Tại sao người châu Âu tóc vàng

Người tóc vàng từ đâu mà ra?

Trong quá trình chọn lọc tự nhiên thông thường, việc xuất hiện nhóm người tóc sáng màu phải kéo dài tới 850.000 năm. Trong khi đó, người hiện đại từ châu Á đến châu Âu cách đây chỉ 35.000 – 40.000 năm. Một số nhà khoa học cho rằng những mái tóc nhiều màu khác nhau của người châu Âu là kết quả của sự trao đổi gen giữa người Neaderthal với người châu Phi. Tuy nhiên, các nghiên cứu về gen lại chứng tỏ rằng không xảy ra hiện tượng trao đổi gen như vậy. Nhà nhân chủng học người Canada Peter Frost hiện làm việc tại trường ĐH St.Andews ở Xcốtlen, khẳng định rằng ông đã tìm ra lời giải. Ông đã công bố những kết luận gây nhiều tranh cãi của mình trên tạp chí chuyên ngành “Evolution and Human Behavior” số ra mới đây.

Frost nhấn mạnh rằng cuộc di cư của người homo sapiens từ châu Phi ấm áp đến châu Âu – nơi phần lớn lãnh thổ còn phủ đầy băng tuyết, đã thay đổi một cách căn bản sự phân định vai trò giới và thói quen tình dục của họ. Trên lục địa Đen, phụ nữ cũng tham gia tìm kiếm thức ăn: Hái lượm hoa quả là nhiệm vụ chính của họ. Trong thực tế, người phụ nữ homo sapiens có thể tự nuôi sống mình.

Người đàn ông, do vậy, có thể chọn vài ba người đàn bà làm bạn tình, bởi lẽ anh ta không phải là “người nuôi sống duy nhất cả gia đình”. Tại châu Âu lạnh lẽo của thời đại băng hà, xuất hiện những điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Thậm chí, khi băng giá tan chảy, tại phía bắc lục địa xuất hiện các loài thực vật vùng lãnh nguyên, nhưng đó không phải là thực vật ăn được. Người châu Âu cổ xưa chỉ sống dựa vào công việc săn bắn. Do vậy, những người đàn ông phải đi xa để tìm kiếm các con thú. Rất nhiều người đã không trở về từ những cuộc săn bắn này. Trong bộ lạc bắt đầu thiếu những người đàn ông trong tuổi sinh sản. Do tỷ lệ không cân đối, những người đàn ông (vốn chiếm phần nhỏ) có thể chọn lựa, theo cách nói của Peter Frost, “những người phụ nữ nổi bật trong đám đông” – nghĩa là những phụ nữ tóc vàng, ra đời do kết quả của sự biến đổi gen hiếm. Frost lưu ý rằng các màu sáng kích thích những vùng não chịu trách nhiệm về giới tính.

GS.John Manning thuộc trường ĐH Central Lancashirecũng đồng ý với Peter Frost. GS.Manning khẳng định, người phụ nữ tóc vàng được lựa chọn bởi vì màu tóc của cô ta chứng tỏ khả năng sinh nhiều con (những nghiên cứu hiện đại chứng minh rằng đúng là phụ nữ có tóc màu sáng thì có lượng estrogen cao hơn). Nói tóm lại, trong mọi trường hợp, những phụ nữ tóc vàng luôn tìm được “đối tác” và chuyển giao được gen MC1R cho thế hệ kế cận. Bằng cách này, tỷ lệ những người tóc sáng, mắt xanh gia tăng một cách đáng ngạc nhiên.

Quan điểm của nhân chủng học Canada còn được khẳng định bởi 3 công trình nghiên cứu độc lập với nhau, được thực hiện trong các trường đại học Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đi đến kết luận rằng sự biến đổi gen dẫn tới màu sáng của tóc, xuất hiện cách đây chừng 11.000 năm. Tuy nhiên, quan điểm của Frost cũng gặp phải sự phê phán kịch liệt. Nhà nghiên cứu Martin Daly - đồng chủ bút tạp chí “Evolution and Human Behavior” dự đoán rằng bài báo của Frost sẽ làm dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội trong môi trường hàn lâm. Tất cả những nghiên cứu từ trước tới nay về xã hội săn bắn và hái lượm đều cho rằng trong cái xã hội đó có những người đàn ông không có “đối tác”, nhưng phụ nữ thì không bao giờ phải “chăn đơn gối chiếc”. Ông Daly nhấn mạnh: “Tất cả bọn họ đều có chồng. Tất cả các thuyết tiến hoá đều cho rằng người đàn ông coi những người đàn bà như “nguồn tài nguyên” quý hiếm”. Vậy thì chúng ta sẽ giải thích thế nào về hiện tượng người tóc vàng chỉ xuất hiện ở Bắc Âu mà không ở các vùng khác của thế giới – những nơi cũng có điều kiện khắc nghiệt? Nếu như Frost có lý, thế thì tại sao chúng ta không thấy có phụ nữ Eskimos tóc vàng?

