Uống bao nhiêu chén thì say?

Gần đây mọi người thường hỏi nhau vấn đề sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn và bất ngờ là rất ít người biết về thông tin này, bạn có biết?

Khi công an giao thông liên tục bắt người vi phạm nồng độ cồn thì dân “nhậu" trở nên sợ hãi và lo lắng mình uống rượu bia ra đường có bị bắt không, sau khi uống rượu bia thì bao lâu hết cồn để… thoát phạt. Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này, xem thông tin sau ngay:

1Sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn?

Theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế chia sẻ việc dung nạp, chuyển hóa, đào thải chất cồn ở rượu, bia trong cơ thể không có hạn mức xác định tuyệt đối, cụ thể cho tất cả mọi người.

Uống bao nhiêu chén thì say?

Bởi vì tùy theo số lượng rượu bia bạn đã tiêu thụ, trọng lượng cơ thể, đặc điểm sinh học, tình trạng sức khỏe, chức năng gan, tần suất uống, cách thức uống, thời điểm uống… mà thời gian hết cồn sẽ không giống nhau.

Tuy vậy, bà Trang cho rằng thông thường sau 1 tiếng đồng hồ uống, gan sẽ dung nạp, chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn ~ 10 g cồn nguyên chất ~ 30 ml rượu có nồng độ cồn 40% ~ 100 ml rượu vang có nồng độ cồn 13.5% ~ 220 ml bia có nồng độ cồn 5% (tầm 2/3 chai bia).

Sau khi dung nạp, chuyển hóa thì cơ thể sẽ cần mất đến 2 tiếng tiếp theo để đào thải hết 1 đơn vị cồn này, trường hợp người có chức năng gan yếu, chuyển hóa chậm thì quá trình đào thải còn sẽ lâu hơn 2 tiếng.

Trường hợp nếu uống nhiều hơn lượng rượu bia trên, uống dồn dập với lượng quá lớn thì không thể xác định được thời gian chính xác nồng độ cồn sẽ hết, ngoại trừ khả năng xét nghiệm máu.

2Sau khi ăn trái cây, có xuất hiện cồn?

Uống bao nhiêu chén thì say?

Với vấn đề sau khi ăn/uống trái cây có đường, thực phẩm được chế biến có sử dụng nguyên liệu rượu bia, thuốc có thành phần dung môi chứa cồn… thì sẽ có cồn trong máu, cơ thể, những trường hợp này có bị xử phạt hay không?

Bà Trần Thị Trang khẳng định vấn đề này không mới bởi luật Giao thông đường bộ 2009 đã có quy định người lái ô tô không được có nồng độ cồn trong khí thở và máu, có là bị phạt, đến nay quy định này vẫn được thực hiện bình thường và không có bất kỳ phản ánh nào về vấn đề bị phạt do ăn uống những loại thực phẩm trên.

Hơn nữa, bà Trang cũng chia sẻ trong thực tế, lượng cồn có trong thực phẩm khá thấp, tùy vào thời điểm đo, lượng sử dụng có thể xuất hiện cồn nhưng phải khẳng định là cồn trong thực phẩm đào thải rất nhanh, sau khi ăn, bạn chỉ cần uống nước lọc, súc miệng thì sau tầm 15 - 30 phút là không còn nồng độ cồn trong máu, cơ thể nữa nhé.

Bà Trang cũng chia sẻ thông tin cho rằng ăn 3 trái vải sẽ có nồng độ cồn 0.22 mg/lít khí thở là không đúng, bởi nếu theo công thức này thì 3 trái vải đã đạt nồng độ cồn bằng gần 2 chai bia, vậy ai sẽ ăn trái cây nữa khi nó khiến bạn quá dễ say.

Dù vấn đề uống rượu bia sau bao lâu thì hết cồn hay ăn trái cây có xuất hiện cồn hay không thì các chuyên gia y tế vẫn khuyên bạn không nên hoặc hạn chế uống rượu bia ngay cả khi tham gia giao thông hay ở nhà.

Với nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ giới khỏe mạnh đừng uống quá 1 đơn vị cồn/ ngày, không uống quá 5 ngày/tuần. Uống như vậy sẽ an toàn cho sức khỏe của bạn hơn nhé.

Mong rằng với các thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn và nếu uống rượu bia thì sẽ sử dụng một cách hợp lý hơn nhé.

