Tóm tắt các văn bản truyện kí lớp 8 năm 2024

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam

Câu 1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:

Tên văn bản, tác giả (1)

Thể loại (2)

Phương thức biểu đạt (3)

Nội dung chủ yếu (4)

Đặc sắc nghệ thuật (5)

Trả lời

Tên văn bản, tác giả (1)

Thể loại (2)

Phương thức biểu đạt (3)

Nội dung chủ yếu (4)

Đặc sắc nghệ thuật (5)

Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

Hồi kí (trích)

Tự sự (có xen trữ tình)

Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé.

Văn hồi kí chân thực, trữ tình, tha thiết.

Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)

Tiểu thuyết (trích)

Tự sự

Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.

Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động.

Lão Hạc (Nam Cao)

Truyện ngắn (trích)

Tự sự (có xen yếu tố trữ tình)

Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.

Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình.

Câu 2. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.

Trả lời

- Giống nhau:

+ Đều là văn bản tự sự, thuộc truyện kí hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 - 1945.

+ Đều lấy đề tài về cuộc sống và con người của xã hội thực dân phong kiến, miêu tả số phận cực khổ của những người nghèo khổ bị vùi dập trong xã hội ấy.

+ Có lối viết chân thực, gần gũi đời sống, sinh động.

+ Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tình thần nhân đạo.

+ Tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời.

- Khác nhau: Mỗi tác phẩm có những điểm khác về các mặt như: thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu và đặc sắc nghệ thuật.

+ Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy.

+ Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương.

+ Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

+ Sự khác nhau cụ thể của văn bản 1, 2, 3 được trình bày ở câu 1.

Câu 3. Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

Trả lời

- Sức mạnh tiềm tàng ở nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của tác giả Ngô Tất Tố làm cho em yêu thích nhất. Một người đàn bà lực điền dịu hiền, yêu thương chồng con hết mực, sống nhẫn nhịn, chịu đựng, vị tha,... Nhưng khi chồng mình bị bọn lý trưởng và cai lệ hành hạ, đánh đập đến sức cùng lực kiệt, thì ở trong chị như có một sức mạnh tiềm tàng và chị đã dũng cảm vùng dậy đánh nhau với bọn chúng. Khi đọc đến đoạn miêu tả chị Dậu giằng co và quật ngã bọn chúng, em cảm thấy sung sướng, hả hê. Em càng khâm phục, yêu thương và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu.

-------

Với nội dung bài Ôn tập truyện kí Việt Nam các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về ôn tập, đặc điểm các truyện kí Việt Nam trong chương trình học kì I môn Ngữ văn 8...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

- Chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường.

- Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.

- Được viết bằng ngòi bút chân thực, hiện đại, phản ánh được những khía cạnh đặc sắc của cuộc sống.

  1. Những điểm khác nhau

- Thể loại: Nguyên Hồng viết thể hồi kí, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, Nam Cao viết truyện ngắn.

- Nhân vật: Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ. Nam Cao viết về ông lão nông dân, Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.

Các tác phẩm truyện kí Việt Nam ra đời trong khoảng thời gian thực dân Pháp đang đô hộ nước ta, thời kì này chúng đang đẩy mạnh bóc lột dân tộc ta. Đồng thời, cũng trong thời điểm này, nhân dân ta vẫn đang chịu sự áp bức của giai cấp thống trị của chế độ phong kiến.

Tóm tắt các văn bản truyện kí lớp 8 năm 2024

Thời điểm này, nhân dân có sự phân chia thành nhiều tầng lớp, giai cấp như: nông dân, tư sản thành thị, tiểu tư sản, công nhân,… với nhiều mâu thuẫn giai cấp, tầng lớp.

Về văn hóa, những tác phẩm truyện kí ra đời trong thời điểm những trào lưu tư tưởng, văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào nước ta, trước hết là ở các đô thị. Tuy vậy, những hủ tục, thành kiến của nước ta vẫn còn khá nặng nề. Nhà văn Việt Nam đã không còn quá theo đuổi những giá trị văn hóa cổ truyền của nền văn hóa Hán và văn học Trung Hoa, học tiếp thu những nét văn hóa phương Tây.

Bối cảnh văn học Việt Nam

Thầy Hùng nhấn mạnh rằng, văn học Việt Nam trong giai đoạn này phát triển theo hướng hiện đại hóa hay phương Tây hóa chứ không còn lấy “khuôn vàng thước ngọc” từ văn học Trung Hóa với những điển cố điển tích, những bài thơ Đường luật,… Từ đó hòa văn học Việt Nam vào dòng chảy chung của nền văn học nhân loại.

Tóm tắt các văn bản truyện kí lớp 8 năm 2024

Văn học Việt Nam giai đoạn này lấy cảm hứng từ thực tế đời sống.

