Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

  • Tổng Đài: 19002250
  • Fanpage: Family Hospital
  • Zalo: Family Hospital

TRUNG TÂM NỘI TIẾT

Can thiệp nhiệt nội tĩnh mạch bằng laser

1. Lợi ích của can thiệp nhiệt nội tĩnh mạch bằng laser Là phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu tình trạng suy giãn...

Read more

ĐÔNG Y - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Bài tập điều trị dành cho người làm văn phòng

Bài tập được xây dựng dành cho người làm văn phòng hoặc người cần phải ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài. Bắt...

Read more

ĐÔNG Y - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng

Được thiết kế dành cho các bệnh nhân có chỉ định tập phục hồi chức năng vùng cột thắt lưng, bài tập có tác...

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ hay còn gọi là nang thừng tinh. Đây là một loại bệnh lý khá phổ biến xảy ra với trẻ nhỏ. Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Vậy làm thế nào để các ông bố bà mẹ có thể làm được điều này? Tốt nhất là hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung bài viết sau. 

Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Không phải tự nhiên người ta lại gắn cho loại bệnh này cái tên tràn dịch tinh hoàn ở trẻ đúng không các bạn? Bởi thực tế, đây là một căn bệnh bẩm sinh và chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ. Cụ thể là phần tinh hoàn của trẻ bị phình to một cách không bình thường. 

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em

Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ

Bệnh có thể nhìn thấy hoặc phát hiện ở vùng bẹn của trẻ nam xuất hiện bìu to. Nguyên nhân là do trong đó có chứa phần dịch nhiều lên bất thường. Vậy cụ thể nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân bị tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh.

Các bạn nên biết rằng khi thai nhi còn là bào thai thì tinh hoàn sẽ nằm ở phía dưới thận và ở phía trong của phúc mạc. Khi chúng di chuyển xuống phần bẹn và xuống bìu thì cũng kéo theo 1 lớp nhỏ vỏ phúc mạc. Chúng có hình dáng giống như 1 cái ống nên mới được gọi là ống phúc tinh mạc. 

Khi tinh hoàn đã nằm tạ vị tại bìu thì ống phúc tinh mạc sẽ bị bịt trở lại và tạo thành 1 dây xơ. Ở phần đầu xa của ống tạo thành 1 lớp màng khá mỏng được bao xung quanh tinh hoàn. Trong trường hợp ống phúc tinh mạc không đóng trở lại hoặc không đóng kín sẽ gây ra tình trạng hở và được gọi là tật ống phúc tinh mạc. 

Còn nếu đường ống khá nhỏ và chỉ cho nước chảy qua sẽ gây ra hiện tượng tràn dịch màng ống dẫn tinh hoặc là hiện tượng nang thừng tinh. Còn nếu ống quá lớn, phần ruột, mạc nối lớn, phần nội tạng có thể thoát xuống sẽ gọi là thoát vị. 

Biểu hiện của bệnh khi đưa trẻ đi khám?

Nang thừng tinh hay tràn dịch tinh hoàn ở trẻ biểu hiện khá rõ ràng. Chúng giống như 1 khối phồng to bất thường ở vùng bẹn hoặc ở bìu nếu so sánh với bên đối diện sẽ nhận rõ sự bất thường. Khối này sẽ xuất hiện rất thường xuyên hoặc cũng có thể là xuất hiện theo từng đợt. Chúng có thể sờ thấy nhưng không khiến trẻ bị đau và chúng vẫn ăn uống và chạy nhảy một cách bình thường.

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh khi đưa trẻ đi khám

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh 

Đối với trẻ sơ sinh thì thường bệnh sẽ rất khó phát hiện. Nếu tinh ý thì các ông bố bà mẹ sẽ thấy rằng trẻ sẽ bị sốt và buồn nôn sau sinh. Tuy nhiên, đối với trẻ em thì hiện tượng này sẽ rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh lý khác. Nếu không chẩn đoán đúng thì tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám là chính xác nhất. 

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ 2 tuổi

Hiện tượng tinh hoàn có dịch ở trẻ sơ sinh về cơ bản sẽ không đáng ngại. Bởi vì hiện tượng này nếu có thể khỏi thì dấu hiệu bệnh sẽ giảm theo thời gian và hoàn thiện sau 1 năm. Khi trẻ đã 2 tuổi và kích thước bìu chưa có sự tiến triển thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, trường hợp kích thước bìu nhỏ đi nhưng không đáng kể thì vẫn có thể theo dõi thêm. 

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ 3 tuổi

Đây cũng là trường hợp tương tự và chúng ta cũng cần phải làm giống như trẻ 2 tuổi. Kể cả tình trạng bệnh đã có sự thuyên giảm nhưng nếu chưa trở về trạng thái tự nhiên thì chúng ta không cần chờ đợi thêm mà đến ngay các cơ sở chuyên khoa để tiến hành điều trị. Bởi nếu tính từ thời điểm sinh sau 3 năm nếu không khỏi thì để lâu sẽ rất dễ gây nhiều biến chứng. 

> triệu chứng, biến chứng của tràn dịch màng tinh hoàn

Các cách tiến hành xét nghiệm khi đưa trẻ đi khám?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên thì tràn dịch tinh hoàn ở trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong 1 năm đầu. Trẻ chỉ cần phải phẫu thuật sau 2 đến 3 năm khi bệnh chưa có sự tiến triển đáng kể. 

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em

Cách tiến hành xét nghiệm khi đưa trẻ đi khám

Khi đưa trẻ đi khám tại các cơ sở ý tế thì ngoài việc thăm khám bằng cách quan sát bằng mắt thường. Các bác sĩ còn phải tiến hành thêm một số các xét nghiệm để việc chuẩn đoán được chính xác hơn. 

