Trực quan sinh động gồm có những hình thức cơ bản nào?

Con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi nhận thức không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó đã được Lênin chỉ ra như sau:
"Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan".

Theo Lênin, quá trình nhận thức trải qua hai khâu:

1. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
a] Trực quan sinh động [hay nhận thức cảm tính] là giai đoạn đầu tiên, gắn liền với thực tiễn và thông qua các giác quan trong đó:
+ Cảm giác là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự vật, hiện tượng tác động vào các giác quan, gây nên sự kích thích của các tế bào thần kinh làm xuất hiện các cảm giác. Cảm giác là hình ảnh phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng như màu sắc, mùi, vị, độ rắn...
+ Tri giác là hình thức kế tiếp sau cảm giác. Tri giác không phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, mà phản ánh nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ giữa chúng với nhau: tri giác được hình thành từ nhiều cảm giác kết hợp lại. Cũng giống như cảm giác, tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cánh trực tiếp thông qua các giác quan.
+ Biểu tượng là hình thức cao nhất của trực quan sinh động.
Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật do tri giác đem lại. Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi sự vật không còn hiện diện trực tiếp trước chủ thể. Con người không cần quan sát trực tiếp sự vật mà vẫn hình dung ra chúng dựa trên sự tiếp xúc nhiều lần trước đó. Do đó ở biểu tượng, nhận thức đã ít nhiều mang tính chất gián tiếp. Biểu tượng là khâu trung gian giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.

b] Tư duy trừu tượng [hay nhận thức lý tính] là giai đoạn cao của quá trình nhận thức gồm các hình thức khái niệm, phán đoán, suy lý:
+ Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng.
Nó phản ánh, khái quát những đặc tính cơ bản và phổ biến của một lớp các sự vật, hiện tượng nhất định.
Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là kết quả của sự khái quát những tri thức do trực quan sinh động đem lại.
+ Phán đoán là sự vận dụng các khái niệm trong ý thức con người để phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng cũng như các thuộc tính, tính chất của chúng.
Có rất nhiều loại phán đoán khác nhau: phán đoán khẳng định, phán đoán phủ định, phán đoán phổ biến, phán đoán đặc thù và phán đoán đơn nhất.
+ Suy lý là quá trình lôgíc của tư duy tuân theo quy luật nhất định để tạo ra một phán đoán mới từ những phán đoán tiền đề.
Tính chân thực của phán đoán kết luận phụ thuộc vào tính chân thực của phán đoán tiền đề cũng như tính hợp quy luật của quá trình suy luận.

c] Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Nhận thức cảm tính khác nhận thức lý tính ở chỗ: nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp, phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính. Ngược lại, nhận thức lý tính là giai đoạn cao, phản ánh khách thể một cách gián tiếp, khái quát đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể.

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một quá trình nhận thức, dựa trên cơ sở thực tiễn và hoạt động thần kinh cao cấp. Giữa chúng có sự tác động qua lại: nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính, nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén hơn.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy cảm [đề cao vai trò của nhận thức cảm tính] và chủ nghĩa duy lý [đề cao vai trò của nhận thức lý tính].

2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
- Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra, khẳng định chân lý hay là sai lầm. Ngoài ra, mục đích của nhận thức là để định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.
- Quay trở về thực tiễn, nhận thức hoàn thành một chu trình biện chứng của nó. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn mới một chu trình nhận thức tiếp theo lại bắt đầu và cứ như thế mãi mãi.

  • Câu hỏi:

    Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn trực quan sinh động? 

    • A. Khái niệm
    • B. Biểu tượng 
    • C. Cảm giác 
    • D. Tri giác

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: C

    Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi HOC247 cung cấp đáp án và lời giải