Một số nhà nghiên cứu còn lên án Frost có quan điểm theo chiều hướng phân biệt chủng tộc. Phải chăng, Frost kín đáo đưa ra nhận định rằng “chủng tộc tóc sáng” thì quý hiếm hơn những người tóc đen? Một số phương tiện truyền thông nhân dịp này đã nhắc lại phân tích của Tổ chức Y tế thế giới năm 2002, theo đó số lượng người có gen tóc sáng là quá ít để có thể tiếp tục tồn tại mãi. Người ta còn cho rằng, bé gái tóc vàng tự nhiên cuối cùng sẽ chào đời vào năm 2202 tại Phần Lan. Tuy nhiên, ngay trong tháng 10-2002, WHO đã chính thức tuyên bố như sau: “Tổ chức WHO không công bố bất kỳ bản báo cáo nào như vậy. WHO cũng không rõ những thông tin liên quan đến người tóc vàng xuất hiện từ đâu và nói chung WHO không tiến hành bất kỳ thảo luận nào về chủ đề tương lai của những người tóc vàng”.

Cuộc tranh luận về bài báo của nhà nhân chủng học Canada vẫn còn kéo dài. Một điều chắc chắn là những người tóc sáng không hề đứng trước bất kỳ nguy cơ tuyệt chủng nào. Trong tương lai, rất có thể còn xảy ra khả năng nhân bản “gen tóc vàng” nhờ vào thành tựu của ngành gen học.

Nguồn: Science, gdtd.com.vn, số 46,18/04/2006

TT - Khác với người dân châu Á có mái tóc chủ yếu màu đen, người dân các châu lục khác có màu tóc rất đa dạng. Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu màu tóc và sự liên quan của màu tóc tới số phận con người.

Tại sao người châu Âu tóc vàng
Phóng to
BB tóc vàng thời xuân sắc
TT - Khác với người dân châu Á có mái tóc chủ yếu màu đen, người dân các châu lục khác có màu tóc rất đa dạng. Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu màu tóc và sự liên quan của màu tóc tới số phận con người.

Theo số liệu thống kê mới đây, số lượng những người phụ nữ với mái tóc vàng óng thường được giới mày râu ngưỡng mộ đang ngày một ít đi, hay nói theo ngôn ngữ khoa học, họ dần bị "tuyệt chủng".

Trong vòng 50 năm trở lại đây, số lượng người tóc vàng đã giảm từ 49% xuống còn 14% của toàn bộ số dân sống trên hành tinh chúng ta.

Theo nhà nhân chủng học người Đức Hans Yurgens, có hai nguyên nhân dẫn tới tình trạng nói trên. Nguyên nhân thứ nhất mang tính sinh học: bộ mã gen đặc biệt đã xác định trước rằng người vợ tóc vàng và người chồng tóc đen sẽ sinh con có tóc màu sẫm.

Nguyên nhân thứ hai mang tính xã hội: trong vòng 5 - 10 năm gần đây, làn sóng những người di cư trên trái đất tăng mạnh và các cuộc hôn nhân của những đôi vợ chồng là thành viên của các sắc tộc khác nhau nhiều hơn lên.

Như chúng ta đã biết, dân số của những nước có dân tóc đen như Trung Quốc, Ấn Độ và những nước châu Á khác tăng rất mạnh.

Còn những gia đình ở châu Âu như người Đức, người Nga, người Scandinav với "gen tóc vàng" thì sinh rất ít con. Chính vì vậy, số lượng những người mang gen tóc vàng ngày càng trở nên hiếm hoi.

Nhưng đối với những người có mái tóc vàng thì bi kịch còn nằm ở định kiến cho rằng những người tóc vàng là những người đần độn và chẳng thông thạo việc gì. Thậm chí những cô gái tóc vàng bị coi là những người quá thiên về nhục dục và không được thông minh cho lắm.

Mặc dù những nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Đức đã khẳng định điều ngược lại: người tóc vàng có chỉ số thông minh giống như người tóc màu hạt dẻ là 117 điểm IQ. Trong khi đó chỉ số thông minh của người tóc đen là 115, của người tóc hung là 114.

