Trong tế bào cơ tế cơ là gì

Cơ vân giúp di chuyển các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các chi. Cơ vân bao phủ xương và tạo hình dáng cho cơ thể chúng ta.

Với mỗi một cơ vân trong cơ thể con người sẽ có một cơ giống hệt ở bên đối diện. Có khoảng 320 cặp cơ song phương giống hệt nhau. Khi một cơ co lại, cơ kia sẽ giãn rộng và điều này cho phép xương di chuyển.

Các cơ được gắn vào các gân, các gân được gắn vào hoặc kết nối trực tiếp với xương. Các gân mở rộng trên các khớp, điều này giúp giữ cho các khớp ổn định.

Cơ vân là loại cơ duy nhất có thể được kiểm soát một cách có ý thức. Hầu hết các chuyển động của chúng ta xảy ra khi cơ vân co lại. Bao gồm di chuyển mắt, đầu, cánh tay, ngón tay, chạy, đi bộ và nói chuyện, biểu cảm trên khuôn mặt như cười, cau mày, miệng và chuyển động lưỡi đều được kiểm soát bởi các cơ vân.

Cơ vân liên tục thực hiện các điều chỉnh nhỏ để duy trì tư thế, giúp giữ thẳng một người hoặc giữa đầu ở một vị trí. Các xương cần được giữ đúng vị trí để khớp xương không bị trật khớp. Các cơ vân và gân giúp thực hiện điều này.

Cơ vân cũng tạo ra nhiệt khi chúng co lại và giải phóng ra. Điều này giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Có đến khoảng 85% nhiệt lượng cơ thể là do sự co cơ.

Cơ vân được chia thành các loại khác nhau, có hai loại chính đó là:

  • Loại I - cơ đỏ hoặc cơ giật chậm: đây là những cơ dày đặc và có mao mạch. Chúng rất giàu myoglobin và ty thể, điều này khiến cho chúng có màu đỏ. Loại cơ này có thể co lại trong một thời gian dài mà không cần nỗ lực nhiều. Cơ bắp loại I có thể duy trì hoạt động hiếu khí bằng cách sử dụng carbohydrate và chất béo làm nhiên liệu.
  • Loại II - cơ bắp co giật nhân: những cơ này có thể co lại nhanh chóng và với rất nhiều lực. Co lại mạnh mẽ nhưng rất ngắn ngủi. Loại cơ này chịu trách nhiệm cho hầu hết sức mạnh cơ bắp của chúng ta. Các cơ này có thể gia tăng khối lượng sau thời gian tập luyện cân nặng.
  • Cơ bắp chiếm khoảng 40% tổng trọng lượng cơ thể.
  • Trái tim là cơ bắp làm việc chăm chỉ nhất trong cơ thể. Nó bơm khoảng 5l máu mỗi phút.
  • Cơ mông lớn là cơ bắp lớn nhất cơ thể. Nó giúp chúng ta duy trì một tư thế đứng thẳng.
  • Tai chúng ta chứa các cơ nhỏ nhất trong cơ thể cùng với các xương nhỏ nhất.
  • Cơ cắn là cơ mạnh nhất tính theo trọng lượng. Nó cho phép hàm răng cắn lại với một lực lên đến 55 pounds trên răng cửa hoặc 200 pounds trên răng hàm.

Hệ thống cơ bắp là một mạng lưới phức tạp và quan trọng đối với cơ thể con người. Cơ bắp tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Chúng kiểm soát nhịp tim, nhịp thở, giúp tiêu hóa và cho phép chúng ta di chuyển.

Cơ bắp phát triển mạnh khi chúng ta tập thể dục và ăn uống khoa học. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập thể dục quá nhiều cũng có thể gây đau cơ. Đau cơ cũng có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn đang ảnh hưởng đến cơ thể. Một số bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống cơ bắp bao gồm:

Cơ là mô mềm có ở hầu hết các loài động vật. Tế bào cơ có các sợi protein actin và myosin trượt lên nhau, tạo độ co giãn, làm thay đổi chiều dài và hình dạng của tế bào cơ. Cơ có chức năng tạo ra lực và chuyển động, chủ yếu là duy trì và thay đổi tư thế cũng như hoạt động của các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như sự co bóp của tim và di chuyển thức ăn trong ruột.

Cấu trúc hệ cơ

Mô cơ là một loại mô mềm, thuộc một trong bốn loại mô cơ bản trong cơ thể. Có 3 loại mô cơ điển hình ở các loài động vật có xương sống:

  • Cơ vân hay “cơ vận động có ý thức” liên kết với xương nhờ gân và khi cơ này co lại, chúng có chức năng di chuyển và duy trì tư thế;
  • Cơ trơn hoặc “cơ vận động vô thức” được tìm thấy ở thành của các cơ quan và nội tạng như thực quản, dạ dày, ruột, phế quản, tử cung, niệu đạo, bàng quang, mạch máu và lỗ chân lông. Không giống như cơ vân, cơ trơn không thể điều khiển được;
  • Cơ tim cũng là một “cơ vận động vô thức”, nhưng có phần giống với cấu trúc cơ vân hơn và chỉ tìm thấy ở tim.

Chức năng của các cơ trong hệ cơ

  • Cơ vân tạo ra chuyển động. Chức năng chính của cơ vân là tạo ra những chuyển động có ý thức và tinh vi. Các cử động lớn bao gồm đi bộ, đứng, hái lượm, nấu ăn, xoay ghế, chạy, chơi thể thao và nâng vật nặng. Các cơ vân có tác dụng bảo vệ các cơ quan nội tạng, cơ bụng và các cơ của phần bụng dưới bảo vệ các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Khoang bụng không được xương bảo vệ như lồng ngực bảo vệ tim và phổi, thay vào đó các cơ quan ở bụng được bảo vệ bằng các cơ ngang bụng, cơ chéo trước, cơ chéo sau và cơ thẳng bụng (cơ tạo ra 6 múi bụng);
  • Cơ tim có tác dụng bơm máu. Sự co bóp của cơ tim là vô thức và chủ yếu được kiểm soát bởi hệ thống điện tim, sự co bóp của cơ tim bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trong máu;
  • Cơ trơn giúp tiêu hóa thức ăn. Các cơ trơn trong dạ dày và ruột giúp tiêu hóa các loại thực phẩm bạn hấp thụ. Các cơn co thắt không tự chủ trong dạ dày và ruột giúp tiêu hóa và di chuyển thức ăn dọc theo đường tiêu hóa. Cuối cùng, các chất không thể tiêu hóa sẽ được thải ra trực tràng. Cơ trơn đảm bảo lưu lượng máu đến khắp cơ thể. Chúng cũng có trong thành mạch máu. Khi tim co bóp, động mạch mở rộng để tống máu ra ngoài. Các cơ trơn trong động mạch sau đó sẽ co lại hoặc giãn ra để giúp lưu thông máu trong suốt hệ tuần hoàn và điều chỉnh huyết áp.

Hệ cơ hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, tín hiệu sẽ được truyền từ hệ thần kinh trung ương xuống các dây thần kinh ngoại biên và đến vùng tiếp xúc giữa thần kinh và cơ gọi là synap thần kinh cơ, chất dẫn truyền thần kinh sẽ được tiết ra ở đây;