Thường thì đối với trẻ nhỏ thì đa phần sẽ sử dụng phương pháp siêu âm tại vùng bẹn, bìu. Bởi chỉ khi siêu âm các bác sĩ mới nhìn rõ nang thừng tinh và biết được tình trạng tràn dịch ở màng tinh hoàn. Khi đã nắm chắc được vấn đề này thì họ mới có thể xây dựng được 1 phác đồ điều trị một cách chuẩn xác nhất. 

Cách điều trị nang thừng tinh và tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ.

Như đã đề cập ở trên thì từng độ tuổi mới được chỉ định để phẫu thuật bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ. Cụ thể khi điều trị cho trẻ cần phải tuân thủ theo các trình tự sau:

Chỉ định cho các trường hợp được phẫu thuật. 

Thường thì trẻ từ 2 tuổi trở lên mà vẫn còn triệu chứng mới được chỉ định làm phẫu thuật. Đồng thời các khối còn khá to khiến cho trẻ bị khó chịu trong sinh hoạt và đi lại. 

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em

Chỉ định cho các trường hợp được phẫu thuật

Mục đích đối với việc làm phẫu thuật.

Nói về mục đích của việc phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ đó chính là thắt lại phần ống phúc tinh mạc cho trẻ. Chỉ khi làm được điều này thì dịch ở màng tinh hoàn mới không tĩnh tụ tại đây và tinh hoàn mới trở lại trạng thái hoạt động bình thường. 

Các khâu cần chuẩn bị trước khi làm phẫu thuật cho trẻ. 

  • Đầu tiên là làm một số các xét nghiệm máu cơ bản trước khi phẫu thuật. 

  • Sau đó là chụp Xquang phần phổi.

  • Tiếp đến là khám tai mũi họng cho trẻ. 

  • Không cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật. Mục đích là đảm bảo thao tác ở phần gây mê được thành công. 

Các phương pháp được sử dụng để phẫu thuật cho trẻ. 

Đối với trẻ, khi tiến hành phẫu thuật để chữa dứt điểm bệnh tràn dịch màng tinh hoàn sẽ sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp mổ mở ở đường bẹn.

Cụ thể khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ tiến hành rạch nhỏ 1 đường khoảng chứng 2 - 3cm tại vùng nếp gấp da ở bụng. Tiếp đến là làm phẫu tích bộc lộ rồi thắt phần ống phúc tinh mạc lại. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm người bệnh để lại sẹo và làm ảnh hưởng tới khâu thẩm mỹ. 

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em

Phương pháp mổ mở ở đường bẹn

Phẫu thuật mổ nội soi 1 lỗ. 

Ưu điểm của phương pháp là không để lại sẹo lớn và người bệnh không cần phải xử lý sau 1 lần mổ. Vì phương pháp này trẻ sẽ không bị đau nhiều và nhanh hồi phục. 

> tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi?

Cách thức chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn. 

Để trẻ nhanh chóng hồi phục thì các ông bố, bà mẹ cần phải quan tâm triệt để vấn đề này. Bởi trẻ đa phần khi phẫu thuật là còn khá nhỏ, chúng chưa có ý thức như người lớn. Cụ thể việc chăm sau khi phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sẽ phải thực hiện như sau:

  • Việc đầu tiên mà chúng tôi cần nhắc các bạn đó là việc dùng thuốc của trẻ: Với trẻ sau khi mổ trẻ sẽ phải  dùng giảm đau sau 1 ngày và lưu ý là không phải dùng kháng sinh.

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em

Cách thức chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật

  • Tiếp đến là xây dựng chế độ ăn và việc vận động cho trẻ một cách bình thường. Tuy nhiên, phải lưu ý là sau 4 giờ khi mổ các bạn nhé. 

  • Đối với trẻ khi tiến hành phẫu thuật loại bệnh này thì chỉ cần nằm viện 1 ngày. Trẻ sẽ được ra viện đúng buổi sáng của ngày hôm sau.

  • Lưu ý cần phải thay băng cho vết mổ sau 72 giờ nếu như băng ở phần  vết mổ khô và sạch. Còn nếu băng vẫn còn ướt thì sẽ thực hiện thay băng hàng ngày. 

  • Trong trường hợp khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần phải cắt chỉ. Nhưng nếu là chỉ không tiêu thì cần phải quay trở lại hoặc đến cơ sở gần nhất để cắt chỉ sau 7 ngày phẫu thuật. 

  • Lưu ý là cần phải tái khám cho trẻ sau 1 tháng để đảm bảo sự thành công tuyệt đối của ca phẫu thuật. 

Một số biến chứng mà trẻ có thể gặp sau khi phẫu thuật. 

Các bạn nên biết rằng việc phẫu thuật không có nghĩa là bệnh đã khỏi hoàn toàn. Trên thực tế, chúng có thể xảy ra với nhiều loại bệnh và tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ cũng không ngoại lệ. Với bệnh này, sau khi mổ xong trẻ có thể gặp phải một số biến chứng không mong muốn sau mổ. Ví dụ như:

  • Vết mổ bị chảy máu vì chưa cầm được máu. 

  • Trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng sưng, phù nề ở vùng bẹn hoặc bìu. 

  • Hay là vết thương bị nhiễm trùng sau phẫu thuật. 

  • Kể cả là trường hợp bệnh bị tái phát lại...

> khi nào người bệnh cần phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn

Đây là một trong những điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ cũng đừng nên quá chủ quan mà theo dõi sát sao trẻ để phát hiện kịp thời. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh, gia đình có thể cho trẻ tới khám tại phòng khám Ngoại Nhi bệnh viện đa khoa Xanh Pôn hoặc gọi điện để được tư vấn.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc về bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức đủ hay để các bạn có thể đảm bảo sức khỏe cho chính con em mình.