Thức ăn thô khi có hàm lượng xơ như thế nào

05/09/2021 4,877

B. > 30%

Đáp án chính xác

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh là:

Xem đáp án » 05/09/2021 2,380

Muốn có giống vật nuôi lai tạo thì ta ghép?

Xem đáp án » 05/09/2021 2,376

Trong các phương pháp sau đây thì phương pháp nào không phải là phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?

Xem đáp án » 05/09/2021 1,712

Phương pháp nhân giống thuần chủng là phương pháp chọn ghép đôi giao phối:

Xem đáp án » 05/09/2021 1,348

Bột cá thuộc nhóm thức ăn:

Xem đáp án » 05/09/2021 911

Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối:

Xem đáp án » 05/09/2021 846

II. Phần tự luận

Trình bày mục đích và phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi?

Xem đáp án » 05/09/2021 346

Nêu các cách phân loại giống vật nuôi? Ví dụ?

Xem đáp án » 05/09/2021 331

Bột cá có nguồn gốc từ:

Xem đáp án » 05/09/2021 171

Em hãy điền những cụm từ cho sẵn [gia cầm, các chất dinh dưỡng, năng lượng, tốt và đủ, sản phẩm] vào chỗ trống sao cho đúng:

- Thức ăn cung cấp [1]……………. cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

- Thức ăn cung cấp [2]……………. cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho [3]……………. đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp [4]………………. cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

- Cho ăn thức ăn [5]……………, vật nuôi sẽ cho nhiều [6]………………. chăn nuôi và chống được bệnh tật.

Xem đáp án » 05/09/2021 161

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Mục đích của dự trữ thức ăn là?

Xem đáp án » 05/09/2021 141

Em hãy nêu các đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

Xem đáp án » 05/09/2021 105

Chuồng nuôi nên có hướng:

Xem đáp án » 05/09/2021 79

Bò sữa là gia súc thuộc loài động vật nhai lại có dạ dày chia làm 4 túi [bốn ngăn]. Dạ cỏ có dung tích lớn và có rất nhiều vi sinh vật, chính điều này đã tạo ra sự khác biệt căn bản giữa động vật nhai lại và động vật dạ dày đơn. Vi sinh vật dạ cỏ thực hiện hai chức năng quan trọng:

· Giúp vật chủ có thể sử dụng thức ăn thô và tiêu hoá chất xơ. Chúng biến đổi xơ [mà chủ yếu là cellulose] của thức ăn thành các axit hữu cơ như axit axetic, axit propionic, axit butiric [có tên gọi chung là các axit béo bay hơi]. Những axit béo này cung cấp cho vật chủ 60 - 80% nhu cầu năng lượng. Sự tiêu hoá thức ăn, mà chủ yếu là thức ăn thô, nhờ vi sinh vật dạ cỏ ở động vật nhai lại có tầm quan trọng và ý nghĩa thực tế to lớn. Đó cũng là lí do tại sao chúng ta có thể nuôi chúng chủ yếu bằng cỏ, rơm...

· Trong dạ cỏ, vi sinh vật tổng hợp nên những chất dinh dưỡng cho vật chủ, các vitamin nhóm B, vitamin K và tất cả các axit amin thiết yếu. Chúng thậm chí có khả năng sử dụng những hợp chất nitơ phi protein như urea, hoặc những chất chứa nitơ khác, hoặc những protein thiếu một hoặc nhiều axit amin để biến các hợp chất đó thành những chất dinh dưỡng có giá trị hơn. Đây cũng là lí do tại sao ta có thể cho bò ăn urea,

· Thức ăn thô xanh [các loại cỏ, thân cây ngô chín sáp, thân cây ngô khô đã thu hoạch bắp, rơm] là thức ăn thô chính của bò sữa chiếm 60 -70% chất khô khẩu phần. Cung cấp 60-80% nhu cầu năng lượng.

