Trình bày nguyên lý thiết kế xây mỗi nhà cao tầng BTCT

Dân số ngày một gia tăng khiến con người rơi vào tình cảnh đất chật người đông, nhất là ở những thành phố lớn, nơi mà những ngôi nhà lô góc, mặt tiền hẹp, chiều sâu bỗng trở thành “túp lều lý tưởng”, nơi cư trú vô cùng hợp lý. Nhu cầu ăn uống không còn là vấn đề lo ngại mà thay vào đó con người bắt đầu quan tâm đến thẩm mỹ, không gian sống đẹp, tiện nghi và thoải mái. Cũng chính vì vậy, nhà cao tầng chính là lựa chọn của tất cả những gia chủ sinh sống ở thành phố hiện nay. Vậy xây nhà cao tầng có tiêu chuẩn gì không? để đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Hiểu được những băn khoăn này, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc quy trình và các tiêu chuẩn khi thiết kế và xây nhà cao tầng.

Nhà cao tầng – xu hướng xây dựng hiện nay

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ đến khi diện tích đất sử dụng quá ít người ta mới nghĩ đến xây nhà cao tầng. Tuy nhiên, từ thời La Mã cổ đại đã có một số tòa nhà đạt đến độ cao là 10 tầng hoặc hơn với 200 bậc thang.

Cho đến ngày nay, nhà cao tầng ngày càng phát triển và được chia thành 5 loại nhà cao tầng với số lượng tầng khác nhau.

  • Nhà cao tầng loại 1 với số tầng từ 7 tầng đến 11 tầng.
  • Nhà cao tầng loại 2 với số tầng từ 12 tầng đến 15 tầng.
  • Nhà cao tầng loại 3 với số tầng từ 16 tầng đến 25 tầng.
  • Nhà cao tầng loại 4 với số tầng từ 17 tầng đến 33 tầng.
  • Nhà cao tầng loại 5 với số tầng từ 34 tầng đến 50 tầng.

Mỗi tòa nhà cao tầng đều là một khối thống nhất với các kết cấu liên kết chặt chẽ với nhau như móng, tường, dầm, kèo, trần, trụ, mái nhà, cửa sổ, cửa ra vào,…Kết cấu này được chia làm hai loại là kết cấu ngăn chắn và kết cấu chịu lực.

  • Sự liên kết giữa kết cấu chịu lực tạo nên khung xương của ngôi nhà. Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển nên kết cấu chịu lực được chia làm 3 loại. Thứ nhất là kiểu nhà có khung với khung xương chính là bê tông cốt thép. Thứ hai, kiểu nhà không có khung tức được xây một cách liên tục không cần khung chịu lực, dùng tường và vách ngăn làm kết cấu chịu lực. Cuối cùng, kiểu nhà kết hợp là kiểu vừa có khung bê tông cốt thép vừa có vách ngăn chịu lực.
  • Dựa vào phương pháp xây nhà cao tầng, người ta chia thành các kiểu nhà khác nhau. Nhà nguyên khối là kiểu nhà được đổ bê tông một cách liên tục, tường, cột và vách ngăn liên kết với nhau tạo thành một khối. Nhà lắp ghép hay nhà lắp ghép toàn khối lớn đều sử dụng các cấu kiện đã được chế tạo sẵn để lắp vào. Nhà bán lắp ghép là nhà có khung được đổ bê tông một cách liên tục, còn các tấm panel sẽ được lắp ghép sau khi khung nhà hoàn thiện.

Trước khi tiến hành thi công xây nhà cao tầng, bạn cần phải đảm công trình đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

Phương tiện đi lại được sử dụng ngày càng nhiều, chính vì vậy hầm để xe trong mỗi tòa nhà là không thể thiếu được. Điều quan trọng là xe được để đúng nơi, đúng chỗ và đúng quy định, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, ảnh hưởng đến giao thông. Bên cạnh đó, tầng hầm còn là nơi che mưa, che nắng giúp xe không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài và tránh bị mất. 

