Ung thư cổ tử cung mùi 2 bao nhiêu tiền? melbourne victoria, úc

Các nhà nghiên cứu cho biết loại xét nghiệm mới - HPV, bắt đầu được khai triển từ tháng 12/2017 cho kết quả vượt trội so với xét nghiệm cũ - PAP, hi vọng giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung ít nhất 20%.


Tầm quan trọng của việc chủng ngừa khi còn trẻ đã được chứng minh khi Úc sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới xóa bỏ được ung thư cổ tử cung.

Nghiên cứu của Hội đồng Ung thư NSW cho thấy tỉ lệ được chẩn đoán với căn bệnh này ở Úc hiện thấp nhất trên thế giới.

Giám đốc nghiên cứu của hội đồng, Giáo sư Karen Canfell, nói đó là nhờ việc triển khai trên toàn quốc chiến dịch chủng ngừa HPV, và chương trình xét nghiệm mới cho ung thư cổ tử cung.

"Chúng ta là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công trong việc triển khai một chương trình chủng ngừa HPV miễn phí cho thiếu nữ. Sau đó chúng ta triển khai luôn cho các thiếu niên."

"Chúng ta là một trong vài nước làm chuyện này, và là quốc gia đầu tiên đúc kết kết quả của loại vacxin này. Năm ngoái chúng ta là nước đầu tiên triển khai loại xét nghiệm mới để phát hiện ung thư cổ tử cung."

Nghiên cứu cho thấy ung thư cổ tử cung sẽ chính thức được liệt vào loại hiếm trước năm 2022, với tỉ lệ mắc bệnh chỉ có ít hơn 6/100,000 người.

Và người ta hy vọng rằng đến năm 2035 thì tỉ lệ đó chỉ còn 4/100,000 và đến năm 2060 thì ung thư cổ tử cung gần như không còn nữa, hay chỉ với tỉ lệ 1/100,000.

Thuốc chủng HPV, giúp ngừa hai loại virút papaLOma gây 70% ung thư tử cung. Người tìm ra vacxin này, Giáo sư Ian Frazer rất vui khi sớm có kết quả hơn ông nghĩ.

"Chúng tôi luôn có khả năng làm chuyện này nhưng chúng tôi thật may mắn khi chính phủ ủng hộ cho ý tưởng chủng ngừa đại trà cho virút Papilloma. Chúng tôi tìm ra được cách kiểm soát một loại ung thư không ai muốn bị, và đây là một sự thành công, một minh chứng cho thấy thành quả nghiên cứu tạo nên sự khác biệt."

Giáo Canfell, của Hội đồng Ung thư NSW nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủng ngừa và xét nghiệm được áp dụng trên toàn quốc.

"Chúng ta cũng nên nhớ rằng để thành công tiếp tục và đạt được các mục tiêu chúng ta cần có hành động tiếp tục. Chúng ta cần khuyến khích cha mẹ hãy cho con cái chủng ngừa HPV và chúng ta cần khuyến khích phụ nữ từ 25 tuổi trở lên hãy làm xét nghiệm mỗi 5 năm một lần."

Thuốc ngừa HPV chưa có khi những phụ nữ như Michelle Cox, bị ung thư cổ tư cung. Bà khuyên các phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra.

"Khi bị ung thư cuộc sống của bạn thay đổi qua đêm, rất khó để diễn tả mà phải trải qua mới hiểu được. Nhưng rồi sống sót và tất cả những hậu quả tiếp theo, tôi muốn có con nhưng không còn tử cung nên tôi cứ phải làm quen với tình huống mới đó..."

Các chuyên gia nói rằng thách thức lớn là làm sao đưa chương trình chủng ngừa đến các nước đang phát triển, nơi ước đoán có 250 ngàn người chết vì loại ung thư này hàng năm.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho phụ nữ.

Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, khi triệu chứng xuất hiện cũng thường là lúc ung thư đã phát triển và ở vào giai đoạn khó điều trị.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung là do virút HPV lây lan qua đường tình dục.

Trước đây phụ nữ vẫn thường làm loại xét nghiệm cũ gọi là PAP vốn chỉ tìm ra được các tế bào bất thường.

Nhưng đối với xét nghiệm HPV, sẽ có khả năng phát hiện virút HPV gây ra tế bào bất thường đó.

Nói một cách khác, xét nghiệm HPV có khả năng phát hiện sớm các tế bào tiền ung thư, một khi phát hiện sớm thì việc điều trị cũng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, phụ nữ không cần phải xét nghiệm nhiều lần như trước đây. Nếu như trước đây xét nghiệm PAP phải làm mỗi 2 năm, tổng cộng 26 lần trong cả cuộc đời, bây giờ với xét nghiệm HPV chỉ cần làm mỗi 5 năm một lần, tổng cộng khoảng 10 lần.

Úc là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xét nghiệm HPV để sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp Úc đạt được tỷ lệ thấp đến mức nó được coi là được kiểm soát rất tốt. Tuy nhiên, phụ nữ nhập cư và bản địa vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong số hơn 900 ca chẩn đoán phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung mỗi năm. Phương thức mới tự làm Pap Test tại nhà giúp thay đổi điều này.


Alison Barnes là một y tá đăng ký hành nghề và là phụ nữ Wiradjuri làm việc tại Đại học Western Sydney. Cô là một trong số những người giúp nâng cao nhận thức về bệnh ung thư cổ tử cung, một căn bệnh mà có hơn 900 ca phát hiện mới mỗi năm ở Úc.

“Nếu chúng ta muốn đạt được các mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc loại bỏ papillomavirus và ung thư cổ tử cung vào năm 2030 - 2035, thì chúng ta cần phải tăng tỷ lệ xét nghiệm cho tất cả phụ nữ.”

Cách tiếp cận mới là chìa khóa.

Sàng lọc hiện được cung cấp trong khoảng thời gian năm năm, với tùy chọn tự sàng lọc mới hơn.

Bà Barnes hoan nghênh sự thay đổi đó so với các xét nghiệm xâm lấn.

“Tự kiểm tra sẽ loại bỏ yếu tố ngại ngần xấu hổ. Bạn có thể làm điều đó ở nhà, trong phòng, ở nơi riêng tư hay tại phòng khám. Nó giống như thực hiện một bài kiểm tra RAT mà chỉ là ở vị trí thấp hơn một chút.”

Úc ghi nhận hơn 200 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Bà Barnes nói rằng phụ nữ nhập cư và bản địa chiếm tỷ lệ quá cao.

“Phụ nữ Thổ dân chết với tỷ lệ cao gấp bốn lần so với phụ nữ không phải Thổ dân ở Úc. Tỷ lệ sàng lọc cho phụ nữ bản địa hiện ở mức khoảng 33%. Họ ngần ngại, xấu hổ, cảm giác không muốn, ừm, một người đàn ông hay một người lạ tiếp xúc với những vùng kín của mình."

Bà Barnes nói xấu hổ là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của một thành viên trong gia đình bà vì bệnh ung thư cổ tử cung.

“Cô ấy đã không xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trong nhiều năm vì nghĩ rằng mình đã kết hôn và mọi thứ đều ổn, nhưng mọi chuyện không ổn như cô ấy nghĩ. Và sau khi cô ấy bị sụt cân không rõ nguyên nhân, cô ấy đã được kiểm tra nhiều thứ, bao gồm cả việc thực hiện phết tế bào cổ tử cung. Nó cho ra kết quả dương tính và cô ấy đã không sống sót sau đó. Điều đó khiến tôi thực sự tức giận vì đó là một cái chết hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Không có lý do gì cho bất kỳ chị em họ hàng, cô dì của tôi. Không có lý do gì. Bạn có thể đến bác sĩ của mình, lấy một miếng gạc, tự làm, rồi gởi nó trở lại.”

