Top 100 người có ảnh hưởng công nghệ hàng đầu năm 2022

Hãng nghiên cứu thị trường Kantar (Anh) vừa công bố danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới trong năm 2021. Theo Kantar, tổng giá trị của 100 thương hiệu lớn nhất thế giới trong năm 2021 đã vượt qua mốc 7 nghìn tỷ USD, tăng 42% so với năm ngoái. Giá trị các thương hiệu trong top 100 đều tăng đáng kể so với năm 2020, trong đó thương hiệu nằm cuối cùng trong top 100 cũng đạt giá trị vượt qua mốc 18,8 tỷ USD.

Katar cho biết, sự tăng trưởng mạnh của giá trị các thương hiệu là một dấu hiệu cho thấy sự phục hồi ấn tượng của nền kinh tế trên toàn cầu sau khi bị ảnh hưởng mạnh do đại dịch.

Top 100 người có ảnh hưởng công nghệ hàng đầu năm 2022
Amazon là thương hiệu giá trị nhất thế giới trong năm 2021.

Xếp thứ 2 trong top 100 của Kantar là Apple, với giá trị thương hiệu đạt 611,9 tỷ USD, tăng 74% so với giá trị thương hiệu của năm 2020.Amazon là một trong những hãng hưởng lợi nhiều nhất do sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu, khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng tăng mạnh và Amazon luôn là một trong những cái tên được người dùng lựa chọn đầu tiên. Chính điều này đã giúp cho giá trị thương hiệu của Amazon tăng mạnh trong thời gian qua và trở thành công ty sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới, ước tính đạt 683,8 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2020.

Đáng chú ý, có đến 7 trong 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021 thuộc về các hãng công nghệ và chiếm luôn 7 vị trí đầu tiên. Sau Amazon và Apple, 5 hãng công nghệ còn lại trong top 10 bao gồm Google (giá trị thương hiệu 457,9 tỷ USD), Microsoft (410,2 tỷ USD), Tencent (240,93 tỷ USD), Facebook (226,7 tỷ USD) và Alibaba (196,9 tỷ USD).

3 đại diện còn lại trong top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới là Visa (giá trị thương hiệu 191,2 tỷ USD), McDonald's (154,9 tỷ USD) và MasterCard (112,8 tỷ USD).

Trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021, có sự xuất hiện của 13 thương hiệu mới, bao gồm sự xuất hiện lần đầu tiên của các hãng công nghệ như Nvidia (xếp thứ 12), Texas Instruments (thứ 35), Qualcomm (thứ 37), Zoom (thứ 52) và Spotify (thứ 99). Hãng xe điện Tesla cũng lần đầu tiên góp mặt trong top 100, với thương hiệu được định giá 4,6 tỷ USD (xếp thứ 47).

Kantar cho biết các thương hiệu đến từ Trung Quốc có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021 và nếu cứ tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, có thể các thương hiệu Trung Quốc sẽ chiếm đa số trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới vào năm 2022.

Top 100 người có ảnh hưởng công nghệ hàng đầu năm 2022
Danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới trong năm 2021.

Những thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất năm 2021

Kantar cũng công bố danh sách những thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021. Không quá ngạc nhiên khi hãng xe điện Tesla đứng đầu danh sách này, khi mà cổ phiếu của công ty tăng mạnh trong thời gian qua giúp cho giá trị vốn hóa thị trường của công ty cũng được tăng trưởng mạnh. Giá trị thương hiệu của Tesla đã tăng lên đến 275% trong năm 2021, đạt mức 42,6 tỷ USD.

Xếp thứ 2 trong danh sách các thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất là TikTok, với mức tăng 158%, đạt giá trị 43,5 tỷ USD.

Đáng chú ý, trong số 10 thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh nhất năm 2021 thì có đến 5 thương hiệu thuộc về Trung Quốc. Điều này cho thấy mức độ tăng trưởng giá trị nhanh của các thương hiệu đến từ Trung Quốc.

Top 100 người có ảnh hưởng công nghệ hàng đầu năm 2022
Danh sách 10 thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021.

