Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Thầy Nguyễn Đình Trung- Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku.

Ngày 26/4, trong tiết chào cờ đầu tuần 31 năm học 2020- 2021, thầy (cô) giáo trong tổ Hóa học đã phối hợp với Đoàn trường- Trường THPT Pleiku tổ chức thành công hoạt động ngoại khóa với chủ đề: “Rác thải nhựa- ô nhiễm môi trường”.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Cô Nguyễn Thị Đông Hải (phải)- PHT nhà trường và Ban giám khảo cuộc thi.

Tham gia chương trình này có tất cả 42 bộ sản phẩm đến từ 28 lớp thuộc khối 10 và 11 của Trường THPT Pleiku. Sau khi trải qua vòng sơ khảo, những sản phẩm có chất lượng được đi tiếp vào vòng chung khảo, từ đây Ban tổ chức chọn các sản phẩm xuất sắc nhất để trao giải nhất, nhì, ba cho từng khối.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

MC học sinh của cuộc thi.

Nguyên liệu để làm đồ dùng và thiết kế, đó là những phế thải nhựa (nhựa đã qua sử dụng như vỏ hộp sữa, vỏ chai nhựa, ly nhựa, vỏ bánh, kẹo, bút bi đã hết mực…). Không giới hạn loại vật liệu nhựa phế thải, không giới hạn về kích thước tác phẩm dự thi. Các sản phẩm dự thi phải có giá trị sử dụng trong đời sống hàng ngày (đồ dùng hoặc đồ chơi) và mang ý nghĩa tích cực về tái sử dụng và tái chế chất thải, bảo vệ môi trường.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Bản đồ Việt Nam được làm từ nắp chai nhựa.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Trong đó, các sản phẩm dự thi của học sinh khối lớp 11 theo chủ đề “Trang phục tái chế từ rác thải nhựa”, còn học sinh khối lớp 10 là “Sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa”.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Rác thải nhựa có những cột mốc thời gian tự tiêu hủy khác nhau, tùy theo cấu trúc và nguyên liệu tạo nên chúng. Thế nhưng, nhìn chung thời gian để có thể phân hủy của nhựa là rất lâu, có thể lên đến hơn 1.000 năm. Ví dụ: chai nhựa tự phân hủy từ 450 đến 1.000 năm, bao nhựa (10 đến 100 năm), chai chứa chất tẩy rửa (500 đến 1.000 năm)…

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Rác thải nhựa là vấn đề mà nhân loại đang hết sức quan tâm, vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường sống của chúng ta… Nhận thức rõ điều đó, học sinh bậc Trung học phổ thông là chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vậy, cuộc thi này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, sôi nổi, hào hứng từ mọi phía của Trường THPT Pleiku.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Có thể kể ra những sản phẩm tiêu biểu của lớp 11A3 (2 bộ trang phục lấy cảm hứng từ áo ghi lê và đầm dạ hội), lớp 11B6 (2 bộ trang phục lấy cảm hứng từ hai mùa đẹp nhất trong năm- mùa xuân và thu)…

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Riêng học sinh khối 12, các em được ưu tiên dành thời gian để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp sắp tới. Tuy nhiên, khi chứng kiến các bạn ở khối 10 và 11 tích cực tham gia cuộc thi này,  em Trần Quang Vinh (lớp 12A1) đã sáng tác và trình diễn bài ráp chưa kịp đặt tên, sôi động để góp phần cổ động cho hoạt động hữu ích trên.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Hoạt động ngoại khóa với chủ đề: “Rác thải nhựa- ô nhiễm môi trường” nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích đoàn viên, thanh niên thực hiện các hành động tiết giảm, tái sử dụng, tái chế chất thải (3T) thông qua việc thiết kế, sáng tạo những bộ trang phục với vật liệu từ chất thải nhựa. Từ đó, nâng cao nhận thức và thực hành 3T trong đời sống hàng ngày, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Hội thi là sân chơi bổ ích, tạo điều kiện cho các bạn đoàn viên, thanh niên trong trường được giao lưu, học hỏi, tạo điều kiện để các em học sinh phát triển năng lực của cá nhân; góp phần nâng cao ý thức bản thân trong công tác tuyên truyền, vận động giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống bền vững.

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Thêm một số hình ảnh khác

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Bài, ảnh: Minh Vỹ- Ngọc Hà

Tái sử dụng rác thải trong học đường

Thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết hướng dẫn học trò làm sa bàn mô phỏng lại chiến dịch Điện Biên Phủ từ rác thải nhựa, giấy vụn - Ảnh: ANH TUẤN

Từ lúc ngồi trên ghế giảng đường đến nay đã là giáo viên đứng lớp, thầy giáo trẻ Nguyễn Hữu Quyết (24 tuổi, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) vẫn miệt mài đi... xin rác. Xin rác về, thầy Quyết làm sạch rồi lưu vào kho. Hễ môn học nào cần đến sa bàn hay đồ dùng học tập là thầy trò xắn tay vào làm ngay.

“Chúng em thường có một kho đổi nắp chai, vỏ chai, đến lúc có chương trình, các thầy cô, các bạn sẽ cùng nhau tái chế sản phẩm. Em thấy rất vui vì được cùng tham gia tái chế rác thải, góp phần cùng các bạn chung tay bảo vệ môi trường.

