan là những tình huống mà không gì trong số các lựa chọn
thay thế có sẵn có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Chúng tồn tại bởi những
quyết định trong thế giới thực sự là phức tạp và liên quan đến các hậu quả khác
nhau rất khó để định lượng.
Tình huống thực tế.
Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
4

"Câu chuyện khởi nguồn từ việc một chủ quán ăn phát hiện chai nước uống
Number One của Tân Hiệp Phát có dị vật giống một con ruồi. Người này sau đó đã
liên hệ với Tân Hiệp Phát và yêu cầu đưa anh ta tiền để đối lấy sự im lặng. Sau
nhiều lần thương lượng, Tân Hiệp Phát đã đồng ý đưa cho vị khách hàng này 500
triệu đồng để đổi lấy sự im lặng. Tuy nhiên, trong lúc 2 bên đang giao dịch thì bất
ngờ công an ập tới bắt quả tang."
Qua tình huống trên cho thấy rằng Tân Hiệp Phát đã vướng vào một tình huống
khó xử trong kinh doanh khi mà người tiêu dùng phát hiện chai nước có ruồi, qua
đó cho thấy rằng dù chưa biết đúng hay sai nhưng người tiêu dùng nhìn vào đó và
đánh giá đạo đức kinh doanh của Tân Hiệp Phát, từ đó người tiêu dùng kêu gọi
nhau tẩy chay các sản phẩm của công ty và đã làm giảm rất nhiều lợi nhuận của
công ty. Cho đến khi biết được kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng thì công ty
mới lấy lại được sự trong sạch, dù công ty không mắc lỗi nhưng qua sự việc trên
cũng phần nào đã làm mất uy tín của công ty và giảm bớt đi một lượng khách hàng.
3. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
3.1 Tính trung thực.

-

Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín
trong kinh doanh, nhất quán trong lời nói và hành động.

-

Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như
trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm.

-

Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng [giao dịch, đàm phán, kí kết] và người tiêu
dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cao sai sự thật, sử dụng trái phép
những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, không hối
lộ, tham ô,..
3.2 Tôn trọng con người.

-

Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính
đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm
đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.

-

Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.

-

Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ.
3.3 Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

-

Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội.

-

Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát
triển.

4. Nguồn gốc của những hành vi thiếu đạo đức trong kinh doanh
4.1 Đạo đức cá nhân

Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
5

Là những nguyên tắc về đúng hay sai được nhiều người thừa nhận và chi phối hành vi
của con người.
 SAI: nói dối và gian lận.
 ĐÚNG: hành vi liêm chính và trọng danh dự, bảo vệ lẽ phải.
 Thực tế đối với các nhà quản lý: phải chịu nhiều áp lực từ công ty mẹ để đạt được
mục tiêu kinh doanh và buộc phải vi phạm đạo đức cá nhân hơn bình thường.
4.2 Quy trình đưa ra quyết định.

-

Không cân nhắc các vấn đề đạo đức khi đưa ra quyết định.

-

Áp dụng những phép tính thuần về kinh doanh mà quên rằng các quyết định có
khía cạnh về đạo đức.
4.3 Văn hóa tổ chức

-

Là những giá trị và nguyên tắc chung được chia sẻ bởi toàn thể nhân viên của một
tổ chức.

-

Môi trường làm việc tại một số doanh nghiệp không khuyến khích mọi người chú
ý đến các hệ quả đạo đức khi đưa ra các quyết định kinh doanh.

-

Các quyết định đưa ra chỉ nhắm đến lợi ích kinh tế, không chú trọng về đạo đức
kinh doanh.
4.4 Những kỳ vọng về các mục tiêu hoạt động phi đạo đức.

-

Áp lực từ công ty mẹ buộc phải đạt được những mục tiêu kinh doanh không tưởng
và chỉ có thể đạt bằng các hành vi dối trá và vô đạo đức.

-

Hối lộ để đạt được mục tiêu nhiều thử thách trong công việc.

-

Kết văn hóa tổ chức hợp thức hóa các hành vi vô đạo đức hoặc vô thức với các
hành vi vô đạo đức đó, đặt mục tiêu kinh doanh lên trên hết.
4.5 Lãnh đạo

-

Noi gương theo lãnh đạo, nhân viên thường bắt chước lãnh đạo của họ nếu lãnh
đạo của họ không hành xử hợp đạo đức họ có thể cũng sẽ làm như vậy.

