Tóm tắt Những đứa con trong gia đình học sinh giới

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Thi [1928 – 1968] tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, ông sinh ra tại Hải Hậu – Nam Định.

- Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi nhục từ nhỏ.

- Năm 1945, ông tham gia cách mạng và gia nhập lực lượng vũ trang.

- Năm 1954: Ông tập kết ra Bắc và công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quân đội

- Năm 1962: Trở lại chiến trường miền Nam.

-  Năm 1968: Hi sinh ở mặt trận Sài Gòn. 

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

     Nguyễn Thi sáng tác trên nhiều thể loại như thơ, truyện, kí, tiểu thuyết,... Và ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: Hương đồng nội [1950], Truyện và ký [1978],...

b. Phong cách nghệ thuật

     Phong cách nghệ thuật: năng lực phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, văn phong vừa đằm thắm chất trữ tình vừa giàu chất hiện thực; có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ, mang đậm tính cách Nam Bộ.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Ông là nhà văn – chiến sĩ gắn bó hết mình với văn chương và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta.

- Ông là nhà văn miền Bắc nhưng được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.

Sơ đồ tư duy - Tác giả Nguyễn Thi

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt

      Truyện xoay quanh nhân vật Việt – anh lính trẻ đã chiến đấu dũng cảm, bị thương, bị lạc đồng đội và nằm lại giữa chiến trường. Trong cơn mê man, anh hồi tưởng lại những kí ức tươi đẹp về gia đình và đồng đội. Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước và mối thù sâu sắc với giặc Mỹ. Khi lớn lên, hai chị em giành nhau đi tòng quân, không ai chịu nhường ai nên nhờ chú Năm phân xử. Cuối cùng cả hai cùng nhau tham gia chiến trường. Trước khi lên đường hai chị em đã lo toan chu đáo việc nhà cửa, rộng vườn. Chị Chiến đã trở thành một cô thiếu nữ ra dáng và đầy chín chắn “giống hệt như má”... Việt càng nhớ má, càng thương chị nhiều hơn lại càng thấy rõ mối thù đè nặng trên vai. Những kí ức miên man sống lại trong tâm trí Việt cho đến khi đồng đội tìm thấy anh. Dù kiệt sức không bò đi được nhưng một ngón tay còn cử động của Việt vẫn đặt ở cò súng và đạn đã lên nòng. Việt được đưa về bệnh viện dã chiến để phục hồi sức khỏe.

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Viết năm 1966 giữa những tháng ngày ác liệt của chiến tranh chống Mỹ.  

- Sau in trong tập Truyện và kí [1978].

b. Bố cục

- Phần 1 [từ đầu đến "bắt đầu xung phong"]: Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.

- Phần 2 [còn lại]: Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

3. Tìm hiểu chi tiết

Tìm hiểu theo các nhân vật trong truyện

a. Nhân vật Việt và Chiến

*  Những nét tính cách giống nhau

- Hai chị em đều rất trẻ: nên tính tình ngây thơ, hồn nhiên và dễ thương

+ Giành nhau chuyện bắt ếch, đánh tàu giặc, giành nhau đi tòng quân.

+ Hay cãi nhau.

- Cùng sinh trưởng trong một gia đình, cùng hoàn cảnh số phận nên có tâm lý, tính cách giống nhau.

+ Cùng ước nguyện được cầm súng đánh giặc để trả thù cho ba má.

+ Giành nhau đi tòng quân.

+ Cùng ý nghĩ khi khiêng bàn thờ sang gửi nhà chú Năm để chị em đi đánh giặc.

→ Cả hai đều giống nhau ở tấm lòng thương yêu cha mẹ, lòng căm thù giặc sâu sắc. Tình cảm nung nấu, hun đúc thành ý chí sắt đá, thành lòng quyết tâm cao.

- Dù còn nhỏ tuổi nhưng hành động của họ thật đáng khâm phục:

+ Hai chị em bắn được tàu chiến của giặc trên sông Đinh Thủy.

+ Khi đi chiến đấu, Chiến là tiểu đội trưởng gương mẫu, Việt phá được xe tăng của địch.

+ Dù bị thương và hôn mê, nhưng Việt vẫn để tay lên cò súng, sẵn sàng chiến đấu.

