Thành tựu văn học Trung Quốc thời cổ đại

Chi tiết Chuyên mục: Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

- Tư tưởng:

     + Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.

     + Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường

- Sử học

     + Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

     + Thời Đường, Sử quán được thành lập

- Văn học

     + Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

     + Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...

- Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,...

- Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

- Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,....

[Nguồn: Câu 3 trang 36 sgk Sử 10:]

Giải bài tập 3 trang 36 SGK Lịch sử 10

Nội dung chính Show

  • Khái quát văn học Trung Quốc
  • Nền văn học Trung Hoa qua các thời kỳ
  • Văn học cổ đại Trung Quốc [thời kỳ phong kiến] phát triển vô cùng rực rỡ
  • Văn học Trung Hoa thời hiện đại có những bước tiến mới nào?
  • Văn học Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
  • Video liên quan

Đề bài

Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 33, 34, 35 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến:

* Về tư tưởng: Nho giáo, Phật giáo

* Lịch sử: Sử kí Tư Mã Thiên, Tư trị thông giám, v.v...

* Văn học:

- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:

- Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.

- Phát minh ra nông lịch để làm nông nghiệp

- Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà [thời Hán].Sách có Bản thảo cương mục, Hoàng đế nội kinh, v.v...

* Về kĩ thuật: Tứ đại phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Trung Hoa với nền văn hóa phong phú chính là lợi thế phát triển văn học. Lịch sử văn học Trung Quốc với bề dày hàng nghìn năm tạo nền tảng cho văn học Trung Hoa hiện đại phát triển như ngày nay. Hãy cùng ANB khám phá thế giới văn học của Trung Quốc qua những điểm mấu chốt bên dưới.

Khái quát văn học Trung Quốc

Khái quát văn học Trung Quốc

Dù trải qua nhiều nét thăng trầm của lịch sử, song văn học Trung Quốc luôn giữ được chỗ đứng của mình. Nền văn học của Trung Hoa nổi bật cả về thơ phú và văn xuôi từ thời Đông Chu nổi bật với các tác phẩm của Khổng Tử. Trải qua chế độ phong kiến khắc nghiệt với nhiều chiến tranh liên miên, thay đổi chính quyền, song chính trong giai đoạn này, văn chương Trung Quốc càng bùng lên mãnh liệt. Nhiều tác phẩm để đời được hình thành trong chính giai đoạn này: bộ Sử ký của Tư Mã Thiên, thơ Đường của các tác giả Đỗ Phủ, Lý Bạch; Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Hồng Lâu Mộng,….

Nền văn học Trung Hoa qua các thời kỳ

Nền văn học Trung Hoa qua các thời kỳ

Bạn đọc đã biết thể loại văn học thơ ca phát triển sớm nhất của Trung Hoa là gì chưa ? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Các giai đoạn văn học Trung Quốc qua các thời kỳ đều để lại những dấu ấn, những nét chấm phá riêng biệt. Nhiều tác phẩm văn học lỗi lạc được in ấn và lưu truyền mãi trong các giáo trình văn học Trung Quốc. Trong các tác phẩm lỗi lạc ấy không thể bỏ qua tứ đại văn học Trung Quốc.

Bộ tứ này nổi tiếng không chỉ ở đất nước Trung Hoa mà còn ở khắp thế giới, bao gồm: Tam Quốc Diễn Nghĩa – La Quán Chung, Tây Du Ký – Ngô Thừa n, Thủy Hử – Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần. Những bộ sách này đều được chuyển thể thành những bộ phim và chiếu trên nhiều quốc gia, trở thành những tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các giai đoạn văn học Trung Quốc qua hai thời kỳ: phong kiến và hiện đại.

