Thị trường thiết bị y tế việt nam 2023

ĐBQH Nguyễn Anh Trí [TP. Hà Nội] cho rằng, y tế nước ta đã và đang bị chao đảo. Đó là tình trạng cán bộ y tế ồ ạt xin ra khỏi khu vực công; thuốc men, sinh phẩm vẫn bị thiếu; việc mua sắm các thiết bị cho bệnh viện đang bị đứt gãy, đình đốn; vấn đề tự chủ bệnh viện có nguy cơ bị đổ vỡ. "Dù với lý do nào mà không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân là có lỗi nặng với Nhân dân", đại biểu nói. 

Chỉ rõ hơn những khó khăn, thách thức của ngành y tế, ĐBQH Trần Khánh Thu [Thái Bình] cho biết, thứ nhất, tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc và làn sóng chuyển việc từ khu vực công lập sang khu vực tư, đặc biệt là sau hơn 2 năm phòng, chống dịch covid-19. Với kế hoạch đặt ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2023 đạt 12 bác sỹ/10.000 dân cũng là một thách thức lớn với ngành y tế nếu như không có giải pháp căn cơ trước mắt để hạn chế tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc bởi đào tạo đc 1 cán bộ y tế giỏi không phải 1 sớm 1 chiều.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí [TP. Hà Nội] phát biểu. Ảnh: Quochoi

Bên cạnh áp lực công việc cao, theo ĐB Trần Khánh Thu, chưa bao giờ các vụ bạo hành nhân viên y tế lại xảy ra dễ dàng như bây giờ. Mỗi cán bộ y tế làm việc liên tục với cường độ cao, môi trường làm việc nguy hiểm trong thời gian kéo dài. Cùng với đó là áp lực từ dư luận xã hội lên toàn ngành sau những sai phạm được phát hiện đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, động lực làm việc của cán bộ viên chức ngành y tế.

Về vấn đề lương và chế độ phụ cấp đối với viên chức y tế trong hệ thống y tế công lập thấp, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở thì hiện cũng chỉ bảo đảm một phần nhu cầu của cuộc sống. Ngoài ra, nguyên nhân còn do áp lực về việc thiếu điều kiện, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian qua…

Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Giang tại Kỳ họp thứ Tư.

Để hoàn thành được các mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng vẫn đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ĐB Trần Khánh Thu đề nghị, Quốc hội, Chính phủ, các ngành và nhân dân tiếp tục chia sẻ với khó khăn, thách thức của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn.

Trong lúc chưa thể sửa ngay các văn bản pháp luật thì Chính phủ cần trình Quốc hội những giải pháp cấp bách đưa vào Nghị quyết của Kỳ họp này của Quốc hội để kịp thời tháo gỡ như: xem xét cho phép tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định tại mục 3.1 Nghị quyết số 30, đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành đã được gia hạn hiệu lực theo quy định tại Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 mà không thuộc trường hợp tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định và không có khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới hoặc cơ quan quản lý dược Việt Nam về an toàn, hiệu quả của thuốc nguyên liệu làm thuốc thì được tiếp tục kéo dài hiệu lực cho đến khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược năm 2016 được thông qua và có hiệu lực.

Toàn cảnh Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 4.

Cùng quan điểm này, ĐBQH Đỗ Thị Lan [Quảng Ninh] đề nghị, cần chỉ rõ nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong đấu thầu thuốc, mua sắm thiết bị, vật tư ý tế để báo cáo Chính phủ đề nghị với Quốc hội quyết định giải pháp giải quyết, đưa vào nghị quyết của kỳ họp Quốc hội nhằm tháo gỡ sớm nhất tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế để bảo đảm điều kiện khám, chữa bệnh cho người dân. 

[CTTĐTBP] - Ngày 5/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Nghị quyết 144/NQ-CP về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Theo đó, Chính phủ quyết nghị các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu, sản xuất, nhập khẩu thuốc, trang thiết bị y tế thuộc phạm vi quản lý nhằm xử lý nhanh nhất các vướng mắc, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị thực hiện việc mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Trường hợp xét thấy cần áp dụng thủ tục rút gọn để sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, các bộ liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan chuẩn bị việc đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào các nội dung về đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung Giấy đăng ký lưu hành thuốc theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1661/QĐ-TTg ngày 04/10/2021.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2021/TT-BYT ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu văn bản, báo cáo thực hiện Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập và Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về mua sắm, đấu thầu, đặc biệt là các vấn đề về thuê tài sản, cung cấp thiết bị sau khi trúng thầu hóa chất, sinh phẩm; về quản lý, sử dụng phí cấp phép lưu hành đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực y tế.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, trong đó khuyến khích việc mua sắm, đấu thầu các trang thiết bị y tế khi vận hành sử dụng có thể dùng nhiều loại sinh phẩm, linh kiện, phụ kiện thay thế. Nghiên cứu, hướng dẫn kịp thời, kỹ lưỡng các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền.

Đối với Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với Bộ Y tế trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công và sử dụng vốn nhà nước để mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế [đặc biệt là các vấn đề về: xây dựng dự toán mua sắm; thuê tài sản, cung cấp thiết bị sau khi trúng thầu hóa chất, sinh phẩm]; các văn bản quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế khi nhận được đề nghị của Bộ Y tế bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, giá, phí và lệ phí. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, quản lý, sử dụng thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền. Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với thủ trưởng đơn vị để tránh xảy ra tình trạng thiếu thuốc.

Chính phủ cũng giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị mua sắm tập trung, các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với thủ trưởng đơn vị để tránh xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế; tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mua sắm.

Về việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cho phép quyết toán, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2021 bằng chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo báo cáo quyết toán năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi đã được cơ quan bảo hiểm xã hội giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 46/2014/QH13. Trong đó, tiền khám bệnh, tiền giường và tiền dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, máu, chế phẩm máu đã được sử dụng cho người bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế [việc quyết toán, thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và mức giá theo quy định hiện hành].

Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế chưa được tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc sử dụng trong các kỹ thuật chưa được ban hành giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã được sử dụng cho người bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Việc quyết toán, thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu. 

Đồng thời, cho phép tiếp tục thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do nhà thầu cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất theo kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đấu thầu trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực. Thời hạn thực hiện theo thời gian thực hiện hợp đồng đã ký trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực hoặc không quá 12 tháng kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.

Các cơ quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có trách nhiệm đánh giá, kết luận theo quy định pháp luật và Nghị quyết này, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị, địa phương, bảo vệ các tổ chức, cá nhân thực hiện công khai, minh bạch, không tiêu cực trong mua sắm, đấu thầu.

Bộ Y tế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết tại các bộ, ngành, địa phương.

Chủ Đề