-

Những điều lãnh đạo nói không quan trọng bằng những việc họ làm hay không
làm, vì thế giả thiết khi gặp những hành vi liên quan đến đạo đức họ thường không
quan tâm hay ngăn cản những hành vi sai đạo đức đó.
4.6 Văn hóa xã hội

-

Sự khác biệt trong chính sách đạo đức của các công ty đặt trụ sở tại các nước khác
nhau.

-

Các công ty đặt trụ sở ở các nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân và bài xích sự thay
đổi mạnh mẽ, thì có xu hướng xem trọng các hành vi đạo đức hơn các công ty đặt
trụ sở ở những nền kinh tế đặc trưng là nam tính và có khoảng cách về quyền lực.

Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế

6

5. Những khuyến nghị cho nhà quản lý.

Cách tốt nhất để các nhà quản lý của các công ty đa quốc gia khi ra khi ra quyết định
kinh doanh sẽ cân nhắc đến các yếu tố đạo đức:
 Ưu tiên tuyển dụng và đề bạt những nhân viên có nền tảng tốt về ý thức đạo
đức cá nhân
-

Sa thải những người có hành vi không theo tiêu chuẩn đạo đức thông thường.

-

Cố gắng chỉ thuê những người có ý thức đạo đức mạnh mẽ.

-

Các nhân viên tiềm năng nên tìm hiểu càng nhiều có thể về môi trường đạo đức
trong một tổ chức trước khi tham gia một vị trí.

 Xây dựng văn hóa tổ chức coi trọng hành vi đạo đức :
-

Phổ biến các giá trị nhằm nêu bật hành vi đạo đức.

-

Nhấn mạnh tầm quan trọng của các Quy tắc đạo đức – một bản tuyên ngôn về

những ưu tiên về mặt đạo đức mà các doanh nghiệp cần tuân theo.

-

Triển khai hệ thống khuyến khích và khen thưởng trong việc công nhận những
người tham gia vào các hành vi đạo đức và xử phạt những người vi phạm.

Ví dụ: quy tắc đạo đức ở công ty Coca cola.
“ Liêm chính là nền tảng của công ty Coca Cola. Liêm chính kết hợp với các giá trí
khác của chúng ta như lãnh đạo, lòng nhiệt tình, có trách nhiệm, sự cộng tác, tính
đa dạng và phẩm chất, là trụ cột của viễn cảnh năm 2020 của chúng ta.”
 Đảm bảo các nhà quản lý trong doanh nghiệp không chỉ phổ biến tinh thần
của các hành vi đạo đức mà còn phải hành động theo cách thức phù hợp với
tinh thần đó:
-

Lời nói có ý nghĩa.

-

Chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức thông qua
lời nói và thông qua hành động của họ.

 Thực hiện quy trình đưa ra quyết định trong đó yêu cầu mọi người cân nhắc
khía cạnh đạo dức trong quyết định kinh doanh.
-

Các nhà quản lý có thể sử dụng tiến trình 5 bước sau để cân nhắc về các vấn đề
đạo đức:

Bước 1: Nhận dạng các bên hữu quan [những cá nhân hoặc nhóm có lợi ích, khiếu nại
hoặc phần góp vốn vào công ty liên quan tới công việc cũng như hiệu quả công
việc của doanh nghiệp] mà có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những quyết định đó và theo
phương thức nào.

Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
7

Các bên hữu quan bên trong – những người làm việc trong công ty hoặc sở hữu
công ty như nhân viên, giám đốc, cổ đông…

Các bên hữu quan bên ngoài – các cá nhân hoặc tổ chức có liên hệ với doanh
nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp…

Bước 2: Xem xét liệu một quyết định dự kiến có vi phạm các quyền lợi cơ bản của bên
hữu quan nào không?
Bước 3: Thiết lập các mục đích đạo đức – đặt các quan ngại về đạo đức lên trước các
quan ngại khác trong trường hợp các quyền cơ bản của các bên hữu quan hoặc các
quy tắc đạo đức chuẩn mực bị vi phạm.
Bước 4: Tham gia hành xử có đạo đức.
Bước 5: Kiểm tra lại quyết định của mình, xem xét và đảm bảo là chúng thống nhất
với các quy tắc đạo đức.

Bước này thường bị bỏ qua mặc dù nó rất quan trọng để tìm hiểu xem

một quá trình ra quyết định có hiệu quả hay không.

 Khuyến khích dũng khí trong vấn đề đạo đức
-

Cho phép các nhà quản lý tránh xa các quyết định có thể mang lại lợi nhuận
nhưng lại vô đạo đức.

