Tự ái có ý nghĩa là gì

Tự ái vẫn luôn tồn tại ở một góc nào đó trong chúng ta, chỉ khác là có người trỗi dậy mạnh mẽ, có người lại không. Vậy tự ái là gì? Tự ái khác gì so với tự trọng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tính tự ái và những biểu hiện của nó trong bài viết dưới đây.

Theo nghĩa Hán Việt, “tự” là bản thân mình. “ái” là yêu. Tự ái chính là tự yêu bản thân mình, đề cao cái tôi quá mức, nghĩ đến bản thân quá nhiều nên sinh ra cáu gắt, bực tức, giận dỗi khi cho rằng ai động chạm, coi thường hoặc bị đánh giá thấp. 

Tự ái có ý nghĩa là gì
Tự ái là một loại tính cách

Tự ái trong tiếng Anh là từ “narcissism” Hiểu đơn giản đây là những người có hành động hờn dỗi, phản ứng thái quá, tiêu cực của ai đó khi cho rằng bị coi thường. Người tự ái cao là những người luôn thổi phồng tầm quan trọng của bản thân, cho rằng mình có sức ảnh hưởng vượt trôi, ít quan tâm đến người xung quanh. Sự thật họ lại là những người có lòng tự trọng mong manh. 

Đặc biệt, khi bị chê bai, coi thường, bất đồng quan điểm thì người có lòng tự ái sẽ dễ trở nên nổi cáu. Họ có nhu cầu cao về việc người khác phải tôn trọng, đề cao mình. Người tự ái thường biến chuyện nhỏ thành chuyện to, đơn giản thành phức tạp và luôn suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, họ tự chuốc lấy những bực dọc, biến mình thành người bảo thủ, luôn cho mình đúng.

Xem thêm: Lòng nhân ái là gì? Biểu hiện của người có lòng nhân ái

Tự ái nghĩa là gì trong khoa học?

Chúng ta có thể xem tự ái là một căn bệnh tâm lý. Dưới góc độ khoa học, tự ái là hội chứng rối loạn nhân cách tự ái (narcissist). Đây là những người quá quan tâm đến tầm quan trọng của bản thân trong xã hội, gây ảnh hưởng đến việc họ tương tác với những người xung quanh. 

Những người mắc hội chứng này thường gặp khó khăn trong việc xây dựng, kết nối, duy trì mối quan hệ với người khác do sự e ngại, giận dỗi, không chịu lắng nghe. Họ luôn cảm thấy bản thân mình quan trọng nhất, mình phải là trung tâm. Họ luôn khao khát được mọi người chú ý, ngưỡng mộ và công nhận.

Nguyên nhân hình thành nên lòng tự ái

Tự ái là một căn bệnh vật nguyên nhân tạo thành bệnh tự ái là gì? Không có nguyên nhân chính xác cho căn bệnh tự ái. Tuy nhiên, đối với những căn bệnh tâm lý nó thường bắt nguồn từ có cú sốc hay sự thay đổi trong tâm sinh lý. Tính tự ái  phần lớn xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên. Nó là giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Thời điểm này, cảm xúc con người đang trong giai đoạn phát triển, khao khát được khẳng định mình, hiếu thắng, hay so sánh với người khác. Những thay đổi trong tâm lý nếu kết hợp với môi trường sống không được nuôi dưỡng, giáo dục tốt sẽ tạo thành tính tự ái.

Tự ái có ý nghĩa là gì
Tuổi thiếu niên là tuổi dễ hình thành tính tự ái

Biểu hiện cho thấy bạn là người hay tự ái

Bạn có thể nhận biết mình hay những người xung quanh có phải là người tự ái hy không thông qua những biểu hiện bên ngoài. Những biểu hiện rõ ràng nhất của người có lòng tự ái là gì

Để cảm xúc lấn át

Những người có tự ái cao luôn đặt cái tôi lên hàng đầu trong công việc cũng như tình cảm. Khi bị người khác chỉ trích, phê bình hay coi thường họ không khống chế được sự tức giận, nổi nóng. Do đó, họ rất dễ đưa ra những quyết định, hành động sai lầm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Họ không đặt mình vào vị trí của của người khác mà luôn suy nghĩ đến cảm xúc của bản thân mà thôi. Do luôn hiếu thắng, không tiếp thu những ý kiến của người khác nên những cuộc tranh luận đi vào bế tắc, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ. 

