Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào

Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào

Chủ đề biết lắng nghe và chia sẻ

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi  để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»?
Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

* Gợi ý trả lời:

Câu 1: Thao tác lập luận: Bình luận.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta “ cần thái độ lắng nghe hết lòng”.

Câu 3: Tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ» vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc.

Câu 4:

– Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt ngang câu chuyện của họ. – Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.

– Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ.

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN                                  ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT QG

                                                                                                  NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                       MÔN: NGỮ VĂN

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)   

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi  để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

            ( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

Câu1. Điều nghịch lí mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì? (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào? (0.5 điểm)

Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào là thái độ lắng nghe đúng đắn ? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến “Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ” không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến:  “Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người”.

 Câu 2. (5 điểm) Cảm nhận của anh (chị ) về đoạn thơ sau:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
 

.............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)   

Câu 1:

Điều nghịch lí mà tác giả nêu ra trong bài viết là: ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

Câu 2:

Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn.

Câu 3:

Thái độ lắng nghe đúng đắn:

  • Ngừng trò chuyện, đừng cắt ngang câu chuyện của họ.
  • Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.

Câu 4:

HS trình bày lí lẽ thuyết phục, có thể là đồng tình, có thể không.

  • Đồng tình: vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc.
  • Không đồng tình: lắng nghe nhưng hời hợt, thiếu cảm thông

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

  1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ.
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.Học sinh vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:

  • Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông.
  • Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống .
  • Hãy lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác.
  • Hãy lắng nghe chân thành, tập trung và có chọn lọc.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (5 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể triển khai nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

Cảm nhận về đoạn thơ     

Nội dung:

  • Đất nước đã hóa thân, kết tinh trong mỗi con người. Mỗi người đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm, nếp nghĩ và cách sống của mình.
  • Mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước “Khi hai đứa cầm tay… Đất Nước vẹn tròn, to lớn”=> Đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.
  •  Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước: Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
  •  Lời nhắn nhủ với mọi người (nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Lê Quý Đôn. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

  • Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 68

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---