-

Giúp nhân viên đủ sức mạnh để nói không khi bị những người cấp cao hơn chỉ
thị hành động vô đạo đức.
- Giúp nhân viên có ý thức về sự liêm chính để xuất hiện trước toàn thể
công chúng thông qua các phương tiện truyền thông và tuýt còi với các
hành vi vô đạo đức trong công ty.

 Chuyên gia đạo đức
Hiện nay, một số công ty đã bổ nhiệm chuyên viên đạo đức để đảm bảo:
-

Tất cả các nhân viên được đào tạo về đạo đức.

-

Các vấn đề đạo đức cần được cân nhắc trong quá trình ra quyết định.

-

Các quy tắc đạo đức của công ty cần được tuân thủ.

6. Một số biểu hiện về đạo đức kinh doanh tại một số quốc gia.
6.1 Mỹ- nền tảng kinh tế và đạo đức kinh doanh phát triển nhất thế giới.

Nước Mỹ rất chủ động trong việc nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức trong
kinh doanh, chủ động tìm hiểu về các vấn đề đạo đức kinh doanh của các doanh
nghiệp và đưa ra các biện pháp giải quyết. Cũng như sự tham gia tích cực của
Chính phủ và cộng đồng xã hội tạo ra sức ép phải tạo ra đạo đức kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
8

 Tình huống Johnson & Johnson [ J&J] tập đoàn hàng đầu của Mỹ chuyên
sản xuất dịch vụ y tế. Năm 1965, J&J đã tung ra sản phẩm sữa tắm dưỡng
da cho trẻ em rất được ưa chuộng, một số khách hàng sử dụng sữa tắm đó
cho chính mình để tắm nắng. Đến cuối năm 1968, bộ phận nghiên cứu &
phát triển của J&J phát hiện ra sữa tắm đó có nguy cơ gây ra ung thư khi
tắm nắng. Tháng 2- 1996 J&J đã tự thu lại tất cả cá sữa tắm dưỡng da chưa
được bán trên thị trường, ngưng sản xuất cho đến khi J&J khắc phục được
nguy cơ trên.
 Vụ việc nhãn hiệu Tyleno tại Chicago năm 1981.
Ở thành phố Chicago có một bệnh nhân tâm thần đã bỏ thuốc độc vào một
số lọ thuốc mang nhãn hiệu Tylenol của J&J sản xuất và bày bán ở các siêu
thị. Việc này làm cho 4 người bị thiệt mạng và cảnh sát không bắt được
người bệnh tâm thần đó. Mặc dù chỉ xảy ra ở Chicago và giới chức trách ở
địa phương nghĩ rằng người tầm thần chỉ cho thuốc độc vào một số lọ trong
siêu thị. Nhưng J&J đã nhất quyết thu hồi lại tất cả các lọ thuốc Tyleno đã
phân phối không chỉ ở nước Mỹ mà ở toàn thế giới để kiểm định. Chi phí
cho việc thu hồi và kiểm định này tốn đến 350 triệu USD.
Có thể nói, J&J đã dùng tinh thần và trách nhiệm của mình trong mọi quyết định

kinh doanh, nó tạo nên một chuẩn mực đạo đức xuất phát từ cái tâm của lãnh đạo
J&J. Chính vì tinh thần trách nhiệm này J&J đã tạo được lòng tin của khách hàng
và luôn đứng vững vị trí bền vững trên thị trường suốt hơn 100 năm qua.
6.2 Trung quốc:

Tư tưởng về đạo đức kinh doanh xuất hiện từ rất sớm ở Trung Quốc. Tuy
nhiên những tư tưởng này chỉ nêu ra những nguyên tắc đạo đức mà một nhà kinh
doanh cần phải có chứ chưa đưa ra những ràng buộc cơ bản. Việc kinh doanh có
đạo đức hay không còn tùy thuộc vào bản thân của thương nhân. Việc này làm
xảy ra nhiều những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh của rất nhiều doanh
nghiệp ở Trung Quốc như:
 Vụ kem đánh răng Trung Quốc nhiễm chất độc diethylene glycol [DEG]:
vụ việc bắt đầu vào tháng 5-2007, hàng loạt các nước Mỹ - Latinh đã phát
hiện ra trong sản phẩm kem đánh răng nhập từ Trung Quốc có chứa chất
[DEG] và đã thu hồi hàng nghìn tuýp kem đánh răng có các nhãn hiệu như
Mr.cool, Excel,..vụ bê bối này không chỉ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế
Trung Quốc mà còn đánh mạnh vào niềm tin của người tiêu dùng về hàng
hóa Trung Quốc.

Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
9

 Trong diễn biến tình hình kem đánh răng chưa lắng dịu, thì vào tháng 62007, một công ty nhập khẩu của Mỹ đã tuyên bố tự thu hồi 1,5 triệu bộ tàu
hỏa đồ chơi bằng gỗ của Trung Quốc sản xuất do sơn có chứa chì.
 Theo Discovery News, vụ bê bối thực phẩm lớn nhất và có ảnh hưởng sâu
rộng nhất ở Trung Quốc năm 2008 là cáo buộc sữa bột trẻ em của Trung
Quốc được trộn chất melamine để vượt qua các cuộc kiểm duyệt về chất
lượng dinh dưỡng. Hàm lượng melamine cao có thể gây bệnh sỏi thận và
suy thận. Bộ y tế nước này thừa nhận gần 300.000 trẻ em mắc bệnh do sữa

bột nhiễm melamine, hơn 54.000 trẻ sơ sinh phải nhập viện và có 6 ca tử
vong. Thông tin về sữa bột nhiễm độc khiến hàng chục nước ban hành lệnh
cấm nhập khẩu hoặc giám sát chặt chẽ thực phẩm Trung Quốc. Ngoài sữa
bột Trung Quốc còn chế tạo ra các sản phẩm giả mạo như: thịt, mực, sứa,
trứng, rượu, gạo, chất hóa học làm cho cá đông lạnh chết vẫn có thể sống
lại,...
Hiện nay Trung Quốc đã có những bước tích cực trong việc xây dựng môi
trường kinh doanh có đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn đang tồn tại những thách thức
nghiêm trọng từ những vụ bê bối xảy ra từ chất lượng sản phẩm như nhũng vụ đã
nêu trên. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hàng hóa Trung
Quốc, gây ác cảm của khách hàng đối với hàng Trung Quốc vì họ luôn nghĩ rằng
hàng Trung Quốc luôn đi liền chất lượng thấp và độc hại,..
6.3 Nhật bản:

Tình hình chung về đạo đức trong kinh doanh: Những tư tưởng đạo đức kinh doanh
đầu tiên đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Xuất phát từ tư
tưởng chủ đạo của các võ sĩ đạo Nhật Bản.
 Một vài các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng về việc minh bạch trong thông
tin và cơ chế giả trình thông tin với doanh nghiệp đã đề ra bộ quy tắc ứng xử
đã áp dụng vào các doanh nghiệp của mình. Cho ví dụ về sản phẩm xe Toyota,
sau khi phát hiện lỗi dính chân phanh xảy ra đối với các sản phẩm xe ô tô của
Toyota. Tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới của Nhật Bản này đã có trách nhiệm
thông báo, thu hồi các xe bị lỗi trên khắp thế giới. Chủ tịch tập đoàn Toyota đã
đi khắp nơi trên thế giới để xin lỗi khách hàng và hứa sẻ bù đắp những thiệt hại
cho khách hàng.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn tồn tại một số vấn đề phi đạo đức trong kinh doanh gây
nhức nhối cho xã hội đó là vấn đề karoshi [ lao động quá tải dẫn đến kiệt sức và tử
vong ]. Người lao động Nhật chịu những hậu quả đáng tiếc về mặt sức khỏe như tim
mạch và ảnh hưởng đến tâm lý do phải làm việc trong thời gian quá dài. Tổng thời
gian lao động của một người lao động ở Nhật trong 1 năm đứng đầu so với các nước

phát triển. Đây là một vấn đề đạo đức mà người Nhật cần giải quyết triệt để.
Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
10