→ Họ đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan góc, lập được nhiều chiến công.

* Những nét tính cách khác nhau

- Chiến

+ Chiến có cái gan góc, kiên đinh của người phụ nữ:

Ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình từ trưa đến tối.

Kiên quyết giành em đi tòng quân.

Chiến nói với em: Như một lời thề “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”

→Ngoài khát vọng, mục đích, quyết tâm kiên cường chiến đấu, hành động này còn biểu hiện tấm lòng người chị thương em.

+ Đảm đang tháo vát: sắp xếp chuyện gia đình trước khi hai chị em đi tòng quân.

+ Nét tính cách riêng của người con gái mới lớn hồn nhiên, dễ thương: thích soi gương.

-  Việt

+ Tính cách hiếu động: thích bắt ếch, bắn chim, câu cá

+Tính cách hiếu thắng: đã giành với chị cái gì thì giành cho bằng được.

+ Hồn nhiên vô tư: Tranh chị đi tòng quân, chuyện trong gia đình thì phó mặc cho chị. Trong đêm trước lúc lên đường, Chiến đang bàn tính thì Việt ậm ừ một lúc đã ngáy khò khò.

+ Tính cách trẻ con:

Đi bộ đội còn dắt thêm cái ná thun trong người.

Đi đánh giặc không sợ giặc, không sợ chết, chỉ sợ ma.

Muốn giữ kín chị không cho đồng đội biết vì sợ mất chị.

b. Nhân vật chú Năm

* Chú Năm là kết tinh của truyền thống anh hùng bất khuất đánh giặc, cứu nước

- Trong bả vai chú còn đầu đàn của khói lửa những ngày chống Pháp.

- Chú hay hò, tiếng hò của chú như một hiệu lệnh, một lời thề, một lời nhắn nhủ.

- Chú giữ gìn cuốn sổ gia đình như một bảo vật.

* Chú Năm là người trọng đạo nghĩa, mang tính cách Nam Bộ rõ nét

- Thể hiện tình yêu nước và trọng đạo lý trong lời nhắn nhủ Chiến và Việt: “Chuyến này ra đi chân trời, mặt biển, phải học chúng học bạn, đứa nào mà trốn về là tao chặt đầu”

- Sẵn sàng cáng đáng công việc gia đình để hai chị em Chiến yên tâm tòng quân.

- Chú khen Chiến: “Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non”. Lời khen mang âm vang của đạo lý cha ông.

→ Dù chỉ được phác họa vài nét nhưng nhân vật chú Năm hiện lên sống động, có linh hồn: Một tâm hồn trung nghĩa, phóng khoáng, chuộng đạo lý, có cá tính riêng và đặc biệt là ở chú kết tinh truyền thống anh hùng đẹp đẽ của gia đình, dân tộc.

c. Nhân vật người mẹ

* Hình ảnh người mẹ anh hùng

- Khi chồng bị sát hại đã gan dạ, cứng rắn cầm rổ đi đòi đầu chồng.

- Trước sự hà hiếp của bọn lính giặc, má Việt vẫn hiện lên vững chãi, kiên trung.

- Làm lụng vất vả nhưng vẫn nuôi giấu cán bộ cách mạng và tham gia biểu tình.

- Một lần chiến đấu bị trúng đạn nhưng vẫn thản nhiên nằm xuống như một chiến sĩ dũng cảm.

* Hình ảnh người mẹ đảm đang, tháo vát

- Đảm đang chăm lo gia đình để chồng yên tâm công tác. Khi chồng mất càng vất vả, lam lũ hơn: “Má ra đi từ khi sáng sớm đến tối mịt mới về nhà mang theo một thúng thóc”.

- Vất vả, lam lũ nhưng không hề than vãn mà tận tụy, chịu thương, chịu khó.

→ Má Việt là một người mẹ đau khổ của đất nước đau thương vì chiến tranh. Nhưng bà lại có những phẩm chất vô cùng tốt đẹp và đáng quý, nổi bật là yêu chồng, thương con, đảm đang tháo vát, bất khuất kiên cường trước tội ác của quân thù. Người mẹ ấy góp phần làm tỏa sáng vẻ đẹp của một gia đình giàu truyền thống anh hùng.

d. Giá trị nội dung

- Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với Cách mạng.

- Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

e. Giá trị nghệ thuật

- Mang đậm chất sử thi: [đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, các chi tiết] cuốn sổ, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương,…

- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên, giàu hình ảnh và đậm chất Nam Bộ

- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật sinh động, khách quan.

- Nghệ thuật kể truyện theo mạch hồi tưởng của nhân vật Việt tạo sự tự nhiên, không bị phụ thuộc vào yếu tố thời gian.

Sơ đồ tư duy - Những đứa con trong gia đình

         Loigiaihay.com

Tóm Tắt Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình ❤️️ 12 Mẫu Hay ✅ Tham Khảo Những Bài Mẫu Viết Tóm Tắt Tác Phẩm Ngắn Gọn Và Chi Tiết Được Chọn Lọc.

Tóm Tắt Tác Giả Tác Phẩm Những Đứa Con Trong Gia Đình – Mẫu 1

Nội dung tóm tắt tác giả tác phẩm Những đứa con trong gia đình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nhà văn Nguyễn Thi và tác phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi của ông.

Nguyễn Thi [1928 – 1968] bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn, tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Quần Phương Thượng [nay là xã Hải Anh], huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Sau khi hi sinh, những tác phẩm của ông được sưu tập và in lại trong Truyện và kí, xuất bản năm 1978, Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập [4 quyển] xuất bản năm 1996.

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông quê ở miền Bắc nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông là những người nông dân vùng đất này, những con người bản chất vừa hồn nhiên, bộc trực, trung hậu, vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì tự do của Tổ quốc.

“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ra đời vào những năm mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Trong những năm tháng tàn khốc, đau thương ấy càng mất mát thì con người Nam Bộ lại càng vùng lên chiến đấu dũng cảm. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần căm thù giặc sâu sắc, là phẩm chất kiên cường của miền Nam đã khơi nguồn cảm hứng để Nguyễn Thi viết lên thiên truyện ngắn này.

Truyện kể về Chiến và Việt là những người con ưu tú trong gia đình giàu truyền thống yêu nước. Phải gánh chịu nhiều mất mát, đau thương khi những người thân trong gia đình bị giặc Mĩ giết hại, hai chị em sớm ý thức được mối thù với quân giặc. Chiến và Việt đều tình nguyện nhập ngũ để chiến đấu trả thù nhà, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước.

Xem nhiều hơn 🌟 Tóm Tắt Rừng Xà Nu 🌟 16 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Ngắn Hay

Viết Tóm Tắt Truyện Ngắn Những Đứa Con Trong Gia Đình – Mẫu 2

Viết tóm tắt truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là yêu cầu cơ bản nhất đối với các em học sinh khi học tác phẩm, tham khảo bài mẫu tóm tắt như sau:

Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội, cha mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ – Ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước.

Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lênh lãng của giặc.

Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chị Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Vợ Nhặt 🍀 20 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Ngắn Hay

Tóm Tắt Bài Văn Những Đứa Con Trong Gia Đình Hay Nhất – Mẫu 3

Dưới đây là gợi ý tóm tắt bài văn Những đứa con trong gia đình hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dành cho các em học sinh.

Những đứa con trong gia đình là câu chuyện kể về hai chị em Chiến và Việt, họ sống trong một gia đình chứa đựng nhiều mất mát và đau thương: cha thì bị Pháp chặt đầu hồi chín tuổi, mẹ thì vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Hai chị em trở thành mồ côi, cả hai đùm bọc nhau mà sống. Họ trưởng thành và cả Chiến – Việt đều tòng quân dưới sự ủng hộ của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ trở thành những chiến sĩ sẵn sàng ra trận chống giặc

Tham gia trận đánh tại một khu rừng cao su, Việt đã không sợ hi sinh, không ngại sự ác liệt, anh dũng chiến đấu dù đã lạc mất đồng đội và đã diệt được một xe bọc thép và sáu tên lính Mỹ, nhưng anh đã bị thương nặng, một mình tại chiến trường đầy bom đạn và chết chóc. Anh lúc đó nửa tỉnh, nửa mê, nhiều lần ngất đi. Trong đầu Việt hồi tưởng lại về gia đình, về mẹ, chú Năm, chị Chiến,…những người thân yêu của anh.