Không chịu rút kinh nghiệm và tiếp thu điều mới mẻ

Họ quá bảo thủ với những quan điểm của bản thân nên không bao giờ nhìn nhận quan điểm của người khác. Khi ai đó có ý tốt muốn góp ý thì họ lại cảm thấy không hài lòng và tính tự ái trỗi dậy. 

Chính vì cố thủ với quan điểm của bản thân nên chẳng bao giờ họ rút kinh nghiệm từ người đi trước. Sau những vấp ngã, họ không hề nhận ra sai lầm của mình và không chịu thay đổi. Đây là rào cản khiến họ không tiếp nhận được những điều mới mẻ để hoàn thiện bản thân. Lâu dần họ trở nên nông cạn, dễ thất bại trong cuộc sống.

Kỹ năng làm việc nhóm kém

Hạn chế trong kỹ năng làm việc nhóm là một biểu hiện của tự ái. Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng cần thiết trong tất cả các công việc. Hợp tác, kết hợp với nhau sẽ giúp công việc đạt hiệu quả cao cả về năng suất lẫn chất lượng. 

Tự ái có ý nghĩa là gì
Tự ái khiến kỹ năng làm việc nhóm hạn chế

Bản chất của làm việc nhóm là đưa ra ý kiến và tranh luận nên rất dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi do bất đồng quan điểm. Trong các cuộc làm việc nhóm, người tự ái sẽ cảm thấy khó chịu, tức giận khi bị nói nặng hay bác bỏ ý kiến. Thậm chí, tính cách này có thể đưa họ đến hành động rút khỏi nhóm hay dự án đang làm. 

Điều này vừa ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp của bản thân, vừa gây gián đoạn và hậu quả nghiêm trọng cho công ty, doanh nghiệp. Bởi vậy, chúng ta mới thấy các công ty khi tuyển dụng rất ưu tiên những người có kỹ năng làm việc nhóm tốt.

Luôn trong trạng thái dằn vặt, đau khổ

Với tính cách của mình, những người có tính tự ái sẽ không thoát ra được những đau khổ, dằn vặt, ít có những khoảnh khắc vui vẻ. Những người tự ái hay để bụng, giữ trong lòng những lời chê trách của người khác rồi tự dằn vặt, làm mình khổ.  

Ích kỷ và vô cảm

Những người tự ái chỉ quan tâm, yêu thương chính bản thân mình. Cho nên, họ không quan tâm đến sự cố gắng hay nỗ lực của những người xung quanh. Người tự ái cao sẽ gặp khó khăn khi công nhận sự cố gắng, thành quả của người khác. Họ chắc chắn không phải là mẫu người cho đi mà không nhận lại gì. Người tự ái sống ích kỷ, khó bao dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. 

Thích biến mình thành trung tâm của sự chú ý

Người có lòng tự ái cao sẽ luôn muốn mình là trung tâm của sự chú ý trong công việc lẫn chuyện tình cảm. Trong các cuộc trò chuyện, họ luôn nhắc về thành tích của bản thân. Mục đích của họ là khiến bạn ngưỡng mộ họ, khiến họ trở nên quyền lực, có sức ảnh hưởng. 