Hơn 3 năm trước 524

Uống bao nhiêu chén thì say?
0

Từ khoá: uống rượu bia bao lâu thì hết nồng độ cồn , cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở , uống bia bao lâu thì hết nồng độ cồn , uống bia sau bao lâu thì hết nồng độ cồn , nồng độ cồn cho phép , uống rượu bia , giải rượu

Rượu là thức uống có cồn chứa chất kích thích nếu uống đúng loại và sử dụng hợp lý thì có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu lạm dụng rượu hoặc uống phải loại rượu kém chất lượng sẽ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Vậy như thể nào được gọi là uống nhiều rượu và ngưỡng an toàn khi sử dụng loại đồ uống này là bao nhiêu?


09/11/2021 | Cảnh báo nguy cơ viêm tụy cấp do uống rượu bia và cách điều trị
08/11/2021 | Đi ngoài phân đen đau bụng sau uống rượu bia là bị bệnh gì?
28/10/2021 | Lý do tại sao uống rượu đỏ mặt và cách khắc phục tình trạng này

1. Như thế nào được gọi là uống nhiều rượu?

Theo công thức chung, 1 đơn vị rượu sẽ chứa từ 8 - 14g là rượu nguyên chất. 1 đơn vị = 1 chén rượu vang 125ml hoặc 270ml bia, hay tương đương 1 chén rượu mạnh thể tích 30ml (cồn 40%). Người ta xác định mức độ nồng độ cồn theo các ngưỡng tiêu chuẩn dưới đây:

  • Chỉ số nồng độ cồn ở mức vừa phải:

  • Số gam cồn/ngày: mỗi ngày tiêu thụ từ 1 - 3 đơn vị cồn;

  • Đối với rượu vang nồng độ cồn là 12: uống 88 - 260ml/ngày;

  • Đối với rượu mạnh nồng độ cồn là 40: uống 25 - 75ml/ngày.

  • Như thế nào được gọi là uống nhiều rượu? Đó là trường hợp sau:

  • Số gam cồn/ngày: > 30g/ngày;

  • Đối với rượu vang nồng độ cồn 12: uống > 350ml/ngày;

  • Đối với rượu mạnh nồng độ cồn 40: uống > 75ml/ngày.

  • Một người được cho là uống quá nhiều rượu khi tiêu thụ:

  • Trên 4 đơn vị cồn/ngày;

  • Đối với rượu vang 12 độ cồn: uống > 350ml/ngày;

  • Rượu mạnh nồng độ cồn 40: uống > 100ml/ngày.

Uống bao nhiêu chén thì say?

Như thế nào được gọi là uống nhiều rượu là câu hỏi đấng mày râu cần cân nhắc mỗi khi nâng chén

Việc uống nhiều rượu không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính người uống mà còn ảnh hưởng tới cả những người xung quanh. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nguy cơ bệnh tật và tỷ lệ tai nạn gia tăng đáng kể nếu một người tiêu thụ mỗi ngày nhiều hơn 2 đơn vị cồn. Uống càng nhiều rượu thì nguy cơ tử vong sẽ càng cao.

Nếu uống bia rượu chỉ nên uống vừa phải với nồng độ: nữ giới dưới 2 đơn vị rượu/ngày, còn nam giới không nên vượt quá 3 đơn vị rượu/ngày.

2. Uống rượu nhiều có tác hại như thế nào 

Việc lạm dụng bia rượu, uống vượt ngưỡng an toàn và quá giới hạn cho phép sẽ gây ra những tác hại khôn lường sau:

2.1. Ảnh hưởng tới não bộ

Hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị rượu chi phối, gây ra các hệ quả tiêu cực lên sức khỏe người bệnh như:

  • Suy giảm trí nhớ;

  • Nói chậm;

  • Phối hợp tay - mắt bị tổn thương;.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc dùng rượu với tần suất nhiều, lâu ngày, thậm chí là mạn tính với triệu chứng suy giảm trí nhớ. Khi bệnh nhân phụ thuộc vào rượu sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ngoài ra có tới 10% số người bệnh bị tổn thương não do rượu gặp hiện tượng mất trí nhớ sớm.

Trên thực tế, tổn thương não có thể được phục hồi nếu bệnh nhân cai rượu và tỉnh táo trở lại. Tuy nhiên nếu uống rượu lâu ngày, vượt mức cho phép có thể khiến chức năng não bị suy giảm vĩnh viễn.

