Thang đo đánh giá của lovibond dass 42 năm 2024

Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nước trên cơ sở những công trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về những vấn đề liên quan đến căng thẳng tâm

Show

lý của NVYT.

Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, y học về những nội dung cần được xem xét làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp trọng tâm, các phương pháp còn lại mang tính chất bổ trợ.

Giới thiệu về bộ công cụ đánh giá DASS 21

Trên thế giới hiện nay có nhiều bộ công cụ được sử dụng để đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có thể kể đến một số bộ công cụ được dùng nhiều trong các nghiên cứu khoa học cũng như được ứng dụng trong lâm sàng giúp hỗ trợ chẩn đoán như: bộ câu hỏi đánh giá stress nghề nghiệp (JSQ); thang đánh giá lo âu của Spielberger (STAI), thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS), thang đánh giá lo âu của Hamilton (HAM-A), thang đánh giá lo âu của Beck (BID-A); thang đo stress Perceived Stress Scale (PSS), thang đánh giá trầm cảm của Hamilton (HAM-D), thang đánh giá trầm cảm của Beck (BID-D); thang đánh giá lo âu và trầm cảm AKUADS, thang đánh giá lo âu và trầm cảm HADS; thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS 42 và DASS 21)….

Trong đó thang đánh giá stress – lo âu – trầm cảm của Lovibond (DASS 42 và DASS 21) là một thang đo đánh giá được tổng hợp 3 vấn đề sức khỏe tâm thần khá phổ biến hiện nay là stress, lo âu và trầm cảm, được các trung tâm tâm thần và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng phổ biến. Các nghiên cứu cần thiết được thực hiện trên các nhóm lâm sàng và không thuộc lâm sàng đã xác nhận rằng DASS có thể phân loại được 3 trạng thái: stress, lo âu và trầm cảm (Trauer T Ng F, Dodd S, Callaly T, Campbell S, Berk M, 2007). Năm 1995, Lovibond S.H và Lovibond P.F tại khoa Tâm lý học, đại học New South Wales (Australia) đã thiết kế nên thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm ký hiệu là DASS 42. Đến năm 1997, cũng chính nhóm các nhà khoa học này lại cho ra đời thang đo DASS 21, đây là phiên bản rút gọn của DASS 42 nhằm tạo sự tiện lợi hơn cho người dùng. Các nghiên cứu cần thiết đã được

tiến hành và khẳng định sự nhất quán giữa phiên bản DASS 42 và DASS 21. Từ khi ra đời, thang đo DASS 21 đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia để đánh giá mối quan hệ và ảnh hưởng của trầm cảm, lo âu và stress trong nhiều nhóm dân cư, nhóm tuổi, lâm sàng hay cộng đồng và phân biệt stress và trầm cảm. Ngoài ra đã có nhiều nghiên cứu khác đưa ra bằng chứng về khả năng ứng dụng của DASS vào cả trong phòng khám lâm sàng và trong cộng đồng ở các nước nói tiếng Anh (như Úc, Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc) và một số nước khác (như Trung Quốc, Mã Lai, Ý, Tây Ban Nha,..). Các phiên bản tiếng Anh và các phiên bản không phải tiếng Anh đều có tính thống nhất nội bộ cao. Điều tra các nước nói tiếng Anh và các nước không nói tiếng Anh đã tìm thấy mối tương quan giữa điểm DASS với các thang đo khác như thang đo lo lắng Beck và thang đo trầm cảm Beck (Chorpita B. F Brown T. A, Korotitsch W, Barlow D. H, 1997; Lovibond S. H Lovibond P. F, 1995). Thang đo DASS 21 gồm 21 tiểu mục chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 tiểu mục. Mỗi tiểu mục là một mô tả về triệu chứng thực thể hoặc tinh thần. Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tùy thuộc mức độ và thời gian xuất hiện 11 triệu chứng: 0 điểm - không đúng chút nào cả; 1 điểm - đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng mới đúng; 2 điểm – Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng; 3 điểm – Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng. Với DASS 21, sau khi cộng tổng điểm của từng nhóm 7 tiểu mục, kết quả thu được sẽ nhân với 02, khi đó DASS 21 sẽ có thang điểm như nhau và sử dụng bảng đánh giá mức độ dưới đây:

Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá các mức độ stress, lo âu, trầm cảm DASS 21

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 -9 0 - 7 0 - 14 Nhẹ 10 - 13 8 - 9 15 - 18 Vừa 14 - 20 10 - 14 19 - 25 Nặng 21 - 27 15 - 19 26 - 33 Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34

(Nguồn: Thang đo stress, lo âu, trầm cảm DASS 21 (Tuan Tran Thach Duc Tran, 2013))

Tại Việt Nam các phiên bản của DASS (DASS-21 và DASS-42) được Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia biên dịch qua Tiếng Việt và thử nghiệm trên các đối tượng

nghề nghiệp khác nha (Thang Đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 42), 2020) (Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21) , 2020). Đến năm 2013, thang đo DASS21 đã được Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng (RTCCD) thực hiện chuẩn hóa. Cụ thể một nghiên trên 221 phụ nữ nông thôn miền Bắc Việt Nam đã cho thấy thang đo DASS 21 có sự thống nhất nội bộ cao trong từng mục cũng như tổng thể, cụ thể Cronbach's alpha cho các cấu phần stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là: 0,70 0,77 0,72 và Cronbach's alpha cho tổng thể cả thang đo DASS 21 là 0,88 (Tuan Tran & Thach Duc Tran, 2013).

Như vậy, thang đo DASS 21 đã được chứng minh là có tính thống nhất nội bộ cao và mang lại sự phân biệt có ý nghĩa trong một loạt các môi trường, thang đo đáp ứng các nhu cầu của các nhà nghiên cứu và các nhà lâm sàng, những người muốn đo lường trạng thái hiện tại hoặc thay đổi trong trạng thái theo thời gian về stress, lo âu, trầm cảm. Ngoài ra thang đo này thích hợp cho sàng lọc người bình thường với các nghiên cứu trong cộng đồng nhằm mục đích đưa ra một thực trạng trong quần thể nghiên cứu giúp cho người quản lý có thể có những chính sách để cải thiện, nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực, đồng thời khuyến cáo những đối tượng nghiên cứu nếu gặp phải những vấn đề nằm trong khuôn khổ đo lường của thang đo DASS thường xuyên và với mức độ nặng thì nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu không phải là bác sĩ chuyên khoa tâm thần cũng có thể sử dụng thang đo này dễ dàng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn thang đo DASS 21 để thực hiện trong nghiên cứu lần này.

Giai đoạn 1: Thiết kế phiếu khảo sát sơ bộ

Trên cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bảng hỏi các nội dung chính như sau:

Phần I: thông tin nhân khẩu gồm có 7 câu;

Phần II: trắc nghiệm thang đo DASS 21 đo mức độ căng thẳng của NVYT; Phần III: câu hỏi mở đặt ra để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lý của NVYT trong công tác phòng chống dịch.

Phần IV: tìm hiểu về sự lựa chọn cách thức giảm sự căng thẳng của NVYT, chúng tôi đặt ra câu hỏi về cách thức giải tỏa trong cuộc sống hằng ngày có thể liên

quan đến các yếu tố như: đặc thù công việc, mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…

Giai đoạn 2: Điều tra phiếu khảo sát sơ bộ

Mục đích: thu thập thông tin từ các câu trả lời của NVYT để xây dựng nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng cũng như cách thức giảm sự căng thẳng của NVYT.

Khách thể: 54 NVYT tại các TTYT QH, TP TĐ và TT KSBTTP để thu thập các thông tin cơ bản về căng thẳng trong thời gian chống dịch vào tháng 3/2021 tại TP HCM.

Phương pháp: Lấy mẫu để phù hợp với tình hình dịch bệnh thông qua khảo sát thực tế và khảo sát thông qua phần mềm google form. Tiến hành phát cho các NVYT trả lời các câu hỏi mở làm cơ sở cho việc xây dựng phiếu khảo sát chính thức, bên cạnh đó tham khảo thêm một số tài liệu trong và ngoài nước để xây dựng phiếu khảo sát thêm phong phú về nội dung.

