Thần thoại trong văn học dân gian việt nam năm 2024

Thần thoại Ba Na là câu chuyện khái quát lại nguồn gốc ra đời của vạn vật và con người với nhiều biến cố lớn xảy ra làm thay đổi thế gian.

Lúc mới có trời đất, thì chỉ có hai vị thần nam nữ tạo hóa tức là Cơ-Dơi và Con-Két với một thần Sét là Bốc-Gờ-lai. Ba vị thần ấy xây dựng vũ trụ, lập ra trời đất, mặt trời, mặt trăng, sao, sông, núi, v.v…, lại sáng tạo một thế giới của thần, thế giới của người cùng với muôn loài. Trong số những thần đó có nữ thần Lúa, thần Núi, thần Sông, thần Chiến Tranh và hai anh em lực sĩ anh hùng là Gi-ong và Gi-ơ.

Con người khi mới được sáng tạo thì sống mãi mãi. Rủi có chết, thì chỉ cần mang đến chôn ở gốc cây Long blô là sẽ sống và trẻ lại. Do đó mà trên mặt đất, nhân loại ngày một đông, đến nỗi cho kỳ đà không đi chơi được vì sợ người giẫm phải đuôi. Nó bèn tìm cách lừa mọi người chôn xác chết ở gốc cây Long khung. Từ đó, con người chết là chết luôn.

Tiếp đến có một trận lụt lớn xảy ra. Số là có một con Quạ có chuyện xích mích với một con Cua, hai bên đánh nhau rất dữ dội. Nhằm lúc Cua vô ý, Quạ đớp xuống mổ vào lưng Cua một cái rất mạnh, cho nên ngày nay vẫn còn dấu vết ở trên vỏ. Cua tức giận, dâng nước lên tận trời để đánh nhau với Quạ. Vì thế mà tất cả mọi vật đều chết hết. May sao có hai anh em chui được vào trong một cái trống khổng lồ. Họ lại mang theo mỗi giống vật được một đôi và một ít hạt giống. Khi có tiếng gà gáy, họ biết là nước đã rút, bèn chui ra, tiếp tục tổ chức cuộc sống. Số hạt giống đưa theo ăn hết kiệt, may nhờ có con Kiến đen mang đến cho họ một hạt lúa giống của thần. Họ đem gieo và chỉ ngày hôm sau, đồng điền đầy lúa bát ngát, mỗi hạt có thể nấu đầy nồi và ăn no một bữa.

Hạt lúa thần

Có thể đọc thêm câu chuyện “Hạt lúa thần” để hiểu rõ hơn về trận lụt này ⇒ TẠI ĐÂY! [Một vài tình tiết trong truyện có thể khác nhau một chút do cách kể của mỗi người]

Ngày ấy, dân cư rất sung sướng vì làm việc được nhẹ nhàng mà đời sống no đủ. Lúa đến kỳ chín thì tự nhiên theo dây bò về nhà; khoai không phải tìm bới vì mọc trồi lên khỏi mặt đất; mía không phải nhai vì đó là một thứ ống đựng nước ngọt. Nhưng vì có Xơ Krốc không muốn cho loài người vì dễ có cái ăn mà sinh ra lười nhác, nên lúc lúa về, bà ta cầm chổi đánh đuổi chúng ra ruộng; gạo mỗi hạt nấu được một nồi thì bà ta đổ chung cả vào nấu một lần cho nó không nở ra như trước; khoai thì vùi xuống đất bắt phải đào phải bới; mía thì đem nhét bông vào bắt phải nhai bỏ bã, v.v… Từ đó, loài người phải sống một cuộc sống chật vật, khó khăn hơn rất nhiều.

Lại nói chuyện hai anh em ở trong trống chui ra đành phải lấy nhau vì chỉ có mình họ là sống sót. Họ đẻ được mười tám người con: mười một gái và bảy trai.

Khi con cháu ông bà Trống đã đông đảo, họ bèn cùng nhau dựng một cái chòi cao lớn, nóc chạm đến tầng mây đen. Người con cả xem xét mọi việc. Khi sườn nhà dựng xong, ông ta ngồi trên nóc sai các em mỗi người một công việc. Nhưng từ đo, tiếng nói vang động, cả bọn đều không hiểu được tiếng của nhau nữa. Khi người anh cả bảo người này đưa mây thì họ lại đem mèn, bảo người kia đưa tranh thì họ lại đem lạt, v.v… Ông ta tức mình, la mắng om sòm, cả bọn ở dưới nhăn răng cười vì mỗi người đã nói một khác. Bị anh đánh đập, bọn họ chạy tán loạn mỗi người ngột ngả; kẻ nói tiếng Ba Na thì đến ở xứ Ba Na, những người nói tiếng khác là tổ tiên của các vùng Gia Rai, Xơ Đăng, Êđê, v.v… Người con cả ở lại với cha mẹ, là tổ tiên của người Việt ngày nay.