Em Trần Vũ Trà My (Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) bày tỏ

"Người rác"

Mới đây, công trình "Tái chế rác thải thành đồ dùng dạy học cho học sinh phổ thông" của thầy giáo Quyết vừa xuất sắc lọt vào top 15 công trình, sáng kiến sẽ tham gia tranh tài tại vòng chung khảo chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2020. Chương trình do Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và đào tạo, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Ngày còn là sinh viên, bạn bè gọi thầy giáo 9X với biệt danh "Người rác" bởi đi đâu cũng thấy thầy... xin rác. "Mình xin rất nhiều đến nỗi khi đó có một số người lời ra tiếng vào: "Hay là thiếu tiền, thầy thu gom rác để bán?". Nhưng đến lúc mình hoàn thiện sản phẩm, đăng tải lên mạng xã hội, rất nhiều người chia sẻ, cảm thấy rất thú vị" - thầy Quyết bộc bạch về ý tưởng ban đầu.

Từ những mô hình đầu tiên về chủ quyền biển đảo, các bộ phận cấu thành của lãnh thổ Việt Nam, mô hình bản đồ Việt Nam đến sa bàn về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng hay đại thắng mùa xuân năm 1975, đến nay hầu hết các bộ môn khoa học xã hội ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đều được thầy Quyết cùng học trò sáng tạo ra những mô hình học tập trực quan, sinh động. Điều lý thú là tất cả đều được làm từ rác.

"Điểm mới của mô hình là ứng dụng trực tiếp trong vấn đề giáo dục, sản phẩm do chính các em học sinh làm ra. Số lượng rác thải trong trường học rất nhiều đặt ra gánh nặng cho người lao công, gánh nặng cho môi trường khi chôn lấp hay đốt sẽ gây ô nhiễm. Chúng ta chỉ còn bài toán là tái chế rác thải thành đồ dùng học tập, ứng dụng trực tiếp trong các môn học được giảng dạy tại trường THPT" - thầy Quyết nói.

Có ý tưởng rồi, thầy và trò cùng bắt tay làm. Đầu tiên là thu gom rác, thầy Quyết cho biết hiện nay học sinh hình thành thói quen phân loại rác thải, chai nhựa, túi nilông để cuối góc lớp. Sau mỗi tiết học, thầy sẽ lấy rác về làm sạch, phơi khô và đem đi lưu trữ. 

Hễ môn học nào "đặt hàng" mô hình giảng dạy là thầy và trò lại tìm tòi, định hình xem cần tái chế từ loại rác nào. Lấy ví dụ về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng, để mô phỏng được những chiếc xe tăng, không thể thiếu được các nắp chai nhựa cũ dùng làm chân khẩu pháo, thân chai nhựa được cắt đôi để làm hầm Đờ Cát, làm ngọn đồi A1 từ chai nhựa, giấy...

Đến nay sau hai năm, đồ dùng dạy học được tái chế từ rác thải nhựa được áp dụng tại trường trong các môn khoa học xã hội như ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống. Thầy Quyết cho biết sắp tới sẽ hướng đến áp dụng tái chế thành đồ dùng học tập trong các môn khoa học tự nhiên.

Bảo vệ môi trường từ hành động nhỏ nhất

Bắt đầu từ xung quanh nhà, thầy giáo trẻ Nguyễn Hữu Quyết luôn nhìn thấy "tài nguyên rác" từ quán ăn vặt, quán nước mía. Với những hộp nhựa, cốc nước mía, thầy thường đem về tái chế chúng thành chậu cây nhỏ, sau đó đem tặng cho các trường mầm non để giảng dạy cho học sinh.

Đến thực tiễn môi trường THPT, thầy nhận thấy học sinh sử dụng rất nhiều chai nhựa, uống xong vứt bỏ luôn vào thùng rác, từ đó thầy nảy ra ý tưởng giúp các con phân loại rác thải. Thầy Quyết thừa nhận lúc đầu chưa hoàn hảo lắm đâu, rác rất nhiều mà chỉ thầy giáo cùng một số ít học sinh tham gia phân loại. Sau đó thầy giáo trẻ tham vấn với ban giám hiệu, nhờ vậy ý tưởng tái chế rác thải thành đồ dùng dạy học được ứng dụng ngay vào các môn học trong trường.

Tham gia Tri thức trẻ vì giáo dục năm nay, thầy giáo trẻ khiêm tốn nói đề tài của bản thân chỉ rất nhỏ so với những đề tài của các trí thức trẻ khác mang tầm vĩ mô. 

"Nhưng tôi vẫn đăng ký tham gia dự thi, bởi mỗi lần tham gia là một lần học hỏi kinh nghiệm, được trao đổi kiến thức. Mình muốn đóng góp sản phẩm tri thức cho hệ thống giáo dục, không chỉ ở trường mà còn rất nhiều trường khác trong phạm vi cả nước. Quan trọng hơn là giáo dục ý thức của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, các em biết sử dụng, tái chế rác thải vào môn học" - thầy Nguyễn Hữu Quyết bày tỏ.

Học rất hào hứng

Đến những giờ học của thầy Quyết, em cảm thấy rất vui, nhộn nhịp, chuẩn bị vào tiết học lớp em đều có tinh thần hào hứng. Những sản phẩm của thầy thiết thực trong mỗi tiết học, ứng dụng vào thực tiễn. Thầy Quyết rất năng nổ, trẻ trung, hoạt bát, tận tình chỉ cho chúng em cách làm mô hình nhỏ nhất.

Em Phạm Việt Anh (lớp 12A2 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội)

Tái sử dụng rác thải trong học đường
Biến rác biển thành... học bổng

HÀ THANH