Trẻ sơ sinh bao lâu thì nhìn được

Kể từ khi chào đời, đôi mắt là nơi giúp bé hình thành tính cách, thể chất và tâm lý thông qua những điều bé nhìn thấy ở mọi thứ xung quanh.

Thị lực của bé sẽ được hoàn thiện dần dần, sau khoảng 6 – 8 tháng tuổi, trẻ sơ sinh mới có thể nhìn thấy mọi thứ như những gì bạn nhìn thấy [tất nhiên nếu mắt bạn không bị tật khúc xạ nào hết]. Mẹ hãy đọc qua lời tâm sự của bé con sơ sinh với những gì mà bé có thể nhìn thấy nhé!

Câu chuyện của tớ

Hôm đầy tháng của tớ, mọi người rộn ràng nấu xôi, nấu chè rất vui, còn tớ thì nằm ngoan, chăm chú nhìn mấy thứ đồ chơi mẹ treo lủng lẳng trên nôi. Mẹ tớ đã trang trí cái nôi cho tớ đẹp lung linh từ trước khi tớ ra đời luôn đấy.

Dù lúc đó đã tròn một tháng tuổi nhưng tớ chưa thể nào nhìn được mọi thứ rõ ràng nếu ở cách xa quá 30 cm nhưng với những đồ chơi mẹ trang trí đủ làm tớ vui chơi cả ngày rồi.

Giúp bé nhận biết thế giới xung quanh bằng việc trang trí cho chiếc nôi cho bé

Từ khi mới sinh là tớ nhìn thấy các màu sắc rồi nhưng mà làm thế nào để phân biệt được thì tớ chịu thua. Mà thú thật là tớ chẳng thích chơi một mình tí nào. Tớ thích được mẹ bế, ôm trong vòng tay ấm áp, được nhìn khuôn mặt của mẹ cơ.

Điểm thu hút tớ nhất chính là đôi mắt của mẹ đấy. Khi tớ lớn hơn một chút, tầm nhìn được mở rộng ra hơn và lúc đó tớ có thể nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt mẹ thay vì chỉ tập trung duy nhất ở đôi mắt hay cười của mẹ.

Tớ còn phân biệt được nét mặt của mẹ khi mẹ nhìn tớ, khi mẹ cười, hay khi mẹ trêu tớ. Có những khi mẹ bế tớ đến gần gương, tớ còn thấy 1 bạn rất dễ thương trong đó. Tớ đưa tay bạn đó cũng đưa tay, tớ cười bạn cũng cười hihi!

Biết tớ thích chơi với gương nên mẹ sắm hẳn cho tớ một cái gương được bọc mút xung quanh để tớ tha hồ ê a tám chuyện với cái bạn dễ thương trong ấy khi nào mẹ bận. Tuy nhiên khi nào mẹ quay lại chơi với tớ là tớ nhoẻn miệng cười với mẹ liền mặc dù tớ đứng cách mẹ cả 1 cái giường và nhìn mẹ chẳng được rõ lắm.

Bé 1-3 tháng tuổi rất thích chơi với gương

Vào những tuần đầu tiên trong tháng, mắt tớ rất khó khăn để bắt kịp những chuyển động nhanh diễn ra trước mặt. Nhưng đó là chuyện hồi trước thôi. Lúc tớ được 2 tháng, hai mắt của tớ đã có thể phối hợp với nhau khi di chuyển và nhìn tập trung được 1 vật rồi.

Tớ còn có thể theo dõi một vật di chuyển thành nửa vòng tròn trước mặt mình nữa cơ. Khi được 3 tháng tuổi thì tớ đã có thể huơ huơ tay để chạm vào những vật trước mặt. Ban đầu tớ còn cảm thấy hơi khó khăn nhưng rồi cũng quen dần.

Bé khám phá xung quanh bằng việc chạm vào đồ vật trước mặt

À, còn việc không phân biệt được màu sắc của tớ cũng có sự cải thiện rồi đấy. Hồi trước, khi 1 tháng tuổi, do mắt tớ nhạy cảm với những màu sắc tươi sáng hoặc hơi chói chang nên tớ chỉ thích nhìn những đồ vật có màu sắc hơi tương phản hoặc là màu trắng, đen, những vật thể đơn giản như sọc ngang, dọc, ô vuông đen trắng trên bàn cờ vua.

Bây giờ khi đã được 3 tháng tuổi thì tớ thích nhìn tất cả mọi thứ xung quanh, đặc biệt là những vật có hình tròn tròn như hình xoắn ốc, hình vòng tròn đồng tâm. Chắc vì vậy mà tớ thích nhìn mặt ba mẹ, ông bà và cả mặt con mèo kêu meo meo nhà tớ.