    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

  • Theo quan niệm của triết học MácLênin, thực tiễn là?
  • Theo quan niệm của triết học MácLênin, bản chất của nhận thức là?
  • Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn trực quan sinh động? 
  • Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các khái niệm? 
  • Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học MácLênin là gì? 
  • Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các phán đoán? 
  • Xác định quan niệm sai về thực tiễn?
  • Chọn câu trả lời đúng. Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là vì?
  • Chọn câu trả lời đúng. Chân lý là?
  • Chọn câu trả lời đúng. Trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hình thức nào là quan trọng nhất?
  • Chọn câu trả lời đúng. Một trong những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
  • Chọn câu trả lời đúng. Hình thức nào sau đây biểu hiện hoạt động thực tiễn của con người? 
  • Hãy xác định cách định nghĩa đúng nhất theo quan điểm của triết học MácLênin? 
  • Hãy xác định cách định nghĩa đúng nhất theo quan điểm triết học MácLênin? 
  • Hãy xác định cách giải thích đúng nhất theo quan điểm triết học MácLênin? Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì sao?
  • Hãy xác định cách giải thích đúng nhất theo quan điểm triết học MácLênin: Lao động là yếu tố đầu tiên, cơ bản, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên vì?
  • Hãy xác định phương trả lời đúng nhất. Yếu tố nào của dân số tác động chủ yếu tới sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay?
  • Quan điểm, tư tưởng của xã hội là chủ yếu thuộc phạm trù nào? 
  • Các thiết chế như Nhà nước, Đảng, chính trị… là các yếu tố thuộc phạm trù nào? 
  • Phương thức sản xuất là thể thống nhất của các nhân tố nào?
  • Cấu trúc của lực lượng sản xuất bao gồm?
  • Mặt tự nhiên của phương thức sản xuất là gì?
  • Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất? 
  • Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất? 
  • Mặt xã hội của phương thức sản xuất là gì? 
  • Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội trong lịch sử? 
  • Phạm trù nào nói lên thể thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?
  • Tư liệu sản xuất đặc trưng trong phương thức sản xuất phong kiến là?
  • Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vao trò quyết định?
  • Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của xã hội?
  • Chọn câu sai trong các câu sau đây:
  • Chọn câu sai trong các câu sau đây:
  • Chọn câu sai trong các câu sau đây:
  • Chọn câu sai trong các câu sau đây:
  • Biển hiện nào sau đây nói lên vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội?
  • Chọn câu trả lời đúng: Theo quan điểm MácLênin, muốn thay đổi một chế độ xã hội thì?
  • Chọn câu trả lời đúng: Cơ sở hạ tầng là?
  • Chọn câu trả lời đúng: Sự biến đổi của quan hệ sản xuất do yếu tố nào quyết định nhất? 
  • Chọn câu trả lời đúng: Sự biến đổi có tính chất cách mạng nhất của kiến trúc thượng tầng là do?
  • Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học MácLênin: Sản xuất vật chất là? 
  • Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học MácLênin: Nhân tố quyết định sự tồn tại của xã hội là?
  • Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học MácLênin: Trong các hình thức của sản xuất xã hội, hình thức nào là nền tảng?
  • Đối tượng lao động là?
  • Tư liệu sản xuất?
  • Lực lượng sản xuất gồm?
  • LLSX quyết định QHSX trên các mặt?
  • QHSX tác động thúc đẩy sự phát triển LLSX khi?
  • Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ?
  • Yếu tố nào không thuộc LLSX?
  • Những yếu tố nào trong đó các yếu tố sau không thuộc QHSX 
  • Môn khoa học nào sau đây không thuộc Chủ nghĩa Mác Lênin?
  • Hãy chọn phán đóan đúng về mặt đối lập
  • Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?Hãy chọn phương án sai
  • Mâu thuẫn nào tồn tại trong suốt quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng?
  • Sự đấu tranh của các mặt đối lập?Hãy chọn phán đóan đúng.?
  • Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó gọi là mâu thuẫn gì?
  • Mâu thuẫn đối kháng tồn tại ở đâu?
  • Hãy chọn phán đóan đúng về mối quan hệ giữa Sư thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” .
  • Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” nói lên đặc tính nào của sự vận động và phát triển?
  • Chọn các quan điểm đúng về “phủ định biện chứng”.
  • Chọn các quan điểm đúng về phủ định biện chứng”?
  • Phán đoán nào về phạm trù Chất là sai?
  • Lượng của sự vật là gì? Chọn câu trả lời đúng.
  • Tiền đề lý luận của sự ra đời chủ nghĩa Mác? Chọn câu trả lời đúng.?
  • Triết học có tính giai cấp không? Chọn câu trả lời đúng/
  • Từ những năm 90 của thế kỷ thứ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng và rơi vào g
  • Mục đích Học tập nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở nước ta hiệ
  • Những yêu cầu Học tập nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ? 
  • Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông âu?
  • Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là?

ADSENSE

ADMICRO

Bộ đề thi nổi bật

Chủ Đề