Văn học giai đoạn này phát triển một cách mau lẹ, số lượng tác phẩm cũng như dấu ấn của các nhà văn, nhà thơ phát triển mạnh mẽ. Văn học cũng từ đó phân chia thành các bộ phận, trong đó có thể chia thành hai dạng: văn học công khai và văn học không công khai. Và văn học cũng chia thành các khuynh hướng khác nhau trong các bộ phận đó: lãng mạn, hiện thực phê phán,… tạo nên sự đa dạng, phong phú trong nền văn học Việt Nam.

Những thành tựu của truyện kí Việt Nam

Thầy cho rằng ở giai đoạn này, văn học Việt Nam đạt được những thành tựu hết sức to lớn: xuất hiện nhiều thể loại mới (truyện ngắn, kí, tiểu thuyết,…), xuất hiện những tác giả tiêu biểu, tài năng (như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Tô Hoài,…) cùng với đó là các tác phẩm xuất sắc như “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Tắt đèn”,…

Các tác phẩm trong giai đoạn này đã phản ánh sinh động, toàn diện cuộc sống vật chất, tinh thần của con người Việt Nam, các tác phẩm này vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân văn sâu sắc. Đồng thời, đóng góp và đánh dấu sự phát triển của tiếng Việt trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được học 4 tác phẩm truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 bao gồm: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”. Các tác phẩm này đều là những tác phẩm tiêu biểu của tác giả và cũng là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Về “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” trong chương trình tinh giản năm nay sẽ được tích hợp lại thành một chủ đề. “Tôi đi học” được viết theo thể loại truyện ngắn theo ngôi thứ nhất với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm thành một câu chuyện thấm đẫm chất thơ. Tác phẩm là sự hồi tưởng về những kỉ niệm, cảm xúc ngày đầu tiên đi học.

Các em học sinh có thể tham khảo soạn bài chi tiết 2 tác phẩm này tại:

Soạn bài Tôi đi học

Soạn bài Trong lòng mẹ

Tóm tắt các văn bản truyện kí lớp 8 năm 2024

Thầy Hùng hướng dẫn học sinh các tác phẩm truyện kí (1930-1945).

“Trong lòng mẹ” được viết theo thể loại hồi kí theo ngôi thứ nhất về tình mẫu tử thiết tha của cậu bé Hồng thể hiện qua nỗi đau đớn khi xa mẹ cùng niềm hạnh phúc vô bờ của em khi được ở trong lòng mẹ. Tác phẩm có sự sáng tạo các tình huống truyện, tâm lí của nhân vật, nhất là cậu bé Hồng được miêu tả vô cùng tinh tế. Tham khảo chi tiết bài soạn tại: Soạn bài trong lòng mẹ

Với “Tức nước vỡ bờ” qua sự sáng tạo tình huống truyện gay cấn, miêu tả quá trình diễn biến tâm lí nhân vật cùng cách kể chuyện khéo léo, tác giả đã khắc họa được sự độc ác, tàn bạo của bọn thống trị và sức mạnh tiềm tàng, khả năng vùng lên tự giải phóng của người nông dân. Tác phẩm được viết theo thể loại tiểu thuyết với ngôi thứ ba, nhờ đó câu chuyện được kể rất linh động, lôi cuốn. Tham khảo chi tiết bài soạn tại: Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Còn với “Lão Hạc” là một câu truyện ngắn được kể theo ngôi thứ nhất với lời kể của ông giáo. Qua sự miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, tác giả Nam Cao đã khắc họa được số phận bi thảm và những phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Tham khảo chi tiết bài soạn tại: Soạn bài Lão hạc

Trên đây là hướng dẫn của thầy Hùng về các tác phẩm truyện kí trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Tuy nhiên, thầy cũng nhấn mạnh chương trình Ngữ văn lớp 8 có rất nhiều kiến thức cần nhớ, học sinh cần có sự đầu tư, chú tâm vào môn học thì mới học tập tốt được.

Chương trình HỌC TỐT chính là nền tảng các môn học vững chắc mà thầy Hùng cùng các thầy cô HOCMAI tâm huyết xây dựng. Với hai khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện sẽ giúp học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 nắm chắc kiến thức và kĩ năng. Với hệ thống bài giảng và kiến thức toàn diện cho các môn học, hệ thống bài kiểm tra và bài tập để học sinh tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đồng thời, đội ngũ tư vấn luôn giải đáp tất cả thắc mắc của học sinh, đồng hành cùng các bạn trong năm học này với điểm số tốt nhất.

Phụ huynh và học sinh đăng ký thông tin để nhận ngay tư vấn về khóa học cũng như tham khảo các bài giảng HỌC THỬ ngay!