Tỷ số giới tính được tính bằng cách lấy

Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, số bé trai sinh ra có thể bị tác động bởi việc lựa chọn giới tính khi cha mẹ quyết định bỏ thai khi biết giới tính của thai nhi. Thông qua sử dụng kỹ thuật siêu âm, các bậc cha mẹ có thể quyết định nạo phá thai hay không tùy thuộc vào giới tính của thai nhi, thường là với mong muốn sinh con trai. Hậu quả là nạo/phá thai lựa chọn giới tính có thể thay đổi đáng kế tỷ số giới tính khi sinh và đẩy nó lên cao hơn mức chuẩn sinh học; tỷ lệ ly hôn, trầm cảm, bạo lực, buôn bán phụ nữ, tội phạm tình dục, và phạm pháp khác… sẽ gia tăng khi có nhiều nam giới không thể kết hôn do thiếu phụ nữ.

Do chịu tác động bởi một số yếu tố sinh học và văn hóa xã hội, tỷ số giới tính khi sinh có thể thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nhóm dân số. Việc hạn chế sinh đẻ cộng với vấn đề sở thích có con trai1 và tiếp cận dễ dàng công nghệ chẩn đoán thai nhi sớm có thể dẫn đến những can thiệp nhằm lựa chọn giới tính thai nhi một cách chủ định. Ngoài ra, việc can thiệp vào quá trình thụ thai bằng biện pháp truyền thống [như thuốc đông y, ăn uống, thời điểm và cách thụ thai] hay hiện đại [chọn lọc tinh trùng] để tăng xác suất có con theo ý muốn [trai hay gái] cũng đã được áp dụng với mức độ phổ biến khác nhau tùy theo khả năng của từng nhóm dân cư... là những yếu tố tạo nên mức độ chênh lệch SRB ở Việt Nam đang gia tăng trong nhiều năm trở gần đây, cụ thể:

Bảng 1. Tỷ số giới tính khi sinh Việt Nam, 1999 -2016

Năm

SRB

Năm

SRB

1999

107,0

2008

112,1

2000

107,3

2009

110,5

2001

109,0

2010

111,1

2002

107,0

2011

111,9

2003

104,0

2012

112,3

2004

108,0

2013

113,8

2005

106,0

2014

112,2

2006

109,8

2015

112,8

2007

111,6

2016

112,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động DS-KHHGĐ, 1/4/2016.

Số liệu trong Bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 1999-2005, SRB biến động không nhiều, dao động trong khoảng 104-109 bé trai/100 bé gái. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, SRB của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng đáng kể. Đặc biệt từ năm 2007, SRB luôn trên mức 110. Năm 2016, SRB giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2015 [tương ứng là 112,2 bé trai/100 bé gái so với 112,8 bé trai/100 bé gái]. Từ năm 2009 đến nay, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh cũng như triển khai nhiều biện pháp khác nhau nhưng tình trạng này chưa được khắc phục nhiều.

Tỷ số giới tính khi sinh theo vùng

SRB của cả nước giai đoạn 2010-2014 là 111,6, tuy nhiên SRB giữa các vùng sự chênh lệch là khá rõ rệt  từ 108,2 đến 117,4. Ba vùng có SRB gần với mức bình thường là 105, bao gồm Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Trung du và Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là những vùng có trình độ phát triển xã hội thấp hơn, đô thị hóa thấp hơn, mức sinh cao hơn và có tỷ lệ dân tộc thiểu số khá cao. Những đặc điểm này không tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn giới tính trước sinh. Đồng bằng  sông Cửu Long, có mức SRB trung bình và là khu vực nông nghiệp phát triển hơn với sự hiện diện của một vài đô thị. Song đây cũng là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng bởi các truyền thống Đông Nam Á hơn là truyền thống Trung Quốc, cũng như có một số đặc điểm văn hóa và tôn giáo của các nước phương Tây.

Đồ thị 1. Tỷ số giới tính khi sinh theo vùng, 2005-2009 và 2010-2014

Nguồn: UFNPA [2015]; Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam, Những bằng chứng mới từ cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, NXB Hồng Đức.

Ngược lại, khu vực Đồng bằng sông Hồng có SRB cao hơn hẳn, trên mức 117 trong giai đoạn 2010-2014. So với số liệu quốc tế, Đồng bằng Sông Hồng có SRB cao xấp xỉ một số mức cao nhất được quan sát trên thế giới. Hai khu vực còn lại là Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có mức SRB gần với trung bình cả nước. Tình trạng lựa chọn giới tính trước sinh ở hai khu vực này đều ở mức trung bình.

Bên cạnh những khác biệt theo lãnh thổ, vẫn còn có những khác biệt ở các nhóm kinh tế xã hội. Nguyên nhân chính của sự khác biệt này có liên quan đến tình trạng kinh tế, xã hội, văn hóa của từng cá nhân và các nhóm gia đình. Các nhóm thuần nông có tâm lý chuộng con trai hơn, trong khi đó ở các nhóm dân cư khá giả hơn có mức sinh thấp hơn và khả năng tiếp cận công nghệ lựa chọn giới tính dễ dàng hơn nên phần nào có tỷ lệ sinh con trai tăng, cụ thể:

Đồ thị 2. SRB theo trình độ học vấn của người mẹ, 2010-2014

    

Nguồn: UFNPA [2015],Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam, Những bằng chứng mới từ cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, NXB Hồng Đức.

