Tỉnh An Giang có bao nhiêu dân tộc thiểu số?

Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi tại các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số và các huyện miền núi trên địa bàn toàn tỉnh An Giang. Tỉnh hiện có hơn 2,1 triệu người, gồm 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer và Chăm và có 25 dân tộc thiểu số khác sinh sống rải rác trên địa bàn.

Mục đích của đề án nhằm nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc, góp phần quan trọng hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần vào xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Đồng thời, đưa dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số vào du lịch để duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá của các dân tộc trong toàn tỉnh; đa dạng hóa các hoạt động trong khai thác du lịch tại địa phương, nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động du lịch; huy động sự tham gia của cộng đồng và mọi nguồn lực xã hội đầu tư và bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số.

Việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số phải gắn kết, kết nối chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa khác như: phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, văn học dân gian, lễ hội truyền thống…, kết hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như: du lịch, giáo dục, an ninh, thông tin truyền thông, môi trường....

Các nghệ nhân và những người trực tiếp nắm giữ, thực hành di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy, tuyên truyền quảng bá giá trị các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một...

Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu tại điểm, khu du lịch cộng đồng và trong các dịp tết, lễ, hội truyền thống nhằm giao lưu, trình diễn, tạo môi trường thực hành và trao truyền các loại hình di sản văn hóa, các loại hình dân ca, dân vũ,… tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa…

Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với việc bảo tồn, phát huy các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình.

Nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá thông qua các hội thi, hội diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống và tại các sự kiện văn hóa du lịch qui mô vùng, miền, toàn quốc và phối hợp với các công ty, hãng lữ hành trong công tác xây dựng tour, tuyến, sản phẩm du lịch gắn với những địa phương có loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số có giá trị, để tiếp cận các thị trường khách du lịch…

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới giáp tỉnh Takeo và Kandal [Vương quốc Campuchia]. Toàn tỉnh có hơn 1,91 triệu người, với 543.764 hộ, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,15%, DTTS Khmer chiếm 3,98%, DTTS Chăm chiếm 0,59%, DTTS Hoa chiếm 0,27%...

Đồng bào DTTS Khmer sinh sống tập trung nhiều nhất vùng Bảy Núi [huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên], với trên 80.000 người, số còn lại sống ở huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú. Đồng bào DTTS Khmer theo Phật giáo Nam tông, sống chủ yếu bằng nông nghiệp và chăn nuôi gia đình. Trong kháng chiến, vùng Bảy Núi là căn cứ địa cách mạng, bị nhiều tàn phá do chiến tranh, nên đời sống một bộ phận đồng bào DTTS Khmer còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang, với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, tỉnh đã triển khai kịp thời các chính sách để nâng cao đời sống cho người dân vùng DTTS. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh có sự tập trung lãnh, chỉ đạo sâu sát, các ngành liên quan có sự phối hợp khá chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về tăng cường chăm lo các mặt đời sống vật chất, tinh thần đồng bào DTTS Khmer.

Các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội [KTXH], quốc phòng - an ninh của tỉnh tác động tích cực, tạo nguồn lực thúc đẩy KTXH vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển. Cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật được nâng lên, bộ mặt nông thôn khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, mức sống và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS Khmer ngày càng nâng cao. Các chính sách đặc thù được thực hiện nhân dịp lễ, Tết truyền thống… tạo sự phấn khởi trong Nhân dân.

Khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục được phát huy; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS ổn định; công tác giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước cũng như các địa phương vùng dân tộc quan tâm, đầu tư để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS có mặt chuyển biến tích cực… Từ đó, đồng bào an tâm lao động sản xuất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Những khởi sắc

Thực hiện Dự án 2 của Chương trình 135 [thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020], trong 4 năm [2016 - 2019], ngành nông nghiệp phối hợp địa phương tổ chức giải ngân gần 15 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, thực hiện theo hình thức hỗ trợ dự án do UBND các xã thuộc 4 địa phương [huyện Tri Tôn, TX. Tịnh Biên, huyện An Phú, TX. Tân Châu] làm chủ đầu tư, như: Xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ con giống vật nuôi… cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Thực hiện Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 317 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 1.092 hộ; chuyển đổi nghề 358 hộ; đầu tư cơ sở hạ tầng ở xã, ấp đặc biệt khó khăn 159 công trình; giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,5%/năm; 3 xã và 5 ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn…

Ông Chau Kim Sơn [ngụ khóm Thới Thuận, phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên] phấn khởi: “Được sự quan tâm của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, diện mạo phường Thới Sơn nói riêng, TX. Tịnh Biên nói chung ngày càng đổi mới. Điện, đường, trường, trạm phát triển, đời sống vật chất, tinh thần Nhân dân được quan tâm chăm lo tốt hơn.

Riêng tôi, nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách, gia đình đã mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình. Mong rằng thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm để nhiều người dân được tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế gia đình, chung tay xây dựng quê hương ngày thêm phát triển”.

Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Phan Văn Cường nhấn mạnh: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Tịnh Biên đã dành nhiều nguồn lực đầu tư và hiện thực hóa các chính sách thúc đẩy phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi, từng bước góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn miền núi và nâng cao đời sống đồng bào DTTS Khmer. Đây chính là mục tiêu xuyên suốt mà địa phương quyết tâm thực hiện nhằm xóa bỏ rào cản chênh lệch vùng, khoảng cách giàu nghèo và hướng đến phát triển bền vững”.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh An Giang tiếp tục ưu tiên triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó tập trung phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, triển khai xây dựng các công trình trọng điểm, thiết yếu. Đồng thời, đẩy mạnh các chính sách phát triển giáo dục, y tế, văn hóa vùng DTTS; củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo quốc phòng - an ninh...

Chủ Đề