· Thức ăn tinh không thể thay thế cỏ rơm trong khẩu phần của bò sữa

· Thức ăn thô xanh là thức ăn nhiều xơ

Chất xơ gồm các thành phần: celluloses, hemicelluloses, pentosans, lignin, pectins, silica, cutin trong đó celluloses chiếm phần chính. Chất xơ là yếu tố chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật. Thân cây có hàm lượng chất xơ cao hơn củ và hạt. Vỏ của hạt có nhiều xơ hơn nhân của hạt vì cần thiết để bảo vệ hạt. Thực vật càng già thì hàm lượng chất xơ trong thân càng tăng, thân cây càng khô cứng hơn. Trong 1 kg cỏ xanh ở dạng tươi có 30-70 gam chất xơ hoặc 200-420 gam xơ tính trên 1kg chất khô. Rơm ra có từ 400-430 gam xơ trong 1kg chất khô. Bột củ khoai mì chỉ có khoảng 15 gam xơ, hạt bắp và hạt tấm có khoảng 30 gam xơ và bã của củ khoai mì có khoảng 100 gam xơ trong 1kg chất khô.

Các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm của chúng. Một số loại rau quả và cây thức ăn xanh ít xơ, xác củ khoai mì, khô dầu, bột cá, rỉ mật có hàm lượng xơ thấp hơn 180 gam trong 1kg chất khô được xếp vào nhóm thức ăn tinh. Thức ăn tinh là phần bổ sung vào khẩu phần trâu bò khi thức ăn thô không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, điều này thường xảy ra khi nuôi bò sữa bò thịt năng suất cao.

Năng suất sữa thịt của bò không ngừng tăng theo thời gian nhưng khả năng tiêu thụ và sử dụng thức ăn của chúng tăng không tương ứng với năng suất

Chính vì lẽ đó con vật năng suất cao cần phải được cung cấp thức ăn thô chất lượng cao, thức ăn tinh hoặc cả hai.

Bò sữa không thể cho ra nhiều sữa khi được nuôi bởi ăn thức ăn thô xanh giá trị thấp. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô, cỏ được đánh giá bởi:

· Số lượng năng lượng, protein, khoáng chứa đựng trong chúng và được thể hiện trong 1kg chất khô [đối với cỏ còn được tính trên một đơn vị diện tích].

· Độ ngon miệng, chất dinh dưỡng mà con vật ăn vào.

· Tỷ lệ tiêu hoá hấp thu, hiệu suất biến đổi chất dinh dưỡng thành sản phẩm

· Không có độc tố, không tạo mùi vị lạ cho sữa

Vai trò của cỏ xanh đối với bò sữa: Cỏ xanh và thức ăn thô xanh nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bò sữa bởi vì:

· Thức ăn xanh có nhiều nước, dễ tiêu hoá, có tác dụng nâng cao sản lượng sữa rõ rệt.

· Các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin.

· Có tính ngon miệng gia súc thích ăn.

· Protein và vitamin trong thức ăn xanh có chất lượng cao hơn trong thức ăn tinh.

· Có chứa một số chất kích thích sinh trưởng, sinh sản và khả năng tiết sữa.

· Rẻ hơn thức ăn tinh khi quy đổi về một đơn vị năng lượng và protein trong thức ăn.

Khẩu phần bò sữa thiếu cỏ xanh sẽ dẫn đến thiếu vitamin, thiếu Kali làm mất cân bằng pH dạ cỏ. Thiếu Kali còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động cuả buồng trứng, đến khả năng thụ thai.

Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, ngọn mía, đọt thơm, vỏ thơm, rau lang, rau muống... là những thức ăn xanh đang được sử dụng rộng rãi để nuôi bò sữa hiện nay.

Yêu cầu chất khô của thức ăn xanh không thấp hơn 1% khối lượng cơ thể.

Thí dụ một bò sữa có khối lượng 450kg cần 4,5kg chất khô của cỏ, nghĩa là tương đương với 30kg cỏ tươi [nếu chất khô của cỏ là 15%].

