Tứ đại đồng cư là gì

Chiều đầu Hạ, tôi đến gặp bác Ngô Thi để cảm nhận rõ hơn về “Nét đẹp truyền thống văn hóa gia đình Tứ đại đồng đường”. Rẽ vào ngõ 65 Lý Thường Kiệt, đập vào mắt tôi là chiếc cổng to có dòng chữ lớn “Khu dân cư văn hóa số 4” phường Trần Hưng Đạo…gặp một tốp người tôi hỏi địa chỉ, một chị phụ nữ tươi cười vừa chỉ giùm vừa nói: “Ai chứ Nhà báo Ngô Thi, Bí thư Chi bộ Khu dân cư chúng tôi hơn 10 năm, năng nổ, hết lòng với bà con lối phố ai cũng quý”…

Tiếp tôi tại nhà, Nhà báo Ngô Thi, 84 tuổi, tên thật là Hà Huy Hòe (Hoa Quế), một cán bộ lão thành 49 năm làm việc ở Báo Nhân dân, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; có nhiều Huân chương và thành tích tiêu biểu xuất sắc…Cụ Ngô Thi kể: Xuất thân từ gia đình “Nhà nho nghèo không có ruộng phát canh thu tô”, năm 1944 – 1945, cụ học ở Trường Văn Lang Hà Nội; năm 1946 tản cư vào Thành phố Vinh (Nghệ An) tham gia Ủy ban Hành chính kháng chiến được điều làm chỉ huy phá Nhà băng Vinh; năm 1947 – 1950, về Nha Công an Hà Nội; năm 1950 – 1952, tham gia khu du kích Khoái Châu (Hưng Yên) góp công tiêu diệt 10 lính Pháp, rồi chuyền về An toàn khu (đặc khu Hà Nội) để chuẩn bị công tác tiếp quản Thủ đô; ngày 9/10/1954, làm Tổ trưởng Tổ tuyên truyền xung kích là tiền thân của “Ban Tuyên giáo - Sở Văn hóa – Đài Phát thanh Hà Nội”; 20/10/1954 về Báo Tin tức tiếp quản Thủ đô (Báo Nhân Dân) làm Tổ trưởng Tổ tin và tư liệu – liên tục công tác ở Báo Nhân Dân cho đến khi nghỉ hưu 1/4/2003.

Với tâm huyết của người từng trải, cụ Ngô Thi bộc bạch: Nhờ được trực tiếp giúp tổng hợp tin tức tư liệu “Gương người tốt” trình lên Bác Hồ thưởng trên 4200 huy hiệu Bác Hồ; 13 năm thấm nhuần lời dạy của Bác và các bậc tiền nhân “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, “Cần, kiệm, liêm, chính - thiếu một đức thì không thành người”; gia đình tôi luôn tâm niệm phải sống có chuẩn mực, có đạo lý, có nề nếp, kỷ cương, trên thuận, dưới hòa, kính trên, nhường dưới, thuận vợ thuận chồng, chị ngã em nâng, bán anh em xa mua láng giềng gần… Mọi thành viên phải tôn trọng lẫn nhau, không có bạo lực, lấy nhân văn hòa khí để trong ấm ngoài êm, cùng chung tay xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ. Cụ cho rằng: Các bề trên (cụ, ông bà, cha mẹ) không được vũ đoán, cần lắng nghe, rộng lượng, bao dung, vị tha, có tình yêu thương chân thành, phải sống xứng đáng, gương mẫu, chân chính “Thượng bất chính ắt hạ tác loạn”; con cháu phải hết lòng thương yêu và kính trọng ông bà cha mẹ, nghe lời khuyên dạy đúng đắn và làm theo, mỗi lời nói, việc làm của con cháu, ngoài việc tuân thủ luật pháp, phải thực hiện nếp sống gia phong dòng tộc và tích cực xây dựng gia đình văn hóa. Mái ấm Tứ đại đồng đường ở Hà Nội là bông hoa đẹp tỏa hương sắc đến phố phường, làng xã “Phúc đức tiền nhân để lại sau - Hậu sinh đoàn tụ tạo sang giàu – Kính mong trăm họ đều sung túc - Tứ đại đồng đường được nhiều, lâu”. Kết quả, từ một gia đình công nhân trí thức, cụ Ngô Thi có 5 người con (bốn con trai đều hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở chiến trường B), tất cả đều là Đảng viên Đảng CSVN, đều đã có gia đình và trưởng thành, có 9 cháu thành đạt là Thạc sỹ và 3 chắt học giỏi chăm ngoan, cả 4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái ấm gia đình, bình đẳng, luôn đầy ắp tiếng cười.