Tùy thuộc từng công trình có hạ tầng, kết cấu mà chủ thầu sẽ quyết định chiều cao phù hợp nhất nhưng vẫn đảm bảo đúng với quy định của pháp luật.

Quy định hiện hành về tiêu chuẩn thiết kế hầm để xe khi xây nhà cao tầng như sau:

  • Đối với nhà cao tầng thương mại, cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ phải có 20m2 diện tích để xe.
  • Đối với nhà ở xã hội, cứ 100m2 diện tích sử dụng phải có 12m2 để xe.
  • Đối với chung cư: chỗ để xe ô tô cho 4 hộ đến 6 hộ phải có tiêu chuẩn diện tích 25m2/xe, chỗ để xe mô tô, xe máy với mỗi hộ sẽ để 2 xe có diện tích dao động từ 2.5m2 đến 3m2, chỗ để xe đạp tính 1 xe/hộ với tiêu chuẩn diện tích là 0.9m2/xe.
  • Chiều cao tối thiểu của hầm là 2.2m.
  • Độ dốc của lối ra vào hầm không lớn hơn 15% chiều sâu của hầm.
  • Kích thước độ dốc của hầm không được nhỏ hơn 0.9 x 1.2m.
  • Nền và vách hầm cần phải đổ bê tông cốt thép dày 20cm để tránh nước làm ngập hầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào.

Để đảm bảo các phụ  luôn đủ điện năng với chất lượng trong phạm vi cho phép thì khi thiết kế hệ thống cung cấp điện phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

  • Hệ thống điện tòa nhà phải đạt TCVN 7447:2005-2010.
  • Trong các công trình xây dựng, thiết kế lắp đặt phần an điện phải đạt TCXDVN: 394-2007.
  • Quy chuẩn kỹ thuật điện áp đạt QCVN QTĐ-8: 2010/BTC.
  • Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị phải đạt TCXDVN 335:2005.
  • Chống sét cho các công trình và hướng dẫn thiết kế, kiểm tra, bảo trì hệ thống phải đạt TCXDVN 46:2007.
  • Đối với công trình dân dụng thì tiêu chuẩn ánh sáng phải đạt TCXD-16-86.
  • Đường dây điện trong nhà cũng như các công trình xây dựng phải đạt TCXD 25: 1991.

Bên cạnh đó, khi thiết kế cung cấp điện phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:

  • Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao tùy theo chất phụ tải.
  • Đảm bảo chất lượng điện năng, chủ yếu là độ lệch và dao động điện áp bé nhất và nằm trong phạm vi giá trị cho phép.
  • Bố trí thiết bị phù hợp với không gian nhà cao tầng để dễ dàng sửa chữa và bảo dưỡng.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và các thiết bị trong nhà.

Lối thoát hiểm hay còn được hiểu là con đường dùng để thoát nạn khi tòa nhà họ đang sử dụng xảy ra sự cố. Lối thoát hiểm thường là những cửa sau: 

  • Cửa từ phòng tầng 1 trực tiếp ra ngoài hoặc qua tiền sảnh.
  • Cửa từ bất kỳ tầng nào đều có buồng thang dẫn trực tiếp ra ngoài hoặc xuống tiến sảnh.
  • Cửa từ các phòng vào phòng bên cạnh cùng tầng có bậc chịu lửa không thấp hơn 3 và không chứa các ngành sản xuất theo tính nguy hiểm hạng A, B, C và có lối ra ngoài trực tiếp hay vào buồng thang.

Lối thoát nạn phải đảm bảo mọi người có thể thoát ra ngoài một cách an toàn, không bị khói bụi che phủ. Do đó, khi thiết kế cầu thang thoát hiểm cần phải có ký hiệu dẫn lối, không lắp gương gần lối ra và số lối thoát nạn phải nhiều hơn 2.