Kết luận là đối với bò sữa trong dự án này, chúng ta cần phải cung cấp các loại thức ăn thô xanh tốt nhất. Một số loại thức ăn thô xanh chất lượng cao hiện nay có thể áp dụng như các các loại cây họ đậu, Ngô cây chín sáp để ủ chua, cỏ chất lượng cao mulatô va ghi nê, vv…

Sau đây là một số thông tin về cỏ Mulatô và Ghi nê mà dự án sẽ trồng tại dự án

Cỏ Mulatô - Tên Khoa học Brachiaria ruziziensis x B. brizantha x B. decumbens

Đặc tính sinh học

· Cỏ lâu năm, thân bụi, dễ chùm

· Không kén đất, chịu hạn tốt, chịu ẩm nhưng chịu úng kém

· Phát triển tốt ở điều kiện Việt Nam kể cả trong mùa đông

· Năng suất 200 -250 tấn/ha/năm

· Chất lượng: VCK: 17 - 21%; CP: 11 - 14%

Phân bón

· Phân chuồng: 15 – 40 tấn/ha

· Lân: 300 – 400 kg/ha

· Kali: 250 – 300 tấn/ha

· Uê: 450 – 500 kg/ha

· Bón lót: Phân chuồng, lân, kali

· Bón thúc: Urê sau mỗi lần thu hoạch

Giống:

· Trồng bằng hạt: 8 – 10 kg/ha

· Trồng bằng thân khóm: 4 – 5 tấn/ha [mỗi khóm 4 – 5 rảnh, xén bớt trước khi trồng]

Thời vụ gieo trồng: Tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 6

Kỹ thuật trồng:

· Trồng hạt [bỏ hốc]:

- Làm đất nhỏ

- Rạch hàng: 7 - 10cm

- Hàng cách hàng: 30 - 35cm

- Khóm cách khóm: 20 - 22cm

· Trồng bằng thân khóm:

- Rạch hàng sâu: 10 – 15cm

- Hàng cách hàng: 30 - 35cm

- Khóm cách khóm: 20 - 22cm

- Khi trồng nên lèn chặt gốc

Chăm sóc

· Nếu đất khô, cần tưới ẩm từ 7 – 10 ngày [1lần/ngày]

· Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 10 đến 15 ngày [nếu tỷ lệ nảy mầm kém dặm bổ xung].

· Bón thúc Urê [100kg/ha] sau khi trồng và sau mỗi lứa cắt

· Sau 5 - 7 năm nên trồng lại

Thu hoạch

· Lứa đầu: 50 - 60 ngày tuổi, các lứa tiếp theo sau 25 – 35 ngày [mùa mưa] và 50 – 60 ngày [mùa đông]

· Cắt cách gôc: 8 – 10 cm

· Thu được khoảng 9 – 10 lứa/năm

Sử dụng: Cho ăn tươi, phơi khô hoặc ủ chua làm dự trữ.

Cỏ Ghi nê - Tên khoa học Panicum Maximum

Đặc tính sinh học

· Cỏ lâu năm, thân bụi, dễ chùm

· Không kén đất, ưa ẩm nhưng chịu hạn, chịu bóng râm nhưng không chịu úng

· Nhiệt độ thích hợp 18 – 320C, phát triển chậm ở nhiệt độ < 150C [mùa đông]

· Năng suất 100 – 150 tấn/ha/năm

· Chất lượng: VCK: 22 – 28%; CP: 9 – 11%

Phân bón

· Phân chuồng: 15 – 40 tấn/ha

· Lân: 250 – 400 kg/ha

· Kali: 250 – 300 tấn/ha

· Urê: 450 – 500 kg/ha

· Bón lót: Phân chuồng, lân, kali

· Bón thúc: Urê sau mỗi lần thu hoạch

Giống

· Trồng bằng hạt: 4 – 6kg/ha

· Trồng bằng thân khóm: 4 – 6 tấn/ha [mỗi khóm 4 – 5 rảnh, xén bớt lá trước khi trồng]

Thời vụ gieo trồng: Tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 6

Kỹ thuật trồng

· Trồng hạt [bỏ hốc]:

- Làm đất nhỏ

- Rạch hàng: 7 – 10cm

- Hàng cách hàng: 30 - 35cm

- Khóm cách khóm: 25cm

· Trồng bằng thân khóm:

- Rạch hàng sâu: 10 – 15cm

- Hàng cách hàng: 30 - 35cm

- Khóm cách khóm: 25cm

- Khi trồng nên lèn chặt gốc

Chăm sóc

· Nếu đất khô, cần tưới ẩm từ 7 – 10 ngày [1 lần/ngày]

· Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 10 đến 15 ngày [nếu tỷ lệ nảy mầm kém dặm bổ xung].