Phân loại người tự ái

Nếu chỉ tiếp xúc qua thì sẽ rất khó để biết được ai sở hữu tính tự ái, bởi tự ái chỉ nổi lên khi gặp chuyện gì đó thôi. Chúng ta chỉ nhận diện được những người thể hiện ra bên ngoài thôi. Vậy bao nhiêu loại tự ái? Đặc điểm của những tính tự ái đó là gì

Người tự ái cũng chia làm hai loại đó là người tự ái bí mật và người tự ái công khai. Đối với những người công khai thì chúng ta dễ dàng nhận diện họ qua những biểu hiện, hành động hàng ngày. Những người tự ái công khai họ thường kiêu căng, ngạo mạn và khát khao được công nhận, khen ngợi.

Ngược lại, người tự ái bí mật thường có xu hướng sống nội tâm hơn. Những ghen ghét, bực tức đều được giấu hết và không bộc lộ ra bên ngoài để mọi người thấy.  

Tác hại do tự ái gây ra

Những thông tin trên đã cho bạn thấy rằng tính tự ái mang đến nhiều tiêu cực. Vậy hậu quả phải nhận của những người có tính tự ái cao là gì

Bị cô lập

Người tự ái sẽ luôn chú ý, săm soi lời nói của người khác. Đôi khi, những lời nói vui đùa của bạn khi vào tai họ lại là những lời nói chê bai, coi thường. Từ đó, họ sinh ra tâm lý né tránh, không tiếp xúc với người khác. 

Đồng thời người khác cũng sẽ ngại tiếp xúc với người tự ái vì lo sợ nói những lời nói khiến họ không hài lòng, bực tức, dẫn đến cái mâu thuẫn không đáng có. Cứ như vậy, người có tính cách này sẽ bị cô lập với thế giới xung quanh. Họ tự biến mình thành những người cô đơn, không ai muốn tiếp xúc. 

Dễ làm mất lòng người khác

Do bản tính thường xuyên cáu gắt, hờn dỗi nên dễ làm mất lòng người khác. Vì thế, những người này thường không có mối quan hệ nào lâu dài, bền vững. Đặc biệt trong tình yêu, tự ái khiến cuộc tình đi vào ngõ cụt, nhanh chóng tan vỡ do sự hờn giận và cho rằng đối phương không coi trọng mình. 

Dễ gặp phải thất bại

Tác hại lớn nhất của lòng tự ái là gì? Đó chính là khiến người có tính cách này không bao giờ có được thành công, gặp khó khăn trong quá trình thăng tiến, thường xuyên đối mặt với những thất bại. Trong công việc, nhất là làm việc nhóm, những suy nghĩ chủ quan, không chịu tiếp thu sẽ khiến họ không bao giờ rút được kinh nghiệm. Từ đó, họ chỉ dậm chân tại chỗ, vấp ngã liên tục.

Tự ái có ý nghĩa là gì
Tự ái kìm hãm con đường đến thành công

Gây ảnh hưởng đến người khác

Tính tự ái không chỉ gây ra ảnh hưởng cho bản thân người tự ái mà còn gây ảnh hưởng cho cả những người xung quanh. Đối với những công việc cần sự kết hợp của nhiều người mà trong đó xuất hiện một người có tính tự ái cao, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả. Họ có thể biến những cuộc tranh luận thành cãi vã, có thể bốc đồng rút ra khỏi nhóm khiến công việc gián đoạn, trì trệ.

Luôn sống trong dằn vặt, bức tức

Đau khổ nhất của người có tính tự ái cao là gì? Chính là không có mấy phút giây vui vẻ, luôn dằn vặt, bực tức, để trong lòng những lời nói của người khác. Những suy nghĩ này sẽ chi phối và chiếm toàn bộ thời gian của họ. Cho nên, họ sẽ chẳng mấy khi cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Cách vượt qua sự tự ái hiệu quả

Tự ái là một loại tính cách và cũng là một loại bệnh về tâm lý. Do đó, muốn vượt qua nó bạn phải tạo cho mình sự thoải mái, gạt bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực điều chỉnh để ổn định tâm lý dần dần. Hãy áp dụng những nguyên tắc mà bài viết đưa ra dưới đây để vượt qua tính tự ái một cách ngoạn mục nhé:

Tiếp thu và sửa đổi

Khi bị ai đó góp ý hay chỉ ra lỗi sai đừng vội cho rằng họ có ý xấu, muốn “dìm hàng” bạn. Hãy bình tĩnh nhìn nhận xem những lời họ nói có đúng không, nếu đúng phải tiếp thu và sửa ngay. 

