Tham luận về dạy học trực tuyến Violet

Thay mặt cho tập thể trường THCS Đại Lào xin gửi lời chào trân trọng, đoàn kết đến toàn thể Hội nghị. Tôi rất vinh dự, được đóng góp tham luận về Khai thác có hiệu quả các hệ thống công nghệ và thông tin hiện có của Ngành Giáo dục để tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến cho học sinh THCS.

1. Giới thiệu tóm tắt về trường trung học cơ sở Đại Lào.

Trường trung học cơ sở Đại Lào được tách ra từ trường trung học phổ thông cấp 2, 3 Lê Thị Pha năm 2012, có tiền thân ra đời từ năm 1998, lúc đó tên là trường trung học cơ sở Đại Lào thuộc địa phận xã Lộc Châu, sau đó một năm thì tách xã,  xã Đại Lào được hình thành 1999. Trường đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD&ĐT và ngày càng phát triển. Trường đóng trên địa bàn xa thành phố điều kiện kinh tế còn khó khăn. Với sự nổ lực, khắc phục khó khăn vượt khó của thầy, trò, quan tâm nhiệt tình của phụ huynh, xã hội trường vinh dự đón trường chuẩn vào năm 2017. Trường có 492 học sinh biên chế là 14 lớp trên 4 khối; có 35 mà cán bộ, giáo viên và nhân viên nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, trong đó có 17 Đảng viên. Trường có có cơ sở vật chất khang trang và đủ điều kiện để tổ chức tốt dạy 2 buổi trên ngày.

2.  Tình hình tổ chức dạy học trực tuyến của trường

Trước tình hình này  diễn biến đại dịch covid-19 phức tạp, học sinh phải nghỉ học dài ngày. Thực hiện công văn chỉ đạo của cấp trên, Ủy ban Nhân dân thành phố,  Phòng Giáo dục. ...về việc tổ chức dạy học trong thời gian học sinh phải nghỉ học phòng chống Covid-19, Trường THCS Đại Lào đã nỗ lực tìm giải pháp để tổ chức duy trì  từ việc dạy của thầy và học của học sinh.

Những việc đã làm được:

Thực hiện công văn số  579/SGDĐT-GDTrH ngày 01tháng 4 năm 2020 của Sở GD&ĐT V/v hướng dẫn dạy học qua Internet và trên truyền hình trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, năm học 2019 – 2020; Số 66/PGD&ĐT của Phòng GD&ĐT Bảo Lộc, ngày 08 tháng 4 năm 2020 V/v Thực hiện việc dạy học qua Internet, trên truyền hình, hệ thống dạy học trực tuyến của VNPT Lâm Đồng…Chi ủy, Ban giám hiệu tiến hành nghiên cứu các văn bản chỉ đạo cấp trên, tình hiện thực tế của đơn vị, tình hình dịch bệnh Covid-19 để có định hướng chỉ đạo thống nhất và đảm bảo theo đúng tinh thần chỉ đạo cấp trên. Quán triệt tinh thần “Chống dịch như chống giặc” mà Thủ tưởng chính phủ đã nói. Quyết tâm duy trì dạy và học, mỗi thầy giáo, cô giáo là một chiến sĩ trên mặt trận giáo dục.

Ban giám hiệu, cùng một số giáo viên nghiên cứu tìm hiểu các hệ thống dạy học qua mạng, các phần mềm hỗ trợ dạy, học hiệu quả, dễ sử dụng, hiện đa số đang dùng… để lên kế hoạch tổ chức hướng dẫn và thực hiện cụ thể:

  • Họp qua mạng sử dụng tiện ích Meet kèm địa chỉ hộp thư điện tử mà Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT cấp về cho đơn vị là , hay .
  • Họp qua mạng sử dụng công cụ Zoom
  • Kết hợp mạng xã hội: Zalo, facebook, tin nhắn qua hệ thống VNPT SCHOOL mà Sở GD&ĐT triển khai, tập huấn sử dụng.
  • Kết quả: Đơn vị đã tập huấn và tổ chức hội họp hơn 4 cuộc qua mạng. Không khí vui vẽ, hiệu quả, mọi người được họp mặt sau thời gian nghỉ nhiều ngày.
  • Khó khăn: bước đầu sử dụng phần mềm nên một vài cá nhân còn lúng túng, kết nối bị gián đoạn.