Bé thích nhìn những vật có hình tròn tròn

Với các bé 1-3 tháng tuổi, mắt bé sẽ có nhiều thay đổi, bé đã có thể:

  • Bé 1 tháng: Nhận dạng đồ vật quen thuộc và mọi người trong một khoảng cách nhất định không quá 30.4 cm. Nhìn các biểu cảm của mặt người bế khi bé được ôm trong lòng.
  • Bé 2 tháng: Bé nhận biết thế giới xung quanh tốt hơn vì lúc này mắt bé đã có thể theo dõi đồ vật di chuyển nhanh dần do 2 mắt đã phối tập được với nhau để nhìn tập trung cùng lúc vào 1 vật.
  • Bé 3 tháng: Bắt đầu có thể phối hợp việc sử dụng mắt và bàn tay để quơ đồ vật trước mặt. Chưa hoàn chỉnh khả năng nhận diện màu sắc nên các màu nhạt, nhẹ nhàng [soothing pastel] không hấp dẫn bé.

Mẹ nên tham khảo thêm về Sức khỏe của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu tiên để có cách chăm sóc con tốt nhất mẹ nhé!

Khi mới sinh ra, em bé không thể nhìn thấy rõ tất cả mọi vật vì các dây thần kinh thị giác của con chưa phát triển đầy đủ. Nhưng thị lực của trẻ sẽ phát triển rất nhanh.

  • "Bóc giá" loạt đồ sơ sinh mẹ bầu Pha Lê sắm cho con, nhìn con số mọi người tấm tắc: "Lại thêm 1 em bé ngậm thìa vàng"
  • Không còn bơ phờ vì thức đêm chăm con sơ sinh, tuân thủ các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các mẹ nuôi con nhàn tênh

Ngay từ khi vừa chào đời, trẻ sơ sinh đã bắt đầu khám phá thế giới bằng đôi mắt của mình. Ngoài việc học khả năng tập trung mắt, di chuyển mắt nhìn chính xác, thì trẻ còn phải học cách xử lý thông tin hình ảnh mà mắt gửi đến não để hiểu về thế giới xung quanh.

Ban đầu, khi mới sinh ra, em bé không thể nhìn thấy rõ tất cả mọi vật vì hệ thống thị giác của con chưa phát triển đầy đủ. Nhưng thị lực của trẻ sẽ phát triển rất nhanh. Hẳn bạn sẽ bất ngờ khi xem video dưới đây bởi khi mới sinh, thế giới xung quanh trẻ gần như là 1 màu lờ mờ:

Thế giới trong mắt trẻ sơ sinh trông như thế nào?

Khi mới sinh, mặc dù em bé có thể nhận ra ánh sáng, hình dạng và chuyển động, nhưng mọi thứ đều trông khá mờ và nhòe.

Thông thường, bé sẽ hướng mắt về phía cửa sổ hoặc nơi phát ra ánh sáng. Trẻ cũng sẽ chớp mắt khi ánh sáng đột ngột thay đổi, đồng thời bố mẹ dễ dàng nhận ra là con đảo mắt liên tục, vì con vẫn chưa học được cách nhìn tập trung vào một vật thể.

Trong 4 tuần đầu tiên sau khi chào đời, bé chỉ có thể nhìn thấy vật ở khoảng cách 20 – 30cm. Hoặc khuôn mặt của người đang bế mình ở khoảng cách gần. Nếu bạn bế con, hãy ghé sát mặt con một chút để trẻ có thể nhìn thấy khuôn mặt và biểu cảm của bố mẹ.

Sự phát triển thị lực của trẻ theo từng tháng tuổi [Ảnh minh họa].

1 tháng tuổi

Mặc dù bây giờ trẻ vẫn chưa thể nhìn xa nhưng điều đó không quan trọng vì dù sao bé vẫn chỉ quan tâm đến khuôn mặt của bố mẹ mà thôi. Do đó trong vài tuần đầu tiên, khi ôm ấp con, bạn hãy giao tiếp với con bằng mắt và cho con thời gian được nhìn ngắm khuôn mặt của người thân.

Trong giai đoạn từ 1 đến 2 tháng tuổi, bé sẽ học cách tập trung nhìn đồ vật bằng mắt. Điều này có nghĩa là con có thể đảo mắt nhìn theo một món đồ di chuyển trước mặt. Vì thế, bố mẹ có thể chơi với con bằng cách di chuyển khuôn mặt của mình lúc gần lúc xa, lúc bên trái lúc bên phải để trẻ phát triển được kỹ năng nhìn tập trung.

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm cho con các loại đồ chơi hoặc thú bông có màu đen, trắng hoặc có màu tương phản cao để thu hút sự chú ý của trẻ.

2 tháng tuổi

Lúc này mọi thứ trong mắt trẻ hơi rõ hơn một chút [Ảnh minh họa].

Lúc này, sự khác biệt về màu sắc đã trở nên rõ ràng hơn trong mắt của trẻ. Đồng thời, con cũng đã có thể phân biệt được các màu tương đồng với nhau như đỏ và cam, xanh dương và xanh lá…

Tại thời điểm này, bố mẹ vẫn nên trò chuyện với con trong khoảng cách từ 20 - 30cm để con nhìn rõ khuôn mặt của người thân. Đồng thời hãy cho con chơi các món đồ có màu cơ bản tươi sáng, với những hình dạng khác nhau.