2.2. Mắc bệnh lý về gan

Một hậu quả khác của chứng nghiện rượu là bệnh nhân bị mắc các bệnh lý liên quan đến gan. Phần lớn lượng rượu mà chúng ta hấp thụ vào cơ thể sẽ đều do gan chuyển hóa. Nếu ở mức độ vừa phải, gan có thể chuyển hoá hết và không có tổn thương tế bào gan. Tuy nhiên, nếu thường xuyên uống quá nhiều rượu sẽ khiến gan bị quá tải, không chuyển hoá kịp mà tích tụ độc tố trong gan, lâu dần sẽ dẫn đến xơ gan và có thể tiến triển thành ung thư gan. 

Một trong những tổn thương gan sớm nhất do rượu gây ra là bệnh gan nhiễm mỡ. Các chất béo tích tụ nhiều ở trong các tế bào gan mà không được xử lý và đào thải, thường xuất hiện ở 90% trường hợp duy trì thói quen trung bình uống hơn 5 ly rượu/ngày.

Bệnh gan nhiễm mỡ còn có nguy cơ diễn biến nặng thành các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, suy gan hoặc xơ gan, thậm chí là ung thư gan gây ra tỷ lệ tử vong cao ở người bệnh.

Uống bao nhiêu chén thì say?

Lạm dụng rượu bia sẽ gây nên nhiều hệ lụy có hại cho sức khỏe  

2.3. Phụ thuộc vào rượu

Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc sống người ta có các biệt danh dành riêng cho những người bị phụ thuộc quá mức vào rượu như “con sâu rượu”, “con ma men” hay “bợm nhậu” vì nếu không được uống rượu thì những người này sẽ cảm thấy bứt rứt, trống trải, thậm chí còn xuất hiện các phản ứng cơ học như tay chân bủn rủn và tinh thần hoảng loạn, “khát rượu”.

Họ luôn cảm thấy không thoải mái khi không được nạp rượu vào cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ môi trường sống xung quanh tác động, do di truyền hoặc nguyên nhân bệnh lý khi các tế bào thần kinh đã quen với sự có mặt của thức uống này, nếu ngừng uống thì nồng độ cồn trong máu sẽ giảm, ảnh hưởng tới tế bào thần kinh gây nên phản ứng lờ đờ, chậm chạp, run chân tay,... nên người bệnh lại tiếp tục tìm tới rượu. 

2.4. Các tác hại khác

  • Nghiện rượu dễ khiến người bệnh lâm vào trạng thái bất ổn về tâm lý và trầm cảm;

  • Thành phần của cơ thể và cân nặng cũng bị ảnh hưởng bởi uống rượu (tỷ lệ phần trăm xương, chất béo, cơ bắp và nước trong cơ thể). Rượu có thể khiến người bệnh sụt cân hoặc tăng cân không kiểm soát;

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư dạ dày,... Càng uống nhiều rượu thì tỷ lệ bị bệnh càng cao;

  • Giảm khả năng tư duy và lao động;

  • Lạm dụng bia rượu còn dẫn đến mất cân bằng nước và điện giải, dễ bị mắc các bệnh sỏi thận hoặc đường tiết niệu;

  • Phụ nữ khi mang thai mà uống nhiều rượu thì trẻ dễ bị sinh non, thiếu cân hoặc thậm chí là bị dị tật bẩm sinh;

  • Một thực tế rất hay gặp là người uống nhiều rượu bia có xu hướng gây tai nạn giao thông vì rượu sẽ khiến chúng ta buồn ngủ, mất tập trung, hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là những người vừa uống rượu bia xong không còn tỉnh táo để điều khiển phương tiện sẽ khiến bản thân dễ gặp tai nạn. Bên cạnh đó còn gây thiệt hại cả về tính mạng lẫn tài sản cho những người xung quanh.

Uống bao nhiêu chén thì say?

Hãy tránh xa rượu bia càng sớm càng tốt để bảo vệ cơ thể

Nếu uống rượu trong giới hạn an toàn và mức độ vừa phải thì không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, nhưng lạm dụng rượu với tần suất lớn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu tới chức năng của các cơ quan trong cơ thể, chất lượng cuộc sống cũng như hủy hoại các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.  

Một con số đáng báo động đó là rượu bia nằm trong top đầu những nguyên nhân gây nên hàng loạt các vụ tử vong trên toàn thế giới. Do đó mỗi người cần phải tự ý thức về mức độ độc hại của loại đồ uống này và biết điểm dừng khi sử dụng.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống máy móc, kỹ thuật hiện đại luôn đi đầu trong việc chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao. Nếu muốn đặt lịch khám và lắng nghe các tư vấn liên quan tới dịch vụ thăm khám sức khỏe tại viện, bạn hãy kết nối ngay tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC nhé!