Thế tử là gì

Trữ quân (chữ Hán: 儲君), hoặc Tự quân (嗣君) hay Quốc Bổn (國本)1 , là cách gọi trung lập tước vị dành cho người đã được chính thức chọn lựa để sau này nối ngôi Hoàng đế hay Quốc vương.

Trong hầu hết trường hợp trên thế giới, người được chọn kế vị đều là nam giới, thường là con trai trưởng của Đương kim Hoàng đế, khi ấy sẽ gọi người kế vị là Hoàng thái tử (皇太子). Đối với các chư hầu hay các vương quốc, những quốc gia mà người cai trị chỉ xưng Vương, cũng có lệ đặt người nối ngôi như vậy nhưng gọi là Vương thế tử (王世子).

Chính thất của Thái tử được gọi là Hoàng thái tử phi (皇太子妃), cách gọi khác là Trữ phi (儲妃); còn chính thất của Vương thế tử là Vương thế tử tần (王世子嬪).

Tên gọi khác

Vị trí kế vị của một Hoàng đế gọi là Hoàng trữ (皇儲), của Vương gọi là Vương trữ (王儲). Do thường là con trai của vị vua đang trị vì, nên chức Trữ quân hay gọi là Thái tử (đối với Hoàng đế) và Thế tử (đối với Vương).

Tuy nhiên, người kế vị không nhất thiết lúc nào cũng là con trai của vị vua đang trị vì. Do đó còn có nhiều cách gọi khác, ví dụ:

  • Chú của Hoàng đế/ Vương được chọn làm người nối ngôi thì gọi là Hoàng thái thúc (皇太叔)/ Vương thế thúc (王世叔).
  • Em của Hoàng đế/ Vương được chọn làm người nối ngôi thì gọi là Hoàng thái đệ (皇太弟)/ Vương thế đệ (王世弟).
  • Con gái của Hoàng đế/ Vương được chọn làm người nối ngôi thì gọi là Hoàng thái nữ (皇太女)/ Vương thế nữ (王世女).
  • Cháu nội Hoàng đế/ Vương được chọn làm người nối ngôi thì gọi là Hoàng thái tôn (皇太孫)/ Vương thế tôn (王世孫).

Vị trí trong hoàng gia

Dưới ảnh hưởng Nho giáo, các Trữ quân tại Đông Á thường là con trai trưởng của Hoàng hậu hay Vương hậu. Cũng có những Trữ quân được chọn nối ngôi không phải vì họ là con trưởng. Một số được chọn vì vị Vua (Đế hoặc Vương) thích mẹ của họ hơn mẹ của người con trưởng, hoặc vị Hoàng hậu/ Vương hậu đó không có con trai. Một số khác được chọn vì vị Vua thích cá nhân họ hơn người con lớn, có thể do họ sớm bộc lộ tư chất, khả năng lãnh đạo tốt hơn. Các triều đại về sau, ngôi thứ trưởng dần không còn quan trọng nữa, những người được chọn đều là do thực lực hơn là xuất thân con trưởng. Khác với các Hoàng tử Vương tử khác, các Trữ quân có địa vị tôn quý, đứng đầu các Hoàng tử, Vương tử trong Hoàng tộc và thường giúp đỡ Vua trong việc chính sự.

Khác với các Hoàng tử/ Vương tử mở phủ riêng ngoài Hoàng cung, nơi ở của Trữ quân ở phía Đông của Hoàng cung trong kinh thành, nên thường được gọi là Đông Cung (東宮), do là cung của Trữ quân nên cũng có thể gọi là Trữ Cung (儲宮). Ở thuyết ngũ hành, Đông thuộc hệ Mộc, màu Thanh, xét Tứ quý thì thuộc mùa Xuân, nên Trữ cung/Đông cung đôi khi cũng được gọi là Thanh cung (青宮) hay Xuân cung (春宮). Trong Đông Cung cũng có các chức quan hầu việc tương tự hệ thống quan viên ở triều đình và đã được thu nhỏ lại. Các quan viên chủ yếu nhận nhiệm vụ về giáo dục Trữ quân, nên thực tế không có quyền hạn đáng kể, nhưng nếu Trữ quân kế vị, những quan viên này sẽ là những người hàng đầu được bổ nhiệm các vị trí trọng yếu. Ngoài ra, trong Đông cung cũng có các hoạn quan, nữ quan,...theo mô hình thu nhỏ của Hoàng cung mà bố trí, phục vụ sinh hoạt của Trữ quân và gia quyến. Vì là người sẽ kế vị nên mũ áo, lễ nghi của Trữ quân cũng khác biệt với các Hoàng tử Vương tử khác, và thường là có chế độ một cách giản lược của Vua.

