Trung bình một phút nói bao nhiêu từ

Tốc độ viết tay trung bình của một người trưởng thành là 40 ký tự, tương đương khoảng 13 từ một phút.

Tốc độ cao nhất nằm đâu đó khoảng 120-155 ký tự, kỷ lục là 190 ký tự, tương đương khoảng 63 từ một phút.

Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích cho con người từ việc học tập tới giải trí, thư giãn, tích lũy tri thức, tìm hiểu thế giới. Đã có quá nhiều bài viết nói về lợi ích, công dụng của việc đọc sách nên chúng tôi sẽ không muốn nhắc đến các vấn đề này nữa. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tốc độ đọc trung bình của người Việt Nam và các kỹ thuật để cải thiện tốc độ đọc giúp cho mọi người có thể đọc được nhiều sách hơn, tích lũy thêm điều mới lạ, thú vị. Cùng theo dõi nhé!

1. Tốc độ đọc trung bình của người Việt Nam như thế nào?

Ở Việt Nam chúng ta mới có lớp học dạy đánh vần chứ chưa hề có lớp học dạy đọc sách. Như thế thì khi các bạn nhỏ đến lớp mới học được cách đánh vần và luyện đọc theo bản năng của mình. Khi các bạn đọc sách cũng chỉ theo phương pháp đã học là đọc từng chữ một chứ không theo bất kỳ phương pháp nào cả.

Tốc độ đọc trung bình của người Việt trong một phút sẽ được khoảng 200 - 240 từ [tức là trong 1 phút sẽ đọc được khoảng 1 trang sách]. Đây là một tốc độ khá chậm. Như vậy, với mỗi cuốn sách khoảng 200 trang, mỗi ngày các bạn bỏ ra 30 phút thì sau khoảng 1 tuần các bạn mới đọc hết cuốn sách. Đó còn chưa kể đến việc bạn kéo dài thời gian đọc trong nhiều ngày, bỏ bê việc đọc, bàn tới bàn lui về việc đọc sách.

Tốc độ chậm như thế cũng làm cho giảm cảm giác thú vị khi đọc sách, mọi người cũng lười hơn vì việc đọc sách thật nhiều chữ và tốn thời gian làm sao. Thay vì đọc vài ba hôm đến một tuần là xong thì bây giờ kéo dài cả tháng trời. Chẳng có ai thích điều này cả!

Tốc độ đọc trung bình ở mức thấp

Có rất nhiều cuốn sách được bán chạy trên thế giới, được rất nhiều người yêu thích. Cuốn sách đó được những dịch giả Việt Nam dành rất nhiều thời gian để dịch thuật, chau chuốt câu từ. Cuối cùng, lại chẳng được mọi người đón nhận vì quá dài.

Theo một kết quả khảo sát thì trung bình một người ở Việt Nam chỉ đọc chưa tới một cuốn sách trong một năm. Trong đó, còn có rất nhiều cuốn sách phục vụ cho mục đích giải trí. Do đó, số lượng kiến thức chúng ta tích lũy thông qua sách thực sự rất ít.

Đâu đó người ta đã từng nói “Đọc sách chưa chắc đã giàu, nhưng người giàu chắc chắn sẽ đọc sách”. Vậy nên, muốn để bản thân thay đổi từ tư duy, suy nghĩ đến lối sống, trước tiên các bạn cần phải cải thiện được tốc độ đọc sách và thói quen đọc sách mỗi ngày. Không có lớp học dạy đọc sách thì chúng ta có thể tự rèn luyện kỹ năng cho mình.

2. Cách cải thiện tốc độ đọc

2.1. Hướng dẫn chung về cải thiện tốc độ đọc

- Giảm thời gian đọc mỗi dòng

Người đọc sẽ không đọc theo một đường thẳng hết dòng này đến dòng khác mà phải đọc chữ nhảy cóc [đọc lướt]. Tuy nhiên, không được lướt từ đầu với cuối trang mà phải biết được điểm dừng sau mỗi khoảng lướt để lưu trữ thông tin.

Giảm thời gian đọc mỗi dòng để tăng tốc độ

- Bỏ qua thông tin ngoài điểm dừng

Phần nằm ngoài điểm dừng của mắt sẽ chỉ chiếm khoảng 30% thời lượng, các nội dung chính được chú trọng hơn để cải thiện tốc độ đọc.

- Tăng chiều ngang của tầm nhìn

Người đọc cần phải đặt tầm nhìn bao quát hơn [mở rộng tầm nhìn] để bao quát được toàn bộ nội dung giúp cho việc tiếp cận nội dung có thể tối ưu được tới 50% so với việc chỉ tập trung vào điểm dừng.

2.2. Bài test kỹ thuật cải thiện tốc độ đọc

2.2.1. Kiểm tra tốc độ

Để kiểm tra được tốc độ đọc của mình, các bạn có thể copy nội dung của một trang sách [bài báo, bài văn hoặc bất cứ nội dung văn bản nào khác] vào word hoặc google trang tính để đếm số lượng từ. Nếu các bạn sử dụng sách thì có thể ước lượng được số từ trong một trang bằng cách đếm tổng số từ trong 5 - 10 dòng đầu tiên, rồi chia cho số lượng dòng và nhân kết quả đó với tổng số dòng trong trang.

Kiểm tra tốc độ đọc mỗi dòng

Các bạn sẽ thực hiện bấm giờ và kiểm tra tốc độ đọc của mình trong vòng 1 phút. Nhớ là kiểm tra tốc độ đọc bình thường thôi, các bạn không nên cố đọc tốc độ nhanh hơn bình thường vì nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả chính xác. Thông qua đó, các bạn có thể biết được số từ mà mình đã đọc được trong thời gian 1 phút.