Những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng sẽ khiến bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày. Những nhận xét của người khác như tấm gương phản chiếu con người của bạn vậy. Nó giúp bạn nhìn nhận bản thân khách quan hơn, nhìn được những thứ mà bản thân bạn không tự nhìn được. Vì vậy, đừng lo sợ , bực tức khi ai đó chỉ trích hay góp ý cho bạn.

Chứng minh lời nói của họ sai 

Nếu bạn thấy rằng ai đó đang đánh giá nhầm bạn thì bạn hãy học hỏi và chứng minh những điều họ nói về bạn là hoàn toàn sai. Đây là cách tốt nhất để cải thiện hình ảnh của bạn trong mắt người khác. Chứng minh bằng hành động chứ đừng dùng những hành động bốc đồng hay những lời nói hờn dỗi, la mắng.

Rèn luyện sự khiêm tốn

Tự ái nghĩa là gì? Đó là sự đề cao mình quá đáng. Đây là nguồn gốc khiến con người hờn dỗi, bực tức nếu bị chê bai, chỉ trích. Nếu không tự đề cao mình quá thì cũng sẽ chẳng cảm thấy xấu hổ, bực tức khi bị chê trách. Do đó, để kìm hãm và vượt qua sự tự ái thì cần phải rèn luyện sự khiêm tốn.

Sự khiêm tốn sẽ hạn chế sự kiêu căng, không khoe mẽ bản thân. Những người khiêm tốn bao giờ cũng được mọi người yêu mến hơn những người kiêu căng. Hãy nhìn nhận điểm mạnh của người khác để học hỏi, tìm điểm yếu của mình để thay đổi, chứ không phải chỉ chăm chăm vào điểm xấu của người khác và tung hô điểm tốt của mình.

Sống thoáng hơn, đừng so sánh

Bạn hãy học cách sống thoải mái, suy nghĩ thoáng hơn, loại bỏ cảm xúc chán nản. Khi bạn không kỳ vọng quá mức vào bản thân thì sẽ không có cảm giác bực tức khi thất bại. Bạn chỉ nên tập trung vào những mục tiêu của bản thân, đừng chạy theo sau bất cứ ai, đừng so sánh mình với người khác rồi mặc cảm. Đừng chạy đua với người khác chỉ để khao khát nhận về sự ngưỡng mộ, đề cao. 

Đây là cách giúp bạn vượt qua được tính tự ái hiệu quả nhất. Bạn hãy học hỏi khi thấy điều hay, sửa đổi dần dần, loại bỏ những cáp xấu, đừng kỳ vọng quá mức vào bản thân. Hãy gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, sống thoáng hơn với chính mình và những người xung quanh. Những điều này sẽ là bí quyết giúp bạn kiểm soát thành công sự tự ái trong con người bạn.

Phân biệt hai tính cách tự trọng và tự ái 

Tự trọng là mình tự trân trọng giá trị của bản thân, tự ái là yêu bản thân. Nếu xét theo nghĩa mặt chữ thì tự trọng và tự ái có vẻ giống nhau, đều là sự yêu thương trân trọng bản thân. Tuy nhiên, tự trọng và tự ái lại có hàm nghĩa, sắc thái, biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, đừng nhầm lẫn hai từ này với nhau bạn nhé. Cách phân biệt tự trọng và tự ái là như thế nào. Bài viết sẽ phân biệt hai khái niệm này để bạn không còn bị nhầm lẫn nữa. Tự trọng là một đức tính tốt đẹp của con người còn tự ái là một tính cách cần sớm được loại bỏ.