Kết quả:

Dựa trên phần cơ sở lý luận và phiếu khảo sát sơ bộ, đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia, chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát chính thức với những nội dung như sau:

Phần 1: Thông tin nhân khẩu

Phần 2: Mức độ căng thẳng tâm lý DASS 21

Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lý Phần 4: Một số cách thức để giảm sự căng thẳng tâm lý

Sau khi được sự đồng ý của người hướng dẫn, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát chính thức cho NVYT tham gia công tác phòng chống dịch tại TP.HCM với tổng số phiếu phát ra là 400 phiếu.

Giai đoạn 3: Xử lý số liệu

Mục đích: Sử dụng phương pháp thống kê toán học, phân tích dữ liệu để tìm ra nhóm khách thể có mức độ căng thẳng tâm lý từ vừa đến rất nặng để tiếp tục phân tích theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Khách thể: Tổng số phiếu phát ra: 400 phiếu; số phiếu thu vào: 355 phiếu. Loại đi số phiếu không hợp lệ là 76 phiếu, số phiếu đạt chất lượng là 271 phiếu. Như vậy, khách thể của nghiên cứu là 271 NVYT.

Sau khi sàng lọc được 271 phiếu hợp lệ, tiến hành cho thực hiện bài trắc nghiệm DASS 21. Do giới hạn đề tài nghiên cứu của luận văn nên lấy mẫu làm khảo sát khi loại trừ các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Chỉ lấy khách thể bị Căng thẳng (Stress). Loại bỏ mẫu trầm cảm và lo âu.

Điều kiện 2: Chỉ lấy mẫu có mức độ căng thẳng từ mức vừa cho đến mức nặng. Phương pháp:

Cách tính mức độ căng thẳng của NVYT – Thang đo DASS 21

Sau khi thu thập thông tin từ bộ câu hỏi DASS 21, chúng tôi thực hiện tổng hợp và xử ly số liệu 7 tiểu mục của nhóm câu hỏi về Stress (bao gồm câu: 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18), loại bỏ nhóm câu hỏi trầm cảm, lo âu, kết quả thu được:

Bảng 2.2. Kết quả mức độ căng thẳng của NVYT

Mức độ Stress Số lượng Tỷ lệ (%) Bình thường 0 - 14 43 15.9 Nhẹ 15 - 18 74 27.3 Vừa 19 - 25 38 14.0 Nặng 26 - 33 92 33.9 Rất nặng ≥34 24 8.9

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, số lượng NVYT trong công tác phòng chống dịch tại TP.HCM tham gia khảo sát có nhiều mức độ căng thẳng khác nhau. Trong đó, có hơn 50% NVYT có mức độ căng thẳng từ mức vừa đến mức rất nặng, có đến 33.9% NVYT có mức độ căng thẳng nặng.

Như vậy, trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục xem xét căng thẳng tâm lý của NVYT trong công tác phòng chống dịch ở nhóm khách thể có mức độ căng thẳng từ vừa đến rất nặng với tổng số khách thể là 154 NVYT.

Cách tính điểm đối với nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lý của NVYT trong công tác phòng chống dịch tại TP.HCM.

Cách tính điểm đối với nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lý của NVYT có 4 mức độ từ thấp đến cao: (1) Không ảnh hưởng; (2) Ít ảnh hưởng; (3) Ảnh hưởng; (4) Rất ảnh hưởng.

Thang đánh giá điểm trung bình khảo sát tự đánh giá của NVYT về mức ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lý của bản thân, giá trị khoảng cách được tính bằng công thức: Giá trị khoảng cách =

4 1

0,6

5

Maximum Minimum

n

   

Bảng 2.3. Bảng điểm quy đổi mức độ ảnh hưởng

ĐTB Mức độ ảnh hưởng 1,00  1,60 Rất thấp 1,61  2,20 Thấp 2,  2,80 Trung bình 2,81  3,40 Cao 3,41  4,00 Rất cao

Cách đánh giá một số giải pháp để giảm căng thẳng tâm lý của NVYT

Khi rơi vào tình huống căng thẳng con người có ngay các phản ứng căng thẳng. Các phản ứng này hoặc là bình thường, mang tính thích nghi hoặc là phản ứng căng thẳng bệnh lý. Vì vậy, cần phải tìm ra một số cách ứng phó với căng thẳng một cách hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh. Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên những khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), y văn và các nghiên cứu đã được thực hiện (Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn, 2020; Bùi Kim Chi, 2008; Nguyễn Trung Tần, 2012, (Vũ Thị Hải Oanh, nnk., 2019) tổng hợp từ các ý

kiến phiếu khảo sát sơ bộ, chúng tôi đã liệt kê ra 09 cách thức để khảo sát tần suất sử dụng của NVYT tương ứng với các mức độ: (1) Không bao giờ, (2) Ít thường xuyên, (3) Thường xuyên, (4) Rất thường xuyên.