Xây nhà cao tầng sao cho đúng kỹ thuật, tiến độ,…? là nỗi băn khoăn của rất nhiều chủ đầu tư khi bắt tay vào dự án xây dựng. Để công trình đúng kỹ thuật, tiến độ thi công đúng và đảm bảo được chất lượng cũng như tính thẩm mỹ cần phải nắm rõ các giai đoạn thi công gồm những bước nào. Dưới đây là quy trình xây nhà cao tầng mà bạn đọc có thể tham khảo:

Quy trình thi công xây nhà cao tầng

Giai đoạn chuẩn bị trước khi tiến hành xây nhà cao tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng với nếu thiếu đi bước này thì nền móng sơ khai ban đầu sẽ không vững chắc. Để việc thi công xây dựng có thể diễn ra suôn sẻ, đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ và tiết kiệm tối đa được chi phí thì đây chính là bước quyết định. Chính vì vậy, nó đòi hỏi sự đầu tư chỉn chu và chuyên nghiệp.

Đầu tiên, chủ đầu tư phải xác định được nhu cầu sử dụng của công trình và số lượng tầng muốn xây. Rồi lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công xây dựng. Với các công trình lớn, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn dịch vụ xây nhà trọn gói bởi đơn vị sẽ giúp bạn xin giấy cấp phép xây dựng, tư vấn và thiết kế bản vẽ hoàn chỉnh nhất. Hơn nữa, họ sẽ cung cấp giám sát, quản lý công trình và đội ngũ nhân công xây dựng chuyên nghiệp. 

Tiếp đến, bạn nên lựa chọn các loại vật tư xây dựng phù hợp với công trình của mình. Bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu xây dựng của các thương hiệu khác nhau với chất lượng và giá thành khác nhau.

Cuối cùng, chuẩn bị mặt bằng thi công để tiến hành triển khai thi công xây dựng công trình nhà cao tầng.

Trong quy trình xây nhà cao tầng, xử lý nền móng là công đoạn vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến tuổi thọ của công trình và sự an toàn của mọi người sinh sống và làm việc ở đó.

Ở giai đoạn này, công ty xây dựng sẽ chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và các trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho quá trình xử lý nền móng. Để đảm bảo chất lượng móng cũng như độ vững chắc của công trình, họ sẽ tiến hành ép cọc thử tại một số vị trí trước khi tiến hành ép cọc đại trà. Sau khi tiến hành ép cọc đại trà xong, đơn vị thi công sẽ nghiệm thu lại toàn bộ giai đoạn ép cọc và báo cáo kết quả.

Khi tiến hành ép cọc bê tông cốt thép xong, đội ngũ nhân công sẽ thi công móng nhà bằng cách đào hố để đổ bê tông móng. Tiếp theo là dựng tường móng cho nhà cao tầng và đổ bê tông giằng, thi công bể phốt, hố ga,….Giai đoạn thi công này đòi hỏi các kiến trúc sư và đội ngũ nhân công phải có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm vì giai đoạn này quyết định sự thành công cho toàn bộ công trình xây dựng.

Phần khung xương của công trình được cấu tạo bởi bê tông cốt thép, sàn, tường và mái của công trình. Do đó, khi tiến hành thi công phần thân của tòa nhà bao gồm các hạng mục sau:

  • Hệ thống cột của công trình được tạo nên từ nguyên vật liệu là bê tông, cốt thép.
  • Sau khi các cột được dựng xong sẽ tiến hành thi công sàn bê tông cốt thép cho tầng 1.
  • Tiếp đến, đội ngũ nhân công sẽ xây các bức tường, vách ở tầng 1 và xây hệ thống cầu thang theo từng tầng.
  • Sau khi tầng 1 được xây xong sẽ tiến hành đánh giá, nghiệm thu và báo cáo kết quả của tầng 1.
  • Các công đoạn sau sẽ tiến hành tương tự như làm tầng 1.