Ở châu Âu, vài chế độ quân chủ chấp nhận người con đầu tiên của quân vương sẽ là người nối ngôi, dù họ là nam hay nữ. Điển hình là Công chúa Elizabeth đã trở thành Nữ vương Elizabeth II của Anh, hay Công chúa Beatrix đã trở thành Nữ vương Beatrix của Hà Lan.

Chức tước

Các triều đại tại Đông Á (Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên) trước đây thường phong các tước vị khác nhau cho các Trữ quân, đôi khi có tước vị Hoàng thái tử rồi nhưng vẫn được phong Vương tước. Trong khi đó, có nhiều triều đại tại châu Âu chỉ dùng một, hay vài, tước nhất định cho các Trữ quân của họ. Một vài tước của các Trữ quân là:

Danh xưng này xuất hiện theo lễ thường tại khối vùng văn hóa chữ Hán, nhưng chủ yếu được sử dụng bởi Vương thất Lý thị nhà Triều Tiên - quốc gia tự xưng chư hầu đối với nhà Minh và sau là nhà Thanh. Các quốc gia khác không thường đề cập tước hiệu của vợ cả của người mang tước hiệu "Thế tử", do đó trước mắt "Thế tử tần" là một dạng tước hiệu rất đặc thù trong lịch sử Hàn Quốc.

Do phương diện gọi kính ngữ, và cũng để tránh gọi trực tiếp danh vị, nên danh hiệu này còn được gọi bằng những cách gọi khác, như: Tần Cung (嬪宮; 빈궁Bingung), Đông Cung Tần (東宮嬪; 동궁빈Dong-gungbin), Xuân Cung Tần (春宮嬪; 춘궁빈Chungungbin), bởi vì Thế tử được luận theo vai vế "Đông Cung" cùng "Xuân Cung" tương tự như Thái tử.

Ở Đài Loan, từng có một quốc gia gọi là Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công dựng lên. Vương triều này cũng thiết đặt chính quyền như của một chư hầu theo kiểu Hán quyển, xưng gọi Thế tử cho người thừa kế của mình.

Thế nào gọi là Thái tử?

Thái tử (chữ Hán: 太子), gọi đầy đủ Hoàng thái tử (皇太子) hay Vương thái tử (王太子), danh vị dành cho Trữ quân kế thừa của Hoàng đế hoặc đôi khi một Quốc vương trong các quốc gia thuộc vùng văn hóa chữ Hán.

Thái tử Tân là gì?

Thế tử tần (chữ Hán: 世子嬪; Hangul: 세자빈; Romaja: Sejabin), đầy đủ Vương thế tử tần (王世子嬪; 왕세자빈Wangsejabin), danh hiệu dành cho chính thất (vợ cả) của Thế tử.

Hoàng tử là gì của vua?

Hoàng tử (chữ Hán: 皇子; tiếng Anh: Imperial Prince), mang nghĩa "Con trai của Hoàng thất", cách gọi những người con trai của Hoàng đế trong vùng văn hóa chữ Hán như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản cùng Hàn Quốc. Đối với những người mang tước Vương, con trai của họ được gọi Vương tử (王子; Royal Prince).

Thái tử là con của ai?

Do thường là con trai của vị vua đang trị vì, nên chức Trữ quân hay gọi là Thái tử (đối với Hoàng đế) và Thế tử (đối với Vương). Tuy nhiên, người kế vị không nhất thiết lúc nào cũng là con trai của vị vua đang trị vì.