Bà mẹ trẻ Kirsty Brown là một người sống sót sau căn bệnh ung thư cổ tử cung, được chẩn đoán ở tuổi 26 mặc dù đã được tiêm vắc-xin ngừa Human Pappiloma Virus hoặc HPV – loại virus là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.

“Tôi đã có thể điều trị vì tôi đã được sàng lọc sớm, tiếp tục có gia đình, con trai, tiếp tục sự nghiệp của mình. Nhưng tất cả phụ thuộc vào việc sàng lọc và can thiệp sớm để được điều trị sớm. Đây không nhất thiết phải là một căn bệnh chết người và nó chắc chắn không cần phải là một căn bệnh cướp đi cả khả năng sinh sản của những phụ nữ trẻ.”

Tỷ lệ sàng lọc đã giảm trong đại dịch COVID-19 và Giáo sư Karen Canfell của Hội đồng Ung thư đang kêu gọi TẤT CẢ phụ nữ đến hẹn cần phải đi kiểm tra ngay không chần chừ.

“Tiền ung thư hoặc ung thư được phát hiện càng sớm thì bạn càng có nhiều lựa chọn điều trị ít xâm hại hơn. Hiện tại, đối với bệnh ung thư cổ tử cung ở Úc chúng tôi đạt được tỷ lệ sống sót trung bình tương đối cao là khoảng 75% sau 5 năm nói chung. Vì vậy, rõ ràng là cao hơn một số bệnh ung thư.”

Trên thực tế, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm một nửa kể từ khi Chương trình Tầm soát Ung thư Cổ tử cung Quốc gia của Úc được giới thiệu vào năm 1991.

Giáo sư Canfell cho biết Úc hiện là quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong việc phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung.

“Đây thực sự là kỷ niệm 5 năm giới thiệu phương pháp sàng lọc cổ tử cung dựa trên Human Pappiloma Virus hay gọi tắt là HPV ở Úc. Chúng ta là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới chuyển sang xét nghiệm phân tử dựa trên HPV để sàng lọc cổ tử cung. Vì vậy, đó thực sự là công nghệ tiên tiến nhất để phát hiện bất kỳ thay đổi nào ở cổ tử cung. Do đó kết hợp lại, chúng ta đã thực sự có một trong những chương trình hàng đầu thế giới. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đạt được tỷ lệ thấp đến mức nó được coi là được kiểm soát rất tốt. Ở Úc, điều này có thể được thực hiện vào năm 2035, đây là một triển vọng cực kỳ thú vị và chúng ta sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực sự làm được điều này.”

Tuy nhiên, việc truyền tải thông điệp tới các cộng đồng người nhập cư và bản địa là rất quan trọng.

Brooke Tori là một phụ nữ Dharug ở tuổi 34, nằm trong số những người chưa tiếp nhận các lựa chọn mới.

“Tôi đã không kiểm tra cổ tử cung trong nhiều năm rồi. Ừm, vì, ừm, tôi đã có lần đầu tiên từ lâu vì lý do không tìm được bác sĩ đa khoa khiến tôi cảm thấy thoải mái, và cũng vì đó là một xét nghiệm khá nhạy cảm nên tôi ngại đi. Nhìn chung, chúng tôi không tin tưởng vào hệ thống lâm sàng, ừm, chứ đừng nói đến việc phải thực hiện các loại xét nghiệm nhạy cảm này.”

Tuy nhiên, cô hoan nghênh việc tự kiểm tra là một bước tích cực, có thể giúp cứu sống hàng trăm người mỗi năm.

"Có thể có được xét nghiệm đó - xét nghiệm sàng lọc không cần bác sĩ và có thể làm tại nhà riêng của họ hoặc một nơi mà họ chỉ cần khóa cửa và tự làm, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có chúng, và sẽ khuyến khích mọi người làm loại sàng lọc đó."