Một số hình ảnh minh họa: Họp vào 08/2/2020 bằng Meet của Google

Họp 13/4/2020 bằng Zoom

Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí  của Thầy Lê Đức Năm qua công cụ Zoom và Zalo…

  1. Về thiết bị liên quan, hỗ trợ kỹ thuật ghi hình, ghép hình, xuất phim bài giảng:

+ Máy vi tính bàn, láp tóp, điện thoại thông minh, hệ thống mạng thông suốt, trường trang bị thêm 2 webcam rời để hỗ trợ giáo viên quay phim.

+ Ban giám hiệu thiết kế, lập phòng ghi hình cho giáo viên gồm: Phông màn, tivi, giá đỡ thiệt bị quay phim, ánh sáng, láp tóp, điện thoại thông minh, webcam để quay phim.

+ Đơn vị lên kế hoạch làm 02 phòng.

+ Hỗ trợ kỹ thuật ghi hình, ghép hình, xuất phim gồm Ban giám hiệu và có kế hoạch tập huấn tại chỗ cho giáo viên.

+ Kết quả đã thực hiện 01 phòng và đi vào hoạt động. Phòng 2 luôn sẵn sàng khi cần. Thành công bước đầu. Phim bài dạy tương đối chuyên nghiệp, hấp dẫn người xem.

+ Hạn chế: công nghệ chưa hiện đại, chất lượng âm thanh cần nâng cấp.

  1. Về việc đưa bài giảng, tạo khóa học đến người học:

Đưa được bài giảng, tạo khóa học đến người học, Ban giám hiệu và giáo viên đánh giá là quan trọng, chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Đơn vị quyết tâm tìm giải pháp để đưa khóa học, bài giảng đến người học.

Ban đầu ban giám hiệu đã nghiên cứu sử dụng công cụ mã nguồn mở Moodle quản lý e-learning đã có dịp được Sở GD&ĐT tập huấn và có văn bản chỉ đạo thực hiện năm 2012. Trong đó cũng có ứng dụng trên diện thoại thông minh để học sinh tương tác. Tuy nhiên đơn vị chưa thể thực hiện được vì cần đầu tư máy chủ, trang web thực hiện. Trong khi đó trang thông tin của Nhà trường chỉ là Cổng thông tin nên bị hạn chế chức năng, dung lượng, muốn sử dụng cần nâng cấp, trả phí…

Tiếp tục theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT đơn vị cho triển khai sử dụng hệ thống dạy học qua mạng của Viettel  là Viettel Study. Với hệ thống dạy học qua mạng này cơ bản đáp ứng tương tác 2 chiều, có miễn phí chức năng cơ bản. Toàn trường đã nổ lực tập huấn, sử dụng tạo nhiều khóa học với nội dung chủ yếu là ôn tập và được nhiều học sinh tham gia học tập.

Kết quả: Thống kê trên hệ thống E-learning Viettel Study có gần 100 sản phẩm và trên 1000 lượt học sinh tham gia học tập, có cả học sinh trường bạn.

Tồn tại: Do miễn phí nên tính năng bị hạn chế [thống kê…], việc tạo khóa học, bài giảng của giáo viên, việc chờ ban quản trị họ duyệt còn qua nhiều bước gây khó khăn với giáo viên. Đăng ký của học sinh vào hệ thống cũng phức tạp, khó khăn cho học sinh.

Trong quá trình đó, đơn vị được sự chỉ đạo kịp thời của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức dạy học qua hệ thống lms.vnedu.vn của VNPT. Đơn vị đã phối hợp và tổ chức dạy học qua trang của đơn vị //c2dailaobaoloc.lms.vnedu.vn/. Sau khi tập huấn của VNPT, Ban giám hiệu mà trực tiếp Hiệu trưởng đã tập huấn, hướng dẫn chi tiết lại cho toàn bộ giáo viên của đơn vị kịp thời [tập huấn qua mạng, qua Zalo, qua phim đăng trên mạng].

Kết quả:

Thống kê trên hệ thống E-learning qua trang mạng của đơn vị //c2dailaobaoloc.lms.vnedu.vn [từ tháng 2 đến 8/2020] có 218 sản phẩm khóa học đã đăng, số học viên tham gia 3438, tỉ lệ hoàn thành 49%, tỉ lệ chưa hoàn thành khóa học là 14%, không tham gia 22%.