2.2.2. Theo dõi và tăng tốc

Trong lần kiểm tra vừa rồi, các bạn có dùng ngón tay, bút, thước kẻ hay bất cứ dụng cụ nào để chỉ vào dòng đọc của mình để định hướng cho mắt hay không? Đây chính là cách thức đọc giúp điều khiển đôi mắt hoạt động theo chỉ dẫn và dễ theo dõi hơn.

Việc dùng các vật thể để chỉ dẫn như vậy giúp cho bạn có thể duy trì được tốc độ đọc ổn định từ đầu tới cuối mà không bị ngắt quãng, việc đọc cũng xuyên suốt và ổn định hơn. Có lẽ đây cũng là lý do mà rất nhiều các cuốn sách được sản xuất có kèm theo markbook kèm theo vừa để đánh dấu trang, vừa để chỉ dẫn dòng cho người đọc.

Sử dụng vật thể chỉ dẫn đọc sách

Trong khoảng thời gian 2 phút đầu tiên, các bạn hãy đọc mỗi dòng trong 1 giây, dù có vì lý do gì thì các bạn cũng không nên mất hơn 1 giây để đọc. Sau khi đã đạt được mức 1 giây/dòng. Các bạn sẽ lặp lại kỹ thuật đọc đó trong thời gian là 0.5 giây [tức 2 dòng 1 giây]. Hãy duy trì tốc độ này trong 3 phút, não bộ của bạn sẽ được làm quen nhanh chóng.

Trong quá trình rèn luyện kỹ năng này, các bạn chỉ nên tập trung vào cuốn sách chứ đừng suy nghĩ bất cứ vấn đề nào khác. Nói một cách vui vẻ thì giống như kiểu đây là lần cuối bạn được đọc sách vậy.

2.2.3. Mở rộng tầm nhìn

Khi các bạn tăng tốc độ đọc sách 0.5 giây/dòng thì bản thân các bạn đã tự tập được phản xạ về điểm tập trung của mắt. Tuy nhiên, để đạt được “cảnh giới” cao nhất của việc đọc sách thì người đọc cần phải rèn luyện thêm việc mở rộng tầm nhìn cho mắt.

Lúc này, người đọc không chỉ tập trung vào một điểm nữa mà cần phải bao quát hết nội dung bao quanh điểm nhìn đó. Tốc độ của người đọc sẽ có thể tăng thêm gấp 3 lần so với ban đầu. Ví dụ một câu nói: “Việt Nam chúng ta tiêu tốn thời gian khoảng 1 phút cho 1 trang sách”. Trong câu nói này, nếu các bạn chỉ tập trung điểm dừng tại Việt Nam và 1 phút cho 1 trang sách thì các bạn đã tiết kiệm được ½ thời gian đọc câu này.

Mở rộng tầm nhìn đọc sách

Bài luyện 1: Đọc 1 giây 1 dòng với 1 chữ đầu và 1 chữ cuối [đọc trong 1 phút]

Bài luyện 2: Đọc 1 giây 1 dòng với 2 chữ đầu và 2 chữ cuối [đọc trong 1 phút]

Bài luyện 3: Đọc ½ giây 1 dòng với 3 chữ đầu và 2 chữ cuối [đọc trong 3 phút]

Ban đầu, chắc chắn các bạn sẽ chẳng hiểu nổi bản thân mình đang đọc cái gì và cảm thấy cách luyện đọc này chẳng mấy hiệu quả. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, các bạn sẽ tự phản xạ để thích nghi với cách đọc này, dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đừng quên kết hợp với markbook [công cụ chỉ dẫn] để nâng cao hiệu quả đọc sách nhé.

2.2.4. Tính toán tốc độ đọc

Sau thời gian nâng cao tốc độ đọc, các bạn hãy kiểm tra lại thử tốc độ đọc của mình xem đã được cải thiện hay chưa. Cách thức kiểm tra giống như phần 2.2.1 ban đầu. Chắc chắn lần kiểm tra này sẽ khiến cho bạn bất ngờ đó.

3. Kết luận

Như vậy, ngoài việc thực hành đúng kỹ năng đọc sách thì người đọc còn phải thường xuyên đọc sách thì mới có thể cải thiện được tốc độ đọc trung bình của mình.

Rèn luyện thói quen đọc sách

Bài viết này không nhằm chê bai hay đánh giá không tốt về cách đọc chậm nghiền ngẫm. Vì mỗi người lại có một quan điểm và cách đọc sách khác nhau. Chúng tôi chỉ muốn giúp cho các bạn có thể đọc sách nhanh hơn, hứng thú với việc đọc nhiều hơn, cải thiện được văn hóa đọc của người Việt.

Nếu các bạn không có nhiều thời gian cho việc đọc sách thì có thể tham khảo thêm về phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói để việc đọc sách trở nên đơn giản hơn. Người đọc sách có thể cùng gia đình và những người thân yêu của mình nghe những cuốn sách thú vị mà không tốn quá nhiều thời gian. Đọc sách mỗi ngày giúp cho chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn!

Trên đây là toàn bộ nội dung về tốc độ đọc trung bình của người Việt Nam. Chúc các bạn sớm cải thiện được tốc độ đọc của mình, yêu và đọc sách nhiều hơn.

Có thể bạn chưa biết cách đọc sách của các tỷ phú trên thế giới

Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn cách đọc sách của các tỷ phú trên thế giới. Xem ngay tại link sau:

Chủ Đề