Cụ trao đổi dặn dò giữ nét đẹp truyền thống văn hóa gia đình Tứ đại đồng đường trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và Thủ đô hiện nay cần thực hiện “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trong nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa trong gia đình, cộng đồng, nơi công cộng, trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, trong giao thông… nhất là việc giáo dục nhân cách người Hà Nội “Văn minh – thanh lịch - cấp tiến” với khí chất “Hội tụ và tỏa sáng”, “Chẳng thanh cũng thể hoa mai - chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh”, “Thanh lịch, văn minh” trong ăn uống, trang phục, nơi cư trú, giao tiếp ứng xử, nếp sống, phong tục, tập quán, gia đình, xóm giềng, nghĩa phố, giao hữu, ứng xử với bản thân và xã hội, thực hiện nếp sống văn minh đô thị ...

Với kinh nghiệm liên tục tham gia đóng góp cho công tác ở phường nơi cư trú từ năm 1957, tham gia công tác Đảng gắn bó tại địa phương gần 10 năm, cụ cảm nhận rất rõ rằng: Khu dân cư số 4 nơi cư trú tiền thân là “Nhà Đo” căn cước phục vụ cho Sở Công an Hà Nội với tên Pháp là “Impasse Carte d’identute” có 80 hộ dân (không có hộ nghèo), liên tục nhiều năm không có người mắc tệ nạn xã hội, nghiện hút ma túy, không xảy ra vụ trọng án, không có người sinh con thứ 3 trở lên… Năm 2007 Khu dân cư số 4 được cấp trên công nhận đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa, liên tục đến nay giữ vững lá cờ đầu của phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Cụ Ngô Thi cho rằng người Hà Nội gốc trong các phố cổ, nét đẹp truyền thống văn hóa gia đình Tứ đại đồng đường ở Hà Thành hiện nay không còn nhiều, phát huy truyền thống văn hóa gia đình Thủ đô no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ, bền vững đòi hỏi mỗi cán bộ, người dân cần chung tay góp sức để xây dựng ngày càng nhiều điển hình văn hóa gia đình Tứ đại đồng đường, đảm bảo giữ lửa trong tổ ấm của từng cá nhân và gia đình Việt Nam. Đó là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại.

Tứ đại đồng đường gồm những ai?

Còn trong một gia đình hạt nhân, khi mà bố mẹ độ tuổi quá trẻ thì đứa bé được sinh ra sẽ thiếu rất nhiều tri thức sống. Gia đình 4 thế hệ của cụ Nguyễn Thị Tỵ, Đông Anh, Hà Nội là một trong những gia đình “tứ đại đồng đường” điển hình tại vùng ngoại thành Hà Nội.

Tứ đại đồng đường là gì?

Bốn đời cha, con, cháu, chắt, cùng ở với nhau. Gia đình cụ Thắng là gia đình tứ đại đồng đường.

Tam đại đồng đường có nghĩa là gì?

Với cộng đồng dân cư Huế, sự sum vầy, tình cảm gắn bó còn thể hiện trong “tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường” (3, 4 thế hệ ở cùng một nhà). Đối với những gia đình không ở cùng một nhà nhưng thường con trai khi lấy vợ lại quây quần trong một mảnh đất của ông cha để làm nhà ở.