Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là gì năm 2024

Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì? | Hiện nay, kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, doanh nghiệp liên kết, nhập khẩu hàng nước ngoài ngày càng nhiều.Khi hàng hóa nhập khẩu mà thuộc mặt hàng phải chịu thuế thì sẽ bị áp 01 trong 03 mức thuế suất gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường. Bài viết ngày hôm nay kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các loại thuế suất này.

1. Thuế suất ưu đãi

– Thuế suất ưu đãi được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

– Tham khảo danh sách các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam tại Công văn 8678/TCHQ-TXNK ngày 09/9/2016. Được biết, hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam.

– Thuế suất ưu đãi được áp dụng khi hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

2. Thuế suất ưu đãi đặc biệt

– Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

– Tức là, hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ: ACFTA (ASEAN – TRUNG QUỐC); ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM); AANZFTA (ASEAN – ÚC – NIUDILÂN); AIFTA (ASEAN – ẤN ĐỘ); VJEPA (VIỆT NAM – NHẬT BẢN); AJCEP (ASEAN – NHẬT BẢN); AKFTA (ASEAN – HÀN QUỐC); VKFTA (VIỆT NAM – HÀN QUỐC); VCFTA (VIỆT NAM – CHI LÊ).

– Thuế suất ưu đãi được áp dụng khi hàng hóa khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

3. Thuế suất thông thường

– Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp 1 và 2 nêu trên.

– Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.

– Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế xuất nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 45/2017/QĐ-TTg và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt thuộc các trường hợp 1 và 2 nêu trên thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

– Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

– Danh mục (mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số) của các mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại mục I, mục II Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

Lưu ý:

– Sẽ có những mặt hàng nhập khẩu vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, để được hưởng mức thuế suất nào thấp hơn là còn tùy thuộc vào việc doanh nghiệp chọn C/O nào cho phù hợp (ví dụ: nên chọn C/O Form AJ hay VJ, C/O Form AK hay AJ …).

Trên đây là bài viết về chủ đề thuế nhập khẩu ưu đãi là gì? Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi?.Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! Chúc các bạn thành công!

Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và điều kiện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 (Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024).

Nghị định kèm theo 3 phụ lục:

- Phụ lục I - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024.

- Phụ lục II - Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024.

- Phụ lục III - Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan các mặt hàng hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024.

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Nghị định quy định hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp.

- Thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Thuế suất và hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ thuế suất và hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia

Cụ thể, mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến nêu tại Phụ lục I, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và quy định của Bộ Công Thương về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 thì được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nêu tại Phụ lục I, theo số lượng hạn ngạch nhập khẩu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với mặt hàng lúa gạo: Trường hợp mặt hàng lúa gạo nhập khẩu ngoài số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (nhập khẩu vượt hạn ngạch) thì số lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch có thể được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Campuchia cùng là thành viên (nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng); hoặc có thể được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến:

- Trường hợp lượng lá thuốc lá chưa chế biến nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này nhưng vẫn nằm trong tổng mức hạn ngạch theo WTO và đảm bảo các điều kiện quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan thì số lượng này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- Trường hợp lượng lá thuốc lá chưa chế biến nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và nằm ngoài tổng mức hạn ngạch theo WTO thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Nghị định nêu rõ: Số lượng mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến, được nhập khẩu thuộc các trường hợp quy định ở dưới, không tính vào số lượng hạn ngạch của mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Cụ thể:

- Các mặt hàng lúa gạo do các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

- Các mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến có xuất xứ từ Campuchia do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam để tái xuất đi các thị trường khác thực hiện theo cơ chế tạm nhập tái xuất của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Hiệp định khu vực, quốc tế mà hai bên tham gia ký kết.

Thuế xuất nhập khẩu ưu đãi là gì?

Thuế nhập khẩu ưu đãi Đây là một loại thuế nhập khẩu đối với hàng hoá có nguồn gốc từ những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam áp dụng theo chính sách tối huệ quốc (MFN). Có khoảng 180 quốc gia trên toàn thế giới được áp dụng chính sách này của Việt Nam.

Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với trường hợp thuế suất ưu đãi của hàng hóa do khác 0 được quy định bằng bao nhiêu thuế suất ưu đãi?

(3) Thuế suất thông thường Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Lưu ý: Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường trong trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%.

Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt là gì?

Thuế suất ưu đãi đặc biệt – Thuế suất ưu đãi được áp dụng khi hàng hóa khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế nhập khẩu ưu đãi MFN là gì?

Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam. Hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế MFN mà không cần có điều kiện nào kèm theo.