Thi công phần mái là phần cuối cùng trong công đoạn xây nhà cao tầng phần thô. Đây cũng là một trong những phần rất quan trọng bởi mái nhà chính là bộ phận bảo vệ bên trong công trình khỏi mưa, nắng, ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài. Hơn nữa, chất lượng của ngôi nhà có tốt, tuổi thọ có cao, tính thẩm mỹ như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này.

Khi thi công phần mái cho công trình nhà cao tầng sẽ gồm các công đoạn sau:

  • Đầu tiên sẽ thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái, như vậy sẽ giúp bên trong của ngôi nhà không quá nóng hoặc quá lạnh khi thời tiết thay đổi và không bị đọng nước khi trời mưa.
  • Tiếp theo, tiến hành đổ lớp bê tông chống thấm để tránh công trình bị thấm nước mưa sau thời gian sử dụng.
  • Sau đó, thi công lắp đặt lớp gạch hoặc ngói mà gia chủ đã lựa chọn.
  • Cuối cùng, hoàn thiện thi công mái nhà, nghiệm thu kết quả và thông báo tiến độ thi công cho chủ đầu tư.

Thi công hoàn thiện nhà cao tầng là bước quyết định tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Do nó liên quan đến thi công nội thất và ngoại thất của toàn bộ toà nhà. Một số hạng mục có trong phần hoàn thiện như trát tường, lát nền, lắp đặt cửa ra vào, cửa sổ, hệ thống điện nước, sơn nhà,…

Khi tiến hành trát tường hay lát nền đều phải đảm bảo vật liệu không dính tạp chất, tường và nền sau khi trát phải mượt, không bị lồi lõm hay bị dính bất kỳ vật gì.

Hệ thống cửa, hệ thống điện nước cần phải được lắp đặt theo đúng như trong bản vẽ thiết kế đã có trước đó.

Khi tiến hành sơn nhà cần phải sơn bả trước để chống thấm rồi tiến hành sơn 2 lớp màu. Điều này giúp công trình không bị ẩm mốc hay bị rêu bám và đảm bảo được tính thẩm mỹ của công trình.

Khi xây nhà cao tầng xong, đơn vị thi công sẽ vệ sinh sạch sẽ công trình. Sau đó tiến hành kiểm tra và nghiệm thu lại công trình lần cuối và bàn giao lại cho khách hàng.

Bên cạnh việc nắm bắt được quy trình xây nhà cao tầng đúng kỹ thuật, kết cấu và đúng tiến độ thi công thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau khi xây dựng công trình.

  • Một số lưu ý khi thi công xây nhà cao tầng

    Đảm bảo độ an toàn, bền vững của công trình. Bên cạnh đó, đảm bảo mỹ quan phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi đó. Từ đó, xác định được loại móng, mái và nguyên vật liệu phù hợp để xây dựng công trình nhà cao tầng.

  • Phải đa dạng quy mô để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của con người sao cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Hơn nữa, điều này sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc sử dụng và quản lý công trình.
  • Trước khi tiến hành thi công phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn xung quanh tránh ảnh hưởng đến các công trình lân cận và mọi người sinh sống, làm việc gần đó.
  • Quản lý nguyên vật liệu tránh trường hợp thất thoát khi công trình được tiến hành.
  • Sử dụng biện pháp chống ồn, đảm bảo tầm nhìn cảnh quan và vệ sinh môi trường.
  • Đảm bảo được tính độc lập, khép kín, tiện nghi và an toàn sử dụng công trình khi hoàn thiện.
  • Công trình khi hoàn thiện, người sử dụng sẽ được tiếp cận các trang thiết bị hiện đại, hệ thống cung cấp dịch vụ được đảm bảo hợp lý, thuận tiện khi sử dụng như điều hòa không khí, cáp truyền hình, dịch vụ viễn thông, thu gom rác,…

Xây nhà cao tầng là xu hướng xây dựng hiện nay mà các chủ đầu tư đang hướng tới. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về nhà cao tầng, các tiêu chuẩn và quy trình khi xây dựng để có được một công trình chất lượng tốt nhất.

Click to rate this post!

Video liên quan

Chủ Đề