Lần tỉnh lại thứ tư của Việt, tuy mắt anh không thấy gì, chân tay tê cứng, đau buốt vì vết thương, nhưng niềm tin và vì phải sống, vì phải chiến đấu, Việt cố gắng lê từng tí từng tí một về phía tiếng súng của quân ta.

Anh cứ chầm chậm như thế, trong đầu anh lại nhớ về ngày má mất, nhớ lại ngày cả hai chị em đăng kí tòng quân, lúc đó chị Chiến giành đi trước vì cho rằng Việt chưa tròn 18 tuổi. Nhưng đến hôm đăng kí, Việt đã nhanh nhảu ghi tên mình trước, nhưng chị Chiến cố tình bật mí chuyện Việt chưa tròn 18 tuổi. Và phải nhờ đến chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được đi.

Đêm trước ngày nhập ngũ, hai chị em ngồi bàn bạc mọi chuyện trong nhà, Việt nghe theo mọi sự sắp đặt của chị và thấy hình ảnh chị Chiến và lời nói sao giống má quá. Hai chị em quyết định giao lại nhà cửa, bàn thờ cha mẹ nhờ chú Năm quản lí để có thể yên tâm lên đường ra trận.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Tóm Tắt Mùa Lá Rụng Trong Vườn 🌹 10 Bài Mẫu Ngắn Hay

Tóm Tắt Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Gọn – Mẫu 4

Gợi ý tóm tắt bài Những đứa con trong gia đình ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Tác phẩm Những đứa con trong gia đình kể về câu chuyện của một gia đình người dân Nam bộ nhân vật chính trong truyện là Việt. Cả gia đình Việt đều là những người có truyền thống yêu nước mãnh liệt. Ba má của Việt và Chiến đều chết dưới súng của bọn đế quốc nên dù con nhỏ, hai chị em đã xung phong đi đánh giặc, báo thù cho cha mẹ và tổ quốc, dưới sự cổ vũ của chú Năm.

Trong một lần chiến đấu, Việt bị thương nặng nằm trong rừng sâu, ngất đi tỉnh lại không biết bao nhiêu lần. Đến lần thứ 4, Việt tỉnh lại và nhớ về má của mình, nhớ về ngày hai chị em giành nhau đi bộ đội về trả thù cho gia đình và cho tổ quốc. Việt muốn đi nhưng chị Chiến không cho, bắt Việt ở nhà trông thằng em còn nhỏ.

Đến hôm ghi danh đi bộ đội, tụi nó vẫn tiếp tục giành nhau, cuối cùng nhờ chú Năm cho phép và làm hậu phương, mà cả 2 chị em đều được đăng ký đi bộ đội. Đêm hôm đó, hai chị em bàn bạc sắp xếp nhà cửa, bàn thờ của ba má. Và hai chị em quyết định bê bàn thờ ba má sang nhà chú Năm.

Dù đang bị thương nặng, nhưng Việt vẫn không sợ giặc, vẫn giữ súng trong tay sẵn sàng chiến đấu. Khi nhận ra tiếng súng của quân mình, Việt có động lực để lết về phía tiếng súng. Cuối cùng, anh cũng đã được cứu. Sau đó, anh em trong đội có khuyên Việt viết thư cho chị Chiến kể về công lao của mình. Nhưng Việt thấy công lao đó chưa đáng là gì so với thành tích của đơn vị và của má.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Tóm Tắt Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Nhất – Mẫu 5

Tham khảo gợi ý tóm tắt bài Những đứa con trong gia đình ngắn nhất giúp các em học sinh dễ dàng hoàn thành bài soạn văn để chuẩn bị cho tiết học trên lớp.

Việt sinh ra và lớn lên trong gia đình yêu nước ở Nam Bộ, đây là thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất ác liệt. Chiến tranh đã cướp đi nhiều người thân trong gia đình nên Việt rất căm ghét kẻ thù. Hai chị em Chiến và Việt cùng tham gia nhập ngũ. Việt nhỏ tuổi nhưng lại rất gan dạ, dũng cảm.