STT Các cách thức giải tỏa căng thẳng tâm lý

Đổi mới môi trường sinh hoạt, môi trường sống, môi trường việc làm để tạo sự thoải mái hơn

Đối mặt với các vấn đề tạo nên căng thẳng để tìm giải pháp Tìm kiếm đức tin ở tôn giáo của mình

Học hỏi kinh nghiệm từ người thân, đồng nghiệp, bạn bè về cách giải quyết vấn đề

Tâm sự, chia sẻ với người thân, đồng nghiệp, bạn bè Ăn uống điều độ và tập thể dục mỗi ngày

Đến gặp nhà chuyên môn hoặc nhà tham vấn tâm lý nhờ giúp đỡ Trút sự tức giận lên người khác

Sử dụng bia rượu, thuốc lá hoặc những chất kích thích khác, thuốc an thần

2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn nhằm mục đích để bổ sung, làm rõ hơn cho phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi. Để từ đó thấy rõ hơn các vấn đề liên quan đến sự căng thẳng của NVYT trong công tác phòng chống dịch.

Mẫu phỏng vấn tự nguyện là các NVYT đang tham gia công tác phòng chống dịch tại 22 QH, TP TĐ và TT KSBTTP.

Việc phỏng vấn được người nghiên cứu tiến hành trong quá trình làm việc cùng với các NVYT đồng nghiệp. Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề liên quan trong bảng khảo sát. Thông tin thu được người nghiên cứu ghi chép lại sau đó.

2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Phương pháp nghiên cứu trường hợp giúp cho chúng tôi có thêm những hình ảnh sinh động của NVYT khi họ đối diện với căng thẳng. Đặc biệt, những biểu hiện về mặt tâm lý của họ và các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng, tác động chất lượng cuộc sống, công việc của họ đang làm và họ đã có cách thức ứng phó như thế nào khi bị căng thẳng, qua đó có thể để xuất những giải pháp can thiệp kịp thời.

Các trường hợp được lựa chọn nghiên cứu có đặc thù công việc biểu hiện ràng, mỗi trường hợp có vị trí công việc khác nhau (quản lý, nhân viên). Mỗi trường hợp có yếu tố ảnh hưởng nhất định khác nhau, chủ yếu là yếu tố đặc thù công việc và gia đình.

Các bước thực hiện

Các thông tin nhân khẩu cơ bản của NVYT được thu thập như: họ tên, giới tính, nơi ở, thâm niên công tác,…

Các thông tin về hoàn cảnh gia đình: cấu trúc gia đình, nghề nghiệp của vợ chồng, học hành của con cái (nếu có), mối quan hệ với cha mẹ và và các thành viên khác trong gia đình, cách hoạt gia đình, văn hóa gia đình...

Các thông tin về mối quan hệ với đồng nghiệp nơi công tác;

Các thông tin về cá nhân: chuyên môn nghiệp vụ, bệnh lý nền (nếu có)... Các thông tin liên quan đến tình huống căng thẳng trong công việc.

Quá trình nghiên cứu sẽ được ghi chép lại chính xác theo sự đồng ý của khách thể được nghiên cứu. Từ đó, tập trung vào việc mô tả các biểu hiện của căng thẳng tâm lý, các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lý của NVYT. Khi có căng thẳng xuất hiện, theo dõi cách thức lựa chọn để giảm căng thẳng của NVYT.

2.2.2.5. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0 để xử lý số liệu thu thập được qua phiếu khảo sát cũng như trong việc kiểm tra xác định độ tin cậy. Cụ thể: tính tần số, tỷ lệ