Văn học cổ đại Trung Quốc [thời kỳ phong kiến] phát triển vô cùng rực rỡ

Văn học trung quốc thời phong kiến phát triển vô cùng mạnh mẽ với Tứ đại văn chương Trung Quốc đã nêu ở phần trên chính là kết tinh văn chương từ thời phòng kiến của đất nước này. Bên cạnh đó, phong trào thơ Đường phát triển mạnh mẽ, lột tả rõ nhất chế độ phong kiến thời bấy giờ. Những tác giả thơ Đường nổi tiếng thời bấy giờ có thể kể đến như: Bạch Cư Dị, Lý Bạch, Đỗ Phủ,…Nhiều bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú Đường luật của nhà thơ Đỗ Phủ cũng đã được thêm vào chương trình ngữ văn của Việt Nam để giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức, hấp thu những tài nguyên từ tinh hoa của thế hệ trước.

Văn học Trung Hoa thời hiện đại có những bước tiến mới nào?

Khái quát văn học Trung Quốc hiện đại được bắt đầu thời đại dân chủ sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, là tiếng nói từ biệt với văn học phong kiến. Văn học thời hiện đại bao gồm rất nhiều các thể loại đa dạng phong phú khác nhau như: thơ, truyện… Tất cả đều thể hiện chung những ý nguyện, tư tưởng và tỉnh cảm của khán giả muốn gửi đến người đọc. Khác với văn chương thời phong kiến, văn học của Trung Quốc ở chế độ này lên án và phê phán tư tưởng phong kiến mạnh mẽ, qua đó ca ngợi chế độ dân chủ. Tác giả nổi bật nhất ở thời kỳ này là Lỗ Tấn. Ông vừa là nhà báo, nhà giáo, đồng thời là một cây bút tiên phong đi đầu trong phong trào cách mạng dân chủ. Sau Lỗ Tấn, có thể kể đến một tác giả như: nhà thơ Quách Mạt Nhược, nhà văn Mao Thuẫn, Ba Kim, Lão Xá và Tào Ngu.

Đây đều là những cây bút có nhiều đóng góp không nhỏ đối với văn học hiện đại Trung Quốc.

Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc vẫn luôn nhắc đến những nền văn học của họ như một cách truyền tải nền văn học tới các nước trên thế giới.

Xem thêm:

Văn học Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Văn học Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Từ thời Trung thuộc, văn học Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc. Tư tưởng Nho Giáo và Phật Giáo du nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam tác động rất lớn đến văn chương về yêu nước và đạo làm người. Chữ Hán của Trung Hoa cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ. Ngoài ra, các tác phẩm văn học lỗi lạc từ Trung Hoa không chỉ du nhập vào nước Việt và dần trở có chỗ đứng trong văn chương và trong cả đời sống của nhân dân.

Đương nhiên, dù chịu ảnh hưởng nhiều từ văn chương và cả văn hóa Trung Quốc, nhưng trải qua ngàn năm bị đô hộ, nhân dân Việt Nam vẫn kiên cường thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Dù lĩnh hội và hòa nhập với văn học Trung Quốc, song Việt Nam vẫn luôn tiếp tục gìn giữ những nét đẹp văn chương vốn có, đồng thời tìm tòi, sáng tạo hơn trong nhiều lĩnh vực của văn học mới.

Văn học Trung Quốc quả là phong phú và giàu tính nghệ thuật phải không nào? Nếu bạn còn chưa biết đến tứ đại văn chương Trung Hoa thì hãy tìm đọc ngay nhé! Bạn sẽ thấy mình như được phiêu bạt giữa những câu chuyện ly kỳ và càng thêm phần ngưỡng mộ trí thức của các tác giả Trung Hoa đấy!

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin nào cần tìm hiểu đất nước tỉ dân này hoặc bạn muốn xin visa Trung Quốc mà chưa biết visa Trung Quốc cần những gì cần hỗ trợ có thể liên hệ với ANB Vietnam. Với hơn nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các loại giấy tờ quốc tế, dịch vụ quốc tế, dịch vụ làm visa uy tín của chúng tôi sẽ tháo gỡ mọi khó khăn của bạn một cách nhanh nhất.

Please follow and like us:

502

1902

Chủ Đề