Trong một trận đánh Việt tiêu diệt nhiều xe bọc thép Mĩ nhưng Việt bị thương, vết thương nặng khiến Việt ngất đi trên chiến trường, thời gian này Việt lúc tình lúc mơ, khi mơ anh nhớ lại những kỉ niệm vui, buồn với ba má và gia đình mình. Anh Tánh cùng những đồng đội tìm Việt trong tình cảnh hiểm nghèo, họ đưa Việt về bệnh viện quân y chữa trị vết thương.

Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Một Người Hà Nội 🌼 10 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay

Tóm Tắt Cốt Truyện Những Đứa Con Trong Gia Đình Chi Tiết – Mẫu 6

Bài mẫu tóm tắt cốt truyện Những đứa con trong gia đình chi tiết sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung trọng tâm của tác phẩm.

Chuyện kể về hai chị em Chiến – Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.

Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của đạn bom và chết chóc. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, chú Năm, chị Chiến…

Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân đau buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”.

Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi.

Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng. Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”.

Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.

Gợi ý cho bạn ☔ Tóm Tắt Đời Thừa Nam Cao ☔ 10 Mẫu Tóm Tắt Ngắn Hay

Tóm Tắt Truyện Những Đứa Con Trong Gia Đình Đầy Đủ – Mẫu 7

Dưới đây chia sẻ bài tóm tắt truyện Những đứa con trong gia đình đầy đủ sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn khi soạn bài và ôn tập tác phẩm.

Hai chị em Việt và Chiến có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cha thì bị giặc Pháp chặt đầu, còn mẹ bị đại bác của quân Mĩ bắn chết. Do đó, hai chị em đều mong muốn mình sẽ được đi tòng quân, để trả thù cho cha mẹ, đồng thời cũng là trả thù cho đất nước. Chị Chiến khi ấy đã đủ 18 tuổi nên xung phong đi tòng quân trước, Việt thương chị và cũng hăng hái muốn đi nên đã nhanh nhảu viết tên mình dù chưa đủ tuổi.

Việt liền xin chú Năm đứng ra xin giúp để Việt được tòng quân. Chú Năm đồng ý rồi hai chị em chuyển bàn thờ của má qua nhà chú Năm, nhờ chú giữ giúp đến khi trở về. Ở chiến trường, không may Việt bị thương nặng sau khi diệt được một xe bọc thép Mĩ ở trong rừng cao su. Việt nằm bất động, hai mắt nhắm tịt không nhìn thấy gì, bị lạc đồng đội và xung quanh chỉ toàn là xác chết. Mỗi lần tỉnh lại, Việt đều nhớ về gia đình, nhớ về chị Chiến cùng chú Năm.

Đoạn trích thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc của nhân vật Việt, cũng là sự dũng cảm của cậu khi trong lúc bị thương vẫn luôn cầm chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Sau ba ngày, Việt được tìm thấy và đưa về chăm sóc. Anh Tánh dục Việt viết thư cho chị chiến và kể về chiến tích của mình. Việt rất nhớ chị nhưng không biết nên viết từ đâu bởi những gì Việt làm được vẫn chưa có gì to tác như những chiến tích của đơn vị và của cha với má.

Tiếp theo tham khảo 🌹 Tóm Tắt Người Lái Đò Sông Đà 🌹 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay

Tóm Tắt Tác Phẩm Những Đứa Con Trong Gia Đình Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Tài liệu tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình học sinh giỏi sẽ giúp bạn luyện tập và nâng cao kỹ năng tóm tắt văn bản một cách đầy đủ và chính xác nhất.

“Những đứa con trong gia đình” kể về cuộc sống chiến đấu của hai chị em Chiến và Việt – người dân Nam Bộ chất phác, thật thà. Họ sinh ra trong một gia đình đầy những mất mát, đau thương: cha bị giặc bắn từ hồi hai chị em còn nhỏ, mẹ bị đại bác của Mĩ bắn chết.

Chiến, Việt đều nhờ chú Năm chăm lo, dạy dỗ đến khi trưởng thành với lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm trả thù sục sôi trong lòng những đứa con mất cha mẹ từ tay giặc. Chiến và Việt đều xin đi tòng quân chiến đấu để báo thù cho gia đình, đất nước. Nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của chú Năm cả hai chị em đều được tham gia kháng chiến mặc dù Việt chưa đủ 18 tuổi.

Đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” thuật lại lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Lúc này anh đang bị thương trong một lần đối đầu với giặc ở rừng cao su. Anh đã tiêu diệt được một xe bọc thép có sáu tên lính Mĩ nhưng bản thân cũng bị thương rất nặng, lạc đồng đội một mình nằm lại chiến trường luôn trong tình trạng hôn mê nhưng mỗi lần tỉnh dậy anh đều nghĩ về gia đình có những người thân yêu là cha mẹ, chú Năm và chị Chiến.

Việt hồi tưởng lại lúc mẹ mất hai chị em giành nhau đi tòng quân, chị Chiến không đồng ý nhưng nhờ có chú Năm Việt vẫn được lên đường chiến đấu. Hôm ấy khi thu xếp công việc ở nhà Việt răm rắp nghe theo lời chị và anh thấy chị Chiến rất giống má trong lòng ngập tràn tình yêu thương và niềm hân hoan chiến đấu.

Đó là quá khứ còn giờ đây Việt ngất đi rồi lại tỉnh không biết bao nhiêu lần, dù sức lực không còn nhưng trong anh luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu cố gắng lê từng chút một về nơi có tiếng súng của quân ta. Chính tình cảm gia đình là động lực để anh cố gắng, chính lòng căm thù giặc đã thôi thúc anh vươn lên phía trước, tìm về nơi có sự sống.

Sau ba ngày đêm đơn vị cũng tìm được anh và đưa về chữa trị, may mắn sức khỏe Việt đã dần hồi phục. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể về chiến công của mình nhưng anh cảm thấy những điều đó chưa có gì lớn lao so với thành tích của đơn vị và mong ước của má bấy lâu.

SCR.VN tặng bạn 💧 Tóm Tắt Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông 💧 14 Bài Hay Nhất

Tóm Tắt Văn Bản Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Hay – Mẫu 9

Đón đọc dưới đây bài tóm tắt văn bản Những đứa con trong gia đình ngắn hay giúp các em học sinh trau dồi thêm những cách diễn đạt linh hoạt, phong phú hơn.

Nhân vật chính trong truyện “Những đứa con trong gia đình” đó là Việt một người con miền Nam yêu nước và căm thù giặc. Những người thân trong gia đình anh đều lần lượt bị giết hại. Mối thù sâu sắc với Mĩ đã giúp Việt trở nên mạnh mẽ và mong muốn nhập ngũ chiến đấu để trả thù nhà, giành lại độc lập tự do. Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ trong một ngày, Việt khi tham gia trận chiến trong rừng cao su thì bị thương, lạc đồng đội.

Việt mê man và lúc tỉnh lúc mê nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại Việt nhớ về má và gia đình của mình. Việt không sợ giặc, dù bị thương nhưng Việt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việt nhớ lại lúc hai chị em giành tham gia bộ đội. Việt nhỏ tuổi hơn nên chị Chiến không cho đi, sau khi được chú Năm phân giải Việt mới có thể tham gia giết giặc. Kết thúc đoạn trích đó khi hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ má ngang qua cánh đồng sang nhà chú Năm gửi chú trông nom.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Tóm Tắt Tuyên Ngôn Độc Lập 🌟 17 Mẫu Tóm Tắt Văn Bản Hay

Tóm Tắt Nội Dung Những Đứa Con Trong Gia Đình Đơn Giản – Mẫu 10

Tham khảo bài tóm tắt nội dung Những đứa con trong gia đình đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và nội dung cơ bản nhất.

Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân trẻ. Anh xuất thân từ một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống cách mạng vẻ vang nhưng chịu nhiều tổn thất nặng nề do tội ác của Mỹ – ngụy, những người thân trong gia đình lần lượt bị giết hại vì vậy Việt rất căm ghét kẻ thù và muốn cầm súng chiến đầu. Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia bộ đội trong cùng 1 ngày. Việt rất hăng hái và dũng cảm, quyết tâm giết giặc để trả thù cho ba má.