· Làm sạch cỏ dại

· Bón thúc Urê [100kg/ha] sau khi trồng và sau mỗi lứa cắt

· Sau 4 – 5 năm nên trồng lại

Thu hoạch

· Lứa đầu: 50 - 60 ngày tuổi, các lứa tiếp theo sau 25 – 35 ngày [mùa mưa]và 50 – 60 ngày [mùa đông]

· Cắt cách gốc: 8 – 10 cm

· Thu được khoảng 8 – 9 lứa/năm

Sử dụng: Cho ăn tươi, hoặc ủ chua làm dự trữ

Chúng ta không cung cấp cỏ voi hoặc những thức ăn thô xanh chất lượng thấp cho bò đang vắt sữa nhưng chúng ta có thể dùng cho bò hậu bị hoặc bò cạn sữa. Một số thông tin về cỏ voi như sau:

Cỏ voi - Tên khoa học: Pennisetum purpurrerum

Đặc điểm:

Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi và phân bố rộng rãi ở tất cả các nước nhiệt đới trên thé giới.

Có nhiều giống cỏ voi như Merkecon, Seleccion và King grass. Trong đó King grass là dòng được phổ biến ở nước ta cho năng suất cao. Cỏ voi thuộc họ hòa thảo, thân đứng [có thể cao 4-6m] có nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh, nhưng đốt bên dưới thường có rễ, hình thành thân ngầm và phát triển thành búi to. Cỏ voi có yêu cầu về đất tương đối khắt khe: ưa đất mầu, giầu dinh dưỡng và thoáng, cỏ tầng đất canh tác sâu, pH 6-7, không ưa đất cát và không chịu được ngập, úng nước nhưng chịu được khô hạn. Giai đoạn sinh trưởng chính là mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm lên cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25-40oc

và với lượng mưa trung bình 1-500mm/năm. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp 2-3oc vẫn không bị cháy lá, Tuy nhiên thông thường vào mùa Đông, nhiệt độ xuống thấp và đặc biệt có sương muối quá trình sinh trưởng chậm lại. Tương tự khi hạn hán kéo dài hoặc khi nhiệt độ môi trường lên trên 45oC, quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị ngừng.

Cỏ voi có năng suất chất xanh rất cao tùy theo trình độ thâm canh, năng suất trên một ha có thể biến động từ 100 tấn đến 400 tấn/ha một năm, cá biệt có thể lên tới 800 tấn/ha 1 năm.

Kỹ thuật trồng

- Thời gian trồng:

Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 cho tới tháng 5. Thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động nước tưới có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3-4 năm [tức là trồng 1 lần có thể thu hoạch được 3-4 năm [tức là trồng 1 lần có thể thu hoạch được 3-4 năm] nếu chăm sóc tốt có lượng phân chuồng ủ vi sinh có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền.

- Chuẩn bị đất:

Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Cầy sâu bừa kỹ làm sạch cỏ dại, rạch hàng sâu 15-20cm theo đường đồng mức hàng cách hàng 60cm, cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40cm và hàng cách hàng 60cm.

- Phân bón:

Tùy theo nương rẫy tốt hay xấu mà có thể sử dụng phân bón khác nhau. Trung bình 1ha cần bón

+ 15-20 tấn phân chuồng ủ mục.

+ 300-400kg đạm urê.

+ 250-300kg Super lân.

+ 150-200kg Sulphát Kali

Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch để bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu có phân trâu bò ủ chế phẩm sinh học bón cùng thì rất tốt. Nếu đất chua [pH

Chủ Đề