Video hướng dẫn học sinh đăng nhập hệ thống e- learning học tập với 3254 lượt xem; Hướng dẫn giáo viên tạo khóa học với hơn 850 lượt xem…

Một số hình ảnh minh họa:

//www.youtube.com/watch?v=WHdnyFjywBo

        Tạo khóa học : //www.youtube.com/watch?v=QdhoOb6SJ2w

           Địa lí 9 bài 35: //www.youtube.com/watch?v=aPl33ENUN7M

3. Tổng hợp một số giải pháp:

  • Quán triệt, thống nhất về mặt tư tưởng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên.
  • Ban giám hiệu cùng với một số thầy cô có năng lực bàn bạc tìm hiểu đưa ra lựa chọn  phần mềm hệ thống dạy học học qua mạng hiệu quả đảm bảo tương tác 2 chiều [có ứng dụng chạy trên di động, máy tính bảng để học sinh tiện dùng]. Trong đó phải lưu ý đến việc là tiện lợi, đang có, đang dùng, mã nguồn mở, miễn phí; Phát huy, sử dụng hiệu quả các phần mềm, các chương trình tiện ích mà cấp trên đã đào tạo, đã tập huấn cho cán bộ và giáo viên trong những năm trước. Xây dựng đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ kịp thời cho giáo viên. Tìm kiếm tư vấn từ chuyên gia.
  • Tiến hành tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm, công cụ tạo bài giảng E-Learning, tạo khóa học, khóa thi kịp thời như: Powerpoint, Adobe Presenter, Violet, LectureMarker, iSpring - Công cụ hỗ trợ Powerpoint, iMindmap, Camtasia, …[có nhiều phần mềm đã được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tập huấn]. Kho hơn 5000 bài giảng e-leanring tại địa chỉ //elearning.moet.edu.vn. Tài nguyên tại //edu.net.vn/media/95/default.aspx cũng đã được cấp trên chỉ đạo sử dụng, chia sẻ từ nhiều năm trước. Có thể thuê đào tạo hoặc nhờ giúp đỡ của Phòng, Sở GD&ĐT tập huấn. 
  • Trang bị cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để phục vụ giáo viên ghi hình, thu âm, tạo bài giảng, tạo khóa học cho việc dạy học qua mạng đảm bảo ở mức cơ bản tối thiểu, tiện dụng sẵn có, chi phí thấp nhất. Trong đó chú ý đến học sinh có thể sử dụng thiết bị nào để hỗ trợ cho việc học tập tại nhà với Internet được hiệu quả đó là một vấn đề đặc biệt cần phải quan tâm.
  • Về chuẩn bị phương án cho đối tượng học sinh là không thể học qua mạng, không có internet không có thiết bị liên lạc. Trong trường hợp này có thể chọn phương án giao giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn liên lạc giao bài đến học sinh sau đó sẽ sẽ thu bài chấm và hướng dẫn trả bài. Ngoài ra động viên học sinh có thể kết bạn với một hoặc hai bạn ở gần nhất trong điều kiện phòng chống dịch cho phép có thể học chung với bạn qua các hệ thống Internet. Trường có thể tận dụng phòng tin học để hỗ trợ các em thật sự khó khăn.
  • Thực hiện tập huấn cho phụ huynh học sinh và học sinh sử dụng các công cụ hệ thống học tập qua mạng. Như hướng dẫn tập huấn sử dụng các trang, hệ thống dạy học qua mạng của đơn vị cũng như sử dụng có thể học tập qua mạng ở các trang, hệ thống  mà được miễn phí hoặc có phí ở trên mạng như VettelStudy.vn,  lms.vnedu.vn, qua truyền hình ...
  • Sơ kết tổng kết đúc rút kinh nghiệm tuyên dương khen thưởng khen thưởng thành viên tích cực.

4. Kiến nghị đề xuất:

          Đề xuất cấp trên, UBND các cấp quan tâm hơn nữa về đâu tư trang thiết bị, đầu tư phần mềm có bản quyền để cán bộ, giáo viên xây dựng bài giảng điện tử, học liệu, thực hiện tổ chức dạy học qua mạng; Tiếp tục tập huấn, hướng dẫn cán bộ, giáo viên sử dụng các công cụ tạo bài giảng điện tử, sử dụng hệ thống dạy học qua mạng;

          UBND các cấp tuyên truyền sâu rộng việc dạy học qua mạng là cần thiết, xu hướng thời đại công nghiệp 4.0. 

Các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến việc phối hợp, hợp tác với nhà trường; tạo điều kiện thuận lợi, cũng như việc giám sát học sinh học tập qua mạng.

Kính chúc Quý vị sức khỏe, hạnh phúc.

Trân trọng cám ơn.       

                                                                              Người viết

                                                                                       Trần Văn Toàn   

Video liên quan

Chủ Đề