Trong một trận đánh ác liệt, Việt bị thương và lạc đồng đội. Lúc tỉnh rồi lại mê, tuy bị thương nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. Khi mê man những hồi ức về gia đình như má, chị Chiến, chú Năm, kỉ niệm về đêm trước khi nhập ngũ… cứ lần lượt hiện về. Khi Việt bị lạc đồng đội và anh Tánh tích cực tìm kiếm và tìm thấy khi Việt bị thương nặng. Việt được đưa về bệnh viện chữa trị và dần bình phục.

Đón đọc tuyển tập 🌼 Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ 🌼 16 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay

Bài Tóm Tắt Những Đứa Con Trong Gia Đình Lớp 12 – Mẫu 11

Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình lớp 12 sẽ là tư liệu cần thiết hỗ trợ các em học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản, soạn văn cũng như ôn tập tác phẩm.

Truyện là mạch hồi ức của nhân vật Việt, một thiếu niên mới 17 tuổi nhưng đã cùng chị xung phong ra mặt trận giết giặc. Hai chị em mang mối thù đậm sâu với giặc: bố và mẹ đều đã chết vì sự giết tróc, càn quét của địch.

Ở chiến trường Việt bị thương nặng, và ngất đi tỉnh lại nhiều lần, trong những lần ngất đi ấy, anh nhớ về những kỉ niệm đẹp cùng với gia đình, người thân. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình kể về lần thứ tư tỉnh dậy của nhân vật Việt trong đêm thứ hai bị thương ở chiến trường. Khi ấy, Việt nhớ về chị Chiến.

Sau khi ba má mất, hai chị em tranh nhau đi tòng quân, nhưng chị Chiến đủ 18 tuổi nên được đi, còn Việt khi ấy chưa đủ tuổi nhưng cũng nhanh nhảu ghi tên mình vào sổ. Chị Chiến biết chuyện, nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, sau đó thì Việt cũng được tòng quân. Trước khi đi, hai chị em bàn bạc mọi chuyện trong nhà, cùng khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm, Việt thấy rất thương chị Chiến.

Dù Việt đang bị thương nhưng những kí ức về chị Chiến vẫn hiện rõ mồn một, Việt vẫn luôn cầm cây súng sẵn sàng chiến đấu mặc cho hai mắt không nhìn thấy gì. Cuối cùng, Việt được đơn vị tìm thấy và đưa vào bệnh viện chăm sóc. Khi sức khỏe Việt dần hồi phục, Việt định viết thư cho chị nhưng không biết viết gì vì Việt thấy công lao của mình chưa thấm tháp gì so với kì vọng của má.

Có thể bạn sẽ thích 🌹 Tóm Tắt Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ 🌹 12 Mẫu Ngắn Gọn, Hay Nhất

Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Tóm Tắt – Mẫu 12

Tài liệu mẫu soạn bài Những đứa con trong gia đình tóm tắt dưới đây sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả và học tốt tác phẩm.

Việt đi tòng quân từ khi chưa đủ 18 tuổi nhờ sự giúp đỡ của chú Năm. Việt sống với chị Chiến, nhà Việt chỉ còn lại hai chị em từ ngày ba má mất. Chị chiến cũng đi tòng quân. Mong ước của hai chị em là được trả thù cho cha mẹ, giành lại độc lập cho tổ quốc. Không may, khi tham gia trận đánh tại một rừng cao su, Việt đã bị thương nặng và bị lạc đồng đội. Việt nằm bất động, cứ tỉnh lại rồi ngất đi, nhưng trong tâm trí Việt luôn hiện lên những hình ảnh ngày trước về gia đình.

Việt nhớ lại khi hai chị em tranh nhau đi tòng quân, rồi bàn giao hết việc nhà, khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm. Trong những kí ức của nhân vật Việt, ta thấy được tình cảm gia đình sâu sắc, đặc biệt là tình cảm chị em của Việt dành cho chị Chiến. Việt thương chị rất nhiều. Đến ngày thứ 3 bị thương tại chiến trường, Việt được tìm thấy và đưa về bệnh viện chăm sóc. Khi Việt dần hồi phục, Việt muốn viết thư cho chị nhưng thấy những gì mình làm chưa phải là lớn lao nên không biết bắt đầu từ đâu.

Khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Nhân Vật A Phủ 💕 12 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay Nhất

Video liên quan

Chủ Đề