Tính cưỡng chế bắt buộc của pháp luâht là gì

Câu hỏi: Phân tích tính bắt buộc chung của pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước

ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị

trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh

các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là

cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

Nhà nước là đại diện cho quyền lực công. Pháp luật do nhà nước ban hành và

được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định

bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu

không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết, kể cả cưỡng chế để buộc họ

tuân theo hoặc để khắc phục những hậu quả do việc làm trái pháp luật của họ

gây nên.

Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức và hướng dẫn

cách xử xự cho mọi người trong xã hội để bất kì ai khi ở vào điều kiện, hoàn

cảnh do pháp luật dự liệu thì đều xử xự theo những cách thức mà nó đã nêu ra.

Căn cứ vào pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được

làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi ở vào một điều

kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó

Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi con người, căn cứ vào pháp luật có

thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt

động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý.

Pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và

cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong

nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.

Ví dụ: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế; pháp luật

nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Theo đó tất cả người dân đều buộc phải tuân thủ quy định này, không được

phép tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Nếu một xã hội không có pháp luật thì mọi người sẽ không chịu

sự quản lý của một quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc,

mọi hoạt động đều dựa vào ý thức của người dân.

Nếu một xã hội không có pháp luật thì xã hội đó sẽ bị đảo lộn,

không theo thứ tự và không thể vận hành, phát triển theo ý chí

của người cầm quyền.

Hiện nay cơ chế để vận hành đất nước, xử lý các vụ tranh

chấp,... đều theo quy định của pháp luật. Nếu xã hội không còn

. Đặng Đình Quyền (2012), “Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội, tr.17.

. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr.126.

. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Văn hóa thông tin, tr.499.

. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr.196.

. Viện ngôn ngữ học (1996), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Hà Nội, tr.123

. NXB Từ điển Bách khoa (1999), Từ điển Luật học, Hà Nội, tr.323.

NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Hà Nội, tr. 204-205.

Nguyễn Duy Lãm (chủ biên, 1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục , tr.204-205.

. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên, 1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục , tr.295.

. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội. tr.12.

. NXB Từ điển Bách Khoa (2005), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội,, tr.960

. Viện ngôn ngữ học (1996), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Hà Nội. tr.1037.

. Tòa án nhân dân tối cao (2014) “Tập hợp các báo cáo, chuyên đề về hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; về quyền tư pháp và chế định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân”, Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi), tr.98.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Tính cưỡng chế bắt buộc của pháp luâht là gì

Tính bắt buộc, cưỡng chế của pháp luật là biện pháp bắt buộc do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi ngườ phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.

Tại sao pháp luật có tính cưỡng chế?

Việc áp dụng cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm pháp luật là nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng.

Tính bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào?

Tính bắt buộc chung thể hiện ở chỗ: + Việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Bất kỳ ai dù có địa vị, tài sản, chính kiến, chức vụ như thế nào cũng phải tuân theo các quy tắc pháp luật.

Thế nào là bắt buộc chung?

- Tính bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết.

Tại sao pháp luật có tính bắt buộc?

Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, để thực hiện các chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhà nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc chung.