Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày

Tùy theo độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có nhu cầu tiêu thụ lượng sữa khác nhau. Trẻ 3 tháng tuổi sẽ có nhu cầu sữa khác với trẻ 12 tháng tuổi và loại sữa cần cung cấp cũng khác. Hiểu rõ loại sữa trẻ cần và bổ sung đầy đủ sẽ giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch tốt hơn, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm và phát triển cơ thể hoàn thiện hơn.

Nhu cầu sữa cho trẻ sơ sinh 12 tháng

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, nếu mẹ đủ sữa, để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này sẽ phát triển tốt hơn, hệ miễn dịch hoàn thiện hơn và phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm hơn. Lượng sữa cần thiết cho bé trong thời gian này là:

  • 0-3 tuần: tổng cộng 240-700ml chia làm 8-12 lần mỗi ngày, mỗi lần 30-90ml cách nhau 2-3 tiếng
  • 3 tuần – 3 tháng: tổng cộng 700-950ml chia làm 6-8 lần mỗi ngày, mỗi lần 90-120ml.
  • 3 tháng – 6 tháng: tổng cộng 700-950ml chia làm 4-8 lần mỗi ngày, mỗi lần 120-230ml. Bé bắt đầu ngủ giấc dài và nhiều hơn vào buổi tối, do đó bạn có thể cho bé bú nhiều hơn vào buổi tối trước khi ngủ và vào sáng sớm khi vừa thức dậy.

Đối với những mẹ không có đủ sữa cho bé, việc bổ sung từ các loại sữa công thức là cần thiết. Tuy nhiên, Tổ chức y tế thế giới WHO khuyên mẹ nên cho bé uống kèm theo sữa mẹ và đúng liều lượng ghi trên vỏ hộp. Bé dưới 6 tháng không nên uống quá 150ml mỗi lần, bé trên 6 tháng không quá 120ml mỗi lần và khi bé hơn 12 tháng tuổi có thể uống 200-250 ml mỗi lần. Đây là mức thích hợp mà cơ thể bé có thể tiêu hóa trong một lần ăn. Lượng sữa đủ cho nhu cầu của bé từ 6 tháng – 12 tháng là:

  • 6 tháng – 9 tháng: tổng cộng 700-950ml chia làm khoảng 4-6 lần mỗi ngày, mỗi lần 170-240ml. Bé bắt đầu làm quen việc ăn dặm, tuy nhiên sữa vẫn là thực phẩm chính cho bé. Bạn lưu ý bữa ăn dặm cho bé phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường bột, béo, đạm và trái cây.
  • 9 tháng – 12 tháng: tổng cộng khoảng 700 ml chia làm 3-5 lần mỗi ngày, mỗi lần 200-250ml. Bé có thể uống ít sữa hơn vì lúc này, thức ăn dặm hàng ngày của bé đã bổ sung lượng nước cần thiết.

Nhu cầu sữa cho trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày

Bé từ 12 tháng tuổi trở lên đã bắt đầu bổ sung những dưỡng chất cần thiết từ việc ăn dặm. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần từ 400-500ml sữa mỗi ngày. Trong đó, bạn nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ cho đến hết 24 tháng tuổi, kèm theo đó là các loại sữa bột công thức, sữa tiệt trùng, sữa đậu nành, sữa chua, sữa nguyên kem…

Bạn lưu ý một số trẻ sẽ có hiện tượng dị ứng với đạm sữa bò và đạm sữa đậu nành. Do đó, nếu bé nhà mình có dấu hiệu dị ứng hoặc tiền sử dị ứng, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng lại sản phẩm từ đạm sữa bò hoặc đạm sữa đậu nành.

Nhu cầu sữa cho trẻ trên 6 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu vào cấp một, việc tiếp xúc bạn bè mới sẽ làm trẻ hiếu động hơn và học hành còn bỡ ngỡ có thể gây cho trẻ tình trạng căng thẳng. Vì vậy, ngoài chế độ ăn hàng ngày, bạn vẫn cần cho trẻ uống thêm sữa. Sữa còn là nguồn cung cấp canxi chính cho trẻ, giúp trẻ phát triển răng và xương chắc khỏe.

Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày

Tùy theo thể trạng của trẻ mà bạn nên cung cấp lượng sữa thích hợp. Nếu trẻ phát triển bình thường, ổn định thì cần 400-500ml sữa mỗi ngày từ tất cả các loại sữa nguyên kem, sữa tiệt trùng, sữa đặc có đường… Nếu trẻ thừa cân thì chỉ nên dùng các loại sữa tách bơ, tách béo, không kem, không đường và không quá 300-400 ml mỗi ngày. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc mới bệnh dậy, bạn có thể tăng lượng sữa lên 500-800ml mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất cho trẻ.
Gợi ý nhỏ cho bạn: nếu trẻ không thích uống sữa, bạn có thể bổ sung năng lượng và canxi cho trẻ từ nhiều nguồn khác nhau, như bánh ngũ cốc ăn sáng KOKO KRUNCH hoặc Nestlé MILO.

Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần chế độ dinh dưỡng khác nhau. Trong những năm đầu đời, dinh dưỡng thiết yếu của trẻ sẽ được hấp thụ thông qua lượng sữa trẻ uống hàng ngày. Do đó, bạn cần cung cấp cho trẻ lượng sữa đúng và đầy đủ để bổ sung dưỡng chất cho trẻ phát triển cứng cáp và khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ và tham vấn ý kiến chuyên gia kịp thời.

Chúng tôi rất vui vì những tư vấn của chúng tôi có thể giúp ích cho việc chăm sóc bé của chị. Bé của chị hiện tại có cân nặng và chiều cao trong khoảng bình thường nhưng cân nặng phát triển kém hơn chiều cao. Chị cần tăng thêm sữa cho bé, có thể bằng cách đút thêm sữa bột hay sữa mẹ vắt ra pha thêm sữa bột để tăng thêm năng lượng. Ngoài ra, chị cũng có thể cho bé ăn cháo có bơ động vật (VD: bơ President), phô mai (VD: cháo trứng + phô mai/bơ+bí đỏ; cháo khoai tây+cua+ bơ/phô mai; cháo thịt bò + bơ + bông cải xanh). 

Lượng cháo bé ăn mỗi bữa không nhiều nên chị có thể cho bé uống thêm sữa sau khi ăn cháo (khoảng 60 -100 mL sữa). Chị nên tăng thêm lòng đỏ trứng trong thực đơn của bé, mỗi tuần ăn ít nhất 3 lần trứng. Chị cũng nên tăng thêm chất béo cho bé, phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ (tự mua mỡ về thắng ra, hầm xương ống lấy nước nấu cháo). Tuy nhiên, không nên thường xuyên hầm xương lấy nước nấu cháo vì dễ làm bé ngán. Thỉnh thoảng, chị có thể thay gạo bằng khoai tây vì khoai tây vừa có tinh bột vừa có chất xơ. Tôi gợi ý cho chị 2 "thời khóa biểu" để chị tham khảo.

4-5 giờ

Bú mẹ

7 giờ

Ăn cháo

9 giờ

Uống sữa

11 giờ

Ăn cháo

12 giờ

Ngủ trưa

14 giờ

Ăn trái cây trộn sữa chua

15 giờ

Uống nước trái cây

16 giờ

Ăn cháo

18 giờ

Uống sữa

21 giờ

Bú mẹ

4-5 giờ

Bú mẹ

7 giờ

Ăn cháo + Uống sữa

11 giờ

Ăn cháo + Uống sữa

12 giờ

Ngủ trưa

14 giờ

Ăn trái cây trộn sữa chua

15 giờ

Uống nước trái cây

16 giờ

Ăn cháo + Uống sữa

21 giờ

Bú mẹ

   

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