Truyện thần thoại Ba Na Phỏng theo Nguyễn Đổng Chi

Kho tàng truyện thần thoại Việt Nam

Truyện thần thoại là một trong những thể loại văn học dân gian được rất nhiều người yêu thích, nhất là các em nhỏ. Truyện thường kể về nguồn gốc sự vật, hoặc đời sống của các vị thần có nhiều phép lạ. Họ có khả năng làm nên những công việc kỳ vĩ, lớn lao cho nhân loại. Qua đó có ý giải thích một số hiện tượng tự nhiên cũng như khát vọng chinh phục tự nhiên của cha ông ta thuở trước.

Hãy cùng khám phá thế giới của các vị thần thông qua những câu chuyện thần thoại Việt Nam hấp dẫn tại Thế giới văn học!

THẦN THOẠI

  1. Thần thoại nói chung

1. Định nghĩa

* Quan niệm về “thần” ở Việt Nam

- Thời nguyên thuỷ [huyền sử] : do quan niệm vạn vật đều có linh hồn mà xuất hiện. Thần là

lực lượng siêu nhiên đối với người, được hình dung qua trí tưởng tượng chất phác, ngây thơ,

ngộ nghĩnh của dân chúng. Có những vị thần hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên được thần

thánh hoá như thần Mặt Trời, Mặt Trăng, Sét, Mưa, Núi, Sông… có những vị thần nửa thần

nửa người như Lạc Long Quân, hay về sau thì là người hẳn như Phù Đổng Thiên Vương.

- Trong xã hội thời Văn Lang, Âu Lạc [khuyết sử] : thần có thể là một thành tựu sáng tạo

văn hoá tiêu biểu của cộng đồng như Lúa thần, thần Đồng Cổ [trống đồng], Nỏ Thần.

- Thời Bắc thuộc [khuyết sử] : xuất hiện những vị thần mới là các nhân vật lịch sử như Hai

Bà Trưng [thần mưa], Bà Triệu…

- Trong các xã hội có sử : từ thế kỉ X đến hết thời kỉ quân chủ độc lập [cuối thế kỉ 19] : thần

được dùng cho cả những nhân vật lịch sử có công với đất nước như Thánh Trần, cũng có khi

“thần” được dùng để gọi cả những yêu tinh thuỷ quái được người tôn thờ lâu ngày rồi vua

chúa sắc phong thần hoặc những thần trong dân gian như “thần Ăn trộm”, “thần Lợn”.

* Thần trong thần thoại

- Thần là hiện tượng tự nhiên chưa có hình dáng con người : nắng mưa, sấm chớp

- Thần đã có nhân hình [thường là khổng lồ] và nhân tính [chỉ được mô tả ở mức độ sơ lược,

chưa có tính cách rõ rệt]

- Thần có hành động giống với con người thời nguyên thuỷ : cũng lao động nặng nhọc với

các công cụ thô sơ và thao tác đơn giản như con người [ông Trời lấy đất nặn ra cảnh quan và

con người trên Trái Đất]

- Sự kì vĩ trong hành động của thần cũng còn rất chất phác, ấu trĩ, phản ánh trình độ phát

triển của sản xuất còn thấp kém : Thần trụ trời, Nữ Oa đội đá vá trời, Nỏ thần, niêu cơm

Thạch Sanh

* Điều kiện ra đời của thần thoại

- Điều kiện bên ngoài : thần thoại ra đời buổi bình minh của lịch sử nhân loại khi con người

sống trong các cộng đồng nguyên thuỷ [sớm nhất là từ cuối thời kì đồ đá mới] và còn bị lệ

thuộc chặt chẽ vào tự nhiên

- Nguyên nhân bên trong :

+ Nhu cầu nhận thức về tự nhiên và tự nhận thức bản thân : thần thoại ra đời do con người

thời nguyên thuỷ có nhu cầu nhận thức về thế giới, trả lời các câu hỏi về nguồn gốc và đặc

điểm của các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc và đặc điểm của loài người và xã hội loài

người.

+ Trình độ nhận thức và tư duy đã phát triển đủ để có thể sắp xếp các suy nghĩ, tình cảm

của mình để kể một câu chuyện đơn giản, ngôn ngữ đã phát triển đến mức đủ để mô tả,

thuật kể ở mức độ sơ giản.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi nhận xét về sự ra đời của thần thoại : "Thần

thoại chỉ có thể xuất hiện vào lúc mà trình độ nhận thức của con người đã sáng sủa, óc

Chủ Đề