Xem thêm: Lòng tự trọng là gì? Câu nói về lòng tự trọng đáng suy ngẫm

Tự trọng luôn là đức tính khiến người khác ngưỡng mộ. Nó là thước đo cái nhìn của người khác về bạn. Những người có tự trọng cao sẽ biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của bản thân, không cho bất kỳ ai xâm phạm. Tuy tôn trọng bản thân nhưng họ cũng biết cách tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng tiếp thu, học hỏi những điều mới mẻ, không hề bảo thủ với các quan điểm cá nhân. Chính vì yêu phẩm giá của bản thân nên họ luôn tìm cách để trau dồi và bảo vệ. Họ là những người biết kiềm chế nhu cầu, ham muốn của bản thân nên ít bị những thứ phù phiếm cám dỗ.

Tự ái là một tính cách xấu, cần được kìm hãm và buông bỏ. Do quá yêu bản thân nên cái tôi của những người tự ái cực kỳ cao. Đề cao bản thân quá mức nên khi bị phê phán, coi thường, đánh giá thấp sẽ tỏ thái độ hờn dỗi, khó chịu, bực bội. Người tự ái sẽ không muốn bản thân bị chỉ trích hay “dạy đời”. Họ chỉ khao khát được nhận về những lời khen, sự công nhận. Họ không chịu tiếp thu những lời góp ý từ người khác. Do đó, những người tự ái rất hay có thái độ tiêu cực, nảy sinh những hành động bốc đồng, thiếu sáng suốt.

Tự ái có ý nghĩa là gì
Tự trọng và tự ái là hai tính cách đối lập nhau

Tóm lại, đây là hai tính cách hoàn toàn khác nhau. Tự trọng là biểu hiện của sự trưởng thành, bao dung và độ lượng. Họ luôn biết mình, biết ta, biết cố gắng để hoàn thiện bản thân. Người tự trọng cực kỳ sòng phẳng, có cho có nhận, mang ơn nhất định sẽ báo đáp. Ngược lại, người tự ái thì chỉ quan tâm đến ý kiến cá nhân, không tiếp thu và rút kinh nghiệm từ người khác. Vì thế, họ liên tiếp mắc sai lầm, tách bản thân ra khỏi thế giới, huỷ hoại cuộc sống của chính mình. 

Xem thêm: Tự luyến là gì? Tự luyến có phải là bệnh nguy hiểm không?

Những câu nói về lòng tự ái sâu cay

Lòng tự ái là một tính cách nằm ẩn sâu trong góc nhỏ tâm hồn. Những ai không chế ngự được nó sẽ khiến nó trỗi dậy. Một khi lòng tự ái đã lên cao thì rất khó để có thể vượt qua và kìm hãm nó. Hãy cùng bình tĩnh lại, suy ngẫm về lòng tự ái. Một số câu nói hay, sâu cay, đáng suy ngẫm về lòng tự ái:

  • Một khi lòng tự ái bị tổn thương thì nó có thể khiến cho người đàn bà lồng lộn lên để báo thù, còn hơn cả sư tử cái bị cướp mất con.
  • Tự ái sẽ vẫn còn hoạt động 15 phút sau khi con người người lìa đời.
  • Càng lớn tuổi, đam mê càng lụi tàn nhưng lòng tự ái thì khác, nó chẳng bao giờ chết.
  • Người ta chỉ có thể làm tổn thương lòng tự ái, chứ không thể giết chết được nó.
  • Lòng tự ái như một con quái vật, nó có thể ngủ yên trong cơ thể của những kẻ tàn bạo nhất, nhưng khi nó đã thức dậy thì sẽ đả thương cho đến chết chỉ vì một vết trầy trụa nhỏ.

Hy vọng rằng với bài viết này bạn đã hiểu rõ tự ái là gì và những tác hại mà nó gây ra cho cuộc sống. Điều này sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh, kiểm soát bản thân tránh xa tính tự ái để vươn đến  hạnh phúc và thành công.

Nguồn bài viết: mayruaxemini.vn