7. Thực trạng đạo đức trong kinh doanh của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế:

Việt Nam hiện nay vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển. Quá trình đổi mới của
Việt Nam cũng chính là quá trình Việt Nam đang dần hoàn thiện cả về phương thức
hoạt động của kinh tế thị trường, cả về thể chế xã hội dựa trên nền kinh tế đó. Vì thế,
đạo đức kinh doanh ở Việt Nam đã và đang đặt ra những vấn đề cả trên phương diện lý
luận cũng như thực tiễn khác với những nước phát triển.
Cho đến nay, có rất ít sách chuyên viết về đạo đức kinh doanh được xuất bản ở Việt
Nam, và hầu hết là được dịch từ sách của Mỹ. Chính vì vậy, vấn đề về đạo đức kinh
doanh đối với người dân và doanh nghiệp Việt Nam là khá mơ hồ. Và chính vì những
hiểu biết mơ hồ này đã dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp đã thiếu hụt trong việc thực thi
đạo đức kinh doanh.
Ở Việt Nam hiện nay mặc dù số đông các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và thực
hiện đạo đức kinh doanh nhưng một số ít doanh nghiệp Việt hoạt động trái pháp luật
và đạo đức kinh doanh. Thực tế qua các vụ như sau:
 Vụ khăn lụa Khaisilk 2 nhãn mác: Vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh
Một sản phẩm vốn là niềm tự hào của thương hiệu Việt cho đến một ngày, một doanh
nghiệp ở Hà Nội cho biết đã mua sản phẩm của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng
Gai [quận Hoàn Kiếm] để làm quà tặng cho đối tác. Số khăn tay lụa tơ tằm Việt Nam
thương hiệu Khaisilk [kích thước 50 x 50 cm], với đơn giá 644.000 đồng/chiếc. Khách
sau khi nhận hàng thì phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng 60 chiếc này có gắn 2
nhãn mác khác nhau: một nhãn với nội dung “Khaisilk made in Vietnam” còn một
nhãn nữa với nội dung “made in China”. 59 chiếc khăn lụa còn lại cũng bị phát hiệu
dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ “made in China”.
Doanh nghiệp có hành vi lừa dối người tiêu dùng là sử dụng hàng hóa có xuất xứ

không đúng với thông tin về sản phẩm, thương hiệu. Đó là hành vi vi phạm pháp luật
và cũng là làm tổn hại đến lòng tin, lợi ích của người tiêu dùng.
Ngoài ra cũng là tổn hại trực tiếp đến giá trị thương hiệu Việt. Quan trọng hơn, nó làm
tổn thương đến tình cảm, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam chúng ta.
 Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ
Khoảng 17h45 ngày 14/10/2016, nhà máy thủy điện Hố Hô [giáp ranh giữa Quảng
Bình và Hà Tĩnh] bất ngờ xả lũ ồ ạt khiến hàng nghìn hộ dân huyện Hương Khê ngập
sâu trong biển nước. Việc xả lũ ồ ạt với lưu lượng 1.800 m3/s trong 4 giờ kèm theo
mưa lớn khiến mực nước lên rất nhanh. Nhiều người dân không kịp trở tay, nước dâng
ngập lút nóc nhà, nhấn chìm nhiều tài sản.
Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu thuộc Đại
học Cần Thơ bình luận: “Trách nhiệm của nhà máy thủy điện là phải chủ động tháo
nước trong các hồ chứa ra trước khi mưa bão đến. Tôi nghĩ cái quy trình vận hành này
Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
11

có vấn đề nên họ không có chủ động trong chuyện tháo nước trong hồ chứa ra trước
khi mưa bão về. Nên khi mưa bão về lớn, họ sợ vỡ đập nên họ phải xả nước như vậy”.
Ông cho biết, thông thường các thiết kế nhà máy thủy điện phải tính toán đến tần suất
gây mưa bão trong khu vực, và phải có khả năng phối hợp để dự báo thời tiết trước 5-7
ngày, hoặc tối thiểu là 3-4 ngày.
Hôm 18/10, Luật sư Ngô Ngọc Trai và 12 luật sư khác từ các Đoàn Luật sư Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh đã gởi kiến nghị đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội và Thủ tướng yêu cầu phá bỏ ngay những đập thủy điện gây nguy hại
cho người dân.
 Những tình hình trên cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận
thức được hoặc phớt lờ đi tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh. Làm
ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội, thậm chí là sức khỏe của cộng đồng.
Trong tình trạng này nước ta cần đưa ra những biện pháp giải quyết như: tăng

cường việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về
tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải
có những biện pháp xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm đạo đức, tẩy chay
từ phía người tiêu dùng đối với sản phẩm nào của doanh nghiệp vi phạm hành
vi đạo đức kinh doanh.
Kết luận: Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu, không thể tách rời đối với
doanh nghiệp. Trong tình hình kinh doanh ngày nay, ngoài việc đề cao xây dựng nền
văn hóa doanh nghiệp bền vững thì việc đưa đạo đức vào trong kinh doanh cũng là vấn
đề hết sức quan trọng, nó mang tính quyết định sự thành công, lòng trung thành của
khách hàng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Nhóm 2_ môn Quản trị kinh doanh quốc tế
12

Chủ Đề