  • Nhiều mẹ bị hấp dẫn bởi dịch vụ tập vận động cho trẻ sơ sinh, bác sĩ Nhi khoa phản đối: "Chưa đi mà đã đòi chạy"Đọc ngay

Từ 3 - 4 tháng tuổi

Khi được 3 đến 4 tháng tuổi, em bé đã bắt đầu nhìn được rõ hơn một chút những đồ vật ở cách xa. Đây được gọi là nhận thức chiều sâu. Khả năng nhìn của bé cũng chính xác hơn. Con có thể với tay để túm tóc, dây chuyền, hay đồ chơi trong tầm với.

Từ 5 - 6 tháng tuổi

Đến thời điểm này thì đôi mắt của trẻ có khả năng hoạt động cùng nhau để hình thành nên cái nhìn 3 chiều về thế giới và bắt đầu phán đoán được xem các vật ở gần hay xa. Khả năng nhận biết về màu sắc cũng tăng lên đáng kể, trẻ đã có thể nhận biết được tất cả các màu của cầu vồng.

Từ 7 - 12 tháng tuổi

Bây giờ, thị giác của bé gần như đã trưởng thành về độ rõ ràng và nhận thức theo chiều sâu. Mặc dù sự chú ý của trẻ vẫn tập trung nhiều hơn vào các vật thể ở gần, nhưng tầm nhìn của con đủ mạnh để nhận ra mọi người và các đồ vật trong phòng.

Không chỉ vậy, trẻ còn có thể nhận ra được đó là món đồ chơi gì dù chỉ nhìn thấy một góc nhỏ của đồ vật đó. Con cũng có thể nhận biết ai đang tiến gần lại phía mình. Ngoài ra, trẻ còn xác định được khoảng cách khá tốt và ném đồ vật một cách chính xác.

  • Bác sĩ nhi nói về "huyền thoại" trẻ sơ sinh nào cũng cần phơi nắng sáng sớm để hấp thụ vitamin DĐọc ngay

Cha mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển thị giác

Giúp con phát triển thị giác không chỉ là giúp con phát triển khả năng nhìn mà còn thúc đẩy khả năng nhận biết của não bộ, khả năng phối hợp giữa các bộ phận mắt, tay chân với nhau. Thế nên, việc của các bố mẹ là phải biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với lứa tuổi để hỗ trợ con phát triển thị lực:

- Sơ sinh đến 4 tháng: Bố mẹ hãy thường xuyên thay đổi vị trĩ cũi để con có thể nhìn thấy nhiều đồ vật khác nhau, nhiều khung cảnh khác nhau. Hãy treo đồ chơi có hai màu đen trắng cách mắt của trẻ khoảng 20 – 30cm. Thêm vào đó, bố mẹ hãy nói chuyện cùng con khi bế con đi xung quanh phòng.

- Từ 5 đến 6 tháng tuổi: Bố mẹ hãy treo cho con bộ đồ chơi treo nôi/cũi để con có thể nhìn theo vật di chuyển, học cách cầm, nắm, kéo và đẩy. Bên cạnh đó, hãy cho con dành nhiều thời gian được chơi dưới sàn nhà với các khối đồ chơi bằng vải, nhựa, gỗ. Bố mẹ cũng nên dùng tay chỉ vào từng đồ vật có trong truyện, tranh để con có thể nhận biết thêm về màu sắc và hình dạng.

Bố mẹ nên đọc truyện cho con nghe thường xuyên để con tăng khả năng nhận biết về hình dạng và màu sắc [Ảnh minh họa].

- Từ 7 đến 12 tháng tuổi: Các trò chơi trốn tìm đồ vật hoặc ú òa sẽ giúp trẻ vừa luyện mắt tinh anh vừa rèn trí nhờ. Trong khi chơi, bố mẹ nhớ đọc tên các đồ vật thật to để kích thích sự liên tưởng và phát triển vốn từ vựng cho con. Cả nhà có thể cùng nhau chơi lăn hoặc đá bóng qua lại, hay thi xem ai xếp được các khối xây dựng cao nhất. Đọc truyện cho con nghe cũng là cách để tăng khả năng nhìn và hình dung của trẻ.

Điều quan trọng mà bố mẹ cần biết là mỗi đứa trẻ đều có một tốc độ phát triển khác nhau, nhưng đến cuối cùng con cũng sẽ đạt được các cột mốc quan trọng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy con có những dấu hiệu bất thường về mắt và thị lực như: chảy nước mắt nhiều, mí mắt đỏ, đảo mắt liên tục, quá nhạy cảm với ánh sáng… thì nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn.

Nguồn: AOA, Babycenter

Trắc nghiệm kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu đời, đến 90% các mẹ đều nhầm lẫn

Video liên quan

Chủ Đề