SRB theo trình độ học vấn của các bà mẹ tăng từ 106,4 ở không biết chữ đến 110 ở trình độ tiểu học, lên đến 113 cho trình độ phổ thông trung học, và cuối cùng là 114,6 ở trình độ đại học trở lên. Điều này phản ánh quy luật mặc dù người phụ nữ có trình độ học vấn nhưng vẫn chịu tác động lớn của các đặc điểm tâm lý và phong tục tập quán lâu đời. Do đó, với những người mẹ có học vấn càng cao việc sử dụng các biện pháp can thiệp giới tính trong quá trình mang thai càng có điều kiện thực hiện hơn so với nhóm bà mẹ có trình độ học vấn thấp [bởi những bà mẹ có trình độ học vấn thấp thường sinh sống ở những khu vực miền núi, vùng sâu, xa vùng khó khăn về các điều kiện kinh tế xã hội, chăm sóc y tế...]

Tỷ số giới tính khi sinh theo tình trạng kinh tế-xã hội

Trong Hình 3 nhóm dân cư nghèo nhất có SRB ở mức 107,3 gần với mức sinh học. Nhóm dân cư ít giàu hơn có SRB tăng đáng kể theo giai tầng xã hội, từ 107 lên 110, 111,5 và cao nhất113 cho nhóm thứ tư [giàu]. Ở Việt Nam, các nhóm giàu và giàu nhất có tỷ lệ sinh con trai cao nhất. Cùng với học vấn, có thể xác định SRB tăng tỷ lệ thuận với việc cải thiện mức sống.  

Đồ thị 3. Tỷ số giới tính khi sinh theo nhóm kinh tế-xã hội, 2010-2014

Nguồn: UFNPA [2015]; Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam, Những bằng chứng mới từ cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, NXB Hồng Đức.

So sánh những kết quả này với dữ liệu từ Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy bức tranh tương đồng. Điểm khác biệt chính giữa số liệu năm 2009 và số liệu giai đoạn 2010-2014 là SRB đã tăng thêm hơn 2 điểm phần trăm ở hai nhóm nghèo và nghèo nhất. Các nhóm khác dường như đã đến giai đoạn cân bằng vì SRB gần như không đổi trong suốt giai đoạn này. Điều này cho thấy những biến động về kinh tế hay sự lan truyền trong xã hội đã phần nào tác động đến hai nhóm nghèo và nghèo nhất. Các nhóm này được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế và có hành vi nhân khẩu học gần tương tự với các nhóm dân cư còn lại. Tuy nhiên, sự lan truyền xã hội của thực hành lựa chọn giới tính ở Việt Nam có thể sẽ tiếp tục lại và trong tương lai SRB vẫn tiếp tục tăng ở các nhóm dân cư nghèo nhất.

Nhằm khắc phục những hậu quả kinh tế, xã hội nặng nề của mất cân bằng giới tính khi sinh [MCBGTKS], Hội nghị Trung ương 6 [khóa XII] đã thông qua Nghị quyết số 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra mục tiêu “đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên”. Trước hết, “đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”.

Để thực hiện được mục tiêu đó, cần thực hiện đồng bộ một số khuyến nghị cơ bản:

  • Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức đầy đủ nguy cơ của MCBGTKS. Tuyên truyền, phổ biến thực hiện nghiêm Pháp lệnh Dân số không chỉ cho người dân mà còn cả cho đội ngũ truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ; nghiêm cấm “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức”; phê phán mạnh mẽ những hủ tục, những nhận thức, những thái độ và hành vi trọng nam; tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới; về hậu quả của lựa chọn giới tính thai nhi; nêu gương phụ nữ, gia đình chỉ có con gái thành đạt, hạnh phúc.
  • Đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thiện chính sách an sinh xã hội như: chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng; đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về trách nhiệm đối với cha mẹ... Tiếp tục thúc đẩy tiến bộ xã hội, nhất là thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao quyền năng của phụ nữ, tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ và bé gái được tiếp cận các cơ hội, nguồn lực để có thể không chỉ thụ hưởng một cuộc sống khỏe mạnh mà còn có cơ hội phát triển, đóng góp cho gia đình và xã hội.
  • Các cơ sở y tế, nhất là y tế tư nhân cam kết không tư vấn và cung cấp dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi. Xử phạt nghiêm khắc với những người hành vi tuyên truyền, hướng dẫn lựa chọn và xác định giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, đặc biệt là các ấn phẩm với nội dung hướng dẫn sinh con trai hay con gái theo ý muốn, phương pháp siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai lựa chọn giới tính thai nhi.
  • Có chính sách ưu tiên dành cho nữ giới; nhấn mạnh vai trò của nam giới trong việc chấp hành các chính sách DS và thực hiện KHHGĐ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, tổ chức, đoàn thể trong việc giảm chênh lệch giới tính khi sinh.

Tài liệu tham khảo:

  1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới [Số: 21-NQ/TW]
  2. Tổng cục Thống kê, Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016.
  3. UNFPA [2015], Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam, Những bằng chứng mới từ cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, NXB Hồng Đức.
  4. Nguyễn Đức Vinh [2009], Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay: mức độ và các yếu tố tác động, Tạp chí Xã hội học, Số 3 -2009.

Video liên quan

Chủ Đề