Một điều cần lưu ý, danh sách do Kantar công bố là xét về giá trị thương hiệu, chứ không phải giá trị vốn hóa thị trường hay tổng tài sản mà các công ty đang nắm giữ. Giá trị thương hiệu được Kantar tính toán bằng cách phân tích các hoạt động tài chính của mỗi công ty, vai trò của các thương hiệu trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc kiếm tiền cho công ty hoặc tính giá cho sản phẩm của mình...

Theo Dân trí

Danh sách xếp hạng vừa được đưa ra bởi nhóm nhà khoa học của GS John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ), được xây dựng trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus của Nhà xuất bản Elsevier.

Danh sách này được đánh giá trên nhiều chỉ số, trong đó có tổng số trích dẫn nghiên cứu. Theo đó, bảng xếp hạng đã chọn ra nhóm các nhà khoa học thuộc Top 100 người dẫn đầu, Top 10.000 và 100.000 người có bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên tổng số 200.409 nhà khoa học có trong cơ sở dữ liệu.

Trong bảng xếp hạng, có 158 cá nhân đang công tác tại các trường đại học của Việt Nam, trong đó có 35 người là nhà khoa học Việt. So với năm 2021, danh sách này tăng thêm 6 người.

Cụ thể, trong top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, Việt Nam có 2 đại diện gồm: PGS.TS Lê Hoàng Sơn và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hai người này đều lọt vào top 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022.

Top 100 người có ảnh hưởng công nghệ hàng đầu năm 2022
GS Nguyễn Đình Đức là một trong số các nhà khoa học Việt có nhiều năm liên tiếp lọt top nhà khoa học hàng đầu thế giới. Ảnh: VNU

Đặc biệt, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tăng thứ hạng so với năm 2021, như PGS Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 12.132 - năm 2021 là 19.881), TS Trần Nguyễn Hải (Đại học Duy Tân, xếp hạng 13.713 - năm 2021 là 14.704), TS Hoàng Đức Nhật (Đại học Duy Tân, xếp hạng 15.072 - năm 2021 là 23.301), Hoàng Anh Tuấn (trường Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 17.415 - năm 2021 là 32.938), Phạm Thái Bình (trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM, xếp hạng 47.240 - năm 2021 là 21.588)...

Danh sách năm nay có thêm nhiều gương mặt mới, như PGS. TS Trần Quang Trung (Đại học Quốc gia TP HCM, xếp hạng 47.614), TS Đào Văn Dương (Đại học Phenikaa, xếp hạng 61.711), TS Vương Quân Hoàng (Đại học Phenikaa, xếp hạng 61.452), TS Chu Đình Tới (Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 66.906).

Đặc biệt, nữ TS Lê Thái Hà (34 tuổi), trường Đại học Fulbright Việt Nam, xếp hạng 49.666 - tăng hơn 24.000 bậc so với năm 2021 (xếp hạng 74.063). Là nhà khoa học nữ duy nhất trong danh sách, TS Hà là một trong hai gương mặt nữ trong top 10 nhà kinh tế Việt Nam có nhiều nghiên cứu được xuất bản ở các tạp chí quốc tế theo bảng xếp hạng của Dự án nghiên cứu kinh tế Repec.

Nhiều nhà khoa học nước ngoài đang làm việc tại các trường đại học của Việt Nam như Đại học Duy Tân, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học VinUni, Đại học RMIT... cũng có trong danh sách.

Bảng xếp hạng còn có tên nhiều nhà khoa học Việt đang làm việc tại nước ngoài như GS Đàm Thanh Sơn (Mỹ, xếp hạng 6.010); PGS Bùi Quốc Tính (Nhật Bản, xếp hạng 15.396); GS Ngô Đức Tuấn (Australia, xếp hạng 10.825); GS Dương Quang Trung (Đại học Queen’s Belfast, Anh, xếp hạng 76.600)...

Bảng xếp hạng này sử dụng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến tháng 9/2022, để chọn ra top 100.000 người có bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất.

Các tiêu chí đánh giá dựa theo các chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (tổng số trích dẫn, chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; tổng số trích dẫn các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất, tác giả chính và một chỉ số tổng hợp).

Các nhà khoa học được phân thành 22 lĩnh vực chính và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành). Các dữ liệu cho thấy tác động của họ trong suốt sự nghiệp và trong năm qua.

Danh sách những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022 được công bố tại địa chỉ https://elsevier.digitalcommonsdata.com/datasets/btchxktzyw/4