Nhưng cũng có kết quả nghiên cứu cho thấy người tóc vàng thường không gặp may trong cuộc sống gia đình. Theo kết quả cuộc thăm dò của tạp chí Laura của Đức, 60% số đàn ông độ tuổi 18 - 49 được hỏi cho rằng họ chỉ chọn những người phụ nữ tóc vàng làm người tình mà thôi!

Ngoài ra, vẫn phổ biến quan điểm cho rằng người tóc vàng thường yếu đuối hơn và khả năng thích ứng với cuộc sống của họ cũng kém hơn và vì vậy họ mong muốn được bảo vệ, che chở.

Trong khi đó những người phụ nữ có mái tóc màu sẫm thì được coi là những người mạnh mẽ, tự tin hơn, có khả năng sống một cách độc lập. Ngay cả những người thợ cắt tóc cũng cho rằng tóc màu vàng mềm mại hơn, nhẹ hơn, còn tóc màu đen thì cứng hơn và "khó bảo" hơn.

Riêng các nhà tâm lý khẳng định màu của tóc cũng ảnh hưởng tới tính cách và số phận của con người. Theo ông Vladimir Levantsev - nhà tâm lý học người Nga, điều khẳng định nói trên cũng có phần chính xác, nhưng không phải chính xác 100%.

"Chúng ta hãy nhớ đến người phụ nữ tóc vàng của mọi thời đại, đó là nữ diễn viên Marilyn Monroe. Bà đã từng được phái mày râu vô cùng ngưỡng mộ. Tổng thống, chính trị gia, diễn viên, nhà văn đều từng là người tình của bà. Nhưng bà không hề biết tới hạnh phúc gia đình với đúng nghĩa của nó", ông Levantsev phân tích.

Nữ diễn viên nổi tiếng người Pháp Brigitte Bardot là một dẫn chứng tương tự vì cũng không mấy hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Tuy nhiên, theo ông Levantsev, nếu học thuyết nói trên của các nhà tâm lý học được coi là chính xác thì mỗi phụ nữ thời nay đều có thể thay đổi màu tóc của mình nhờ chất liệu mỹ phẩm và như vậy họ có thể thay đổi cả tính cách và số phận chăng?

Hoàn toàn không phải như vậy. Theo kết quả một cuộc điều tra khác tiến hành tại Nga, số đàn ông lựa chọn phụ nữ tóc vàng và tóc đen là tương đương nhau. Như vậy, với bất cứ mái tóc màu gì, mỗi người đều có thể tìm thấy hạnh phúc của riêng mình.

Giải thích: Vì sao màu da người phương Đông khác người phương Tây?

Bạn đang xem: Giải thích: Vì sao màu da người phương Đông khác người phương Tây? Tại ilahui.vn

Vì sao màu da người phương Đông khác người phương Tây?

Ngày nay, người ta đã biết được độ sáng tối của da là do số lượng các hắc tố trong da quyết định. Người châu Âu có ít hắc tố nên màu da rất nhạt; người châu Phi nhiều hắc tố nên da màu đen hoặc nâu đen. Ở người da vàng, lượng hắc tố ở mức giữa hai loại người trên nên da màu vàng. Các nhà khoa học cho biết, màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài.

Tia tử ngoại của ánh nắng tuy có thể giúp cơ thể hợp thành vitamin D, tăng thêm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật nhưng lại có thể gây hại nếu có quá nhiều. Hắc tố da giống như một cái “dù” để che ánh nắng, ngăn ngừa tia tử ngoại xâm nhập vào cơ thể. Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp, nhiều ánh nắng nên da có nhiều hắc tố. Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao, không bị ánh nắng mặt trời chiếu mạnh, màu da sáng sẽ giúp họ hấp thụ được nhiều tia tử ngoại hơn.

Vì sao màu tóc người phương Đông khác người phương Tây?

Tóc của người cũng có nhiều màu: có tóc đen, tóc vàng, tóc đỏ… Nhìn chung, người da vàng có tóc đen nhánh, người da trắng tóc màu vàng bạch kim. Giống như màu da, màu tóc sở dĩ khác nhau cũng là do số lượng hắc tố trong tóc nhiều hay ít. Người hắc tố nhiều sẽ có tóc đen, ngược lại là tóc vàng hoặc bạch kim. Màu tóc khác nhau cũng là một chứng minh về sự thích ứng đối với môi trường của con người. Người phương Tây sống ở vùng lạnh, ánh nắng yếu; còn người phương Đông sống ở vùng nắng nhiều, hắc tố sẽ bảo vệ tóc trước sự tấn công của tia tử ngoại.

Vì sao màu mắt người phương Đông khác người phương Tây?

Màu mắt của người phương Đông và người phương Tây có khác nhau. Mắt người phương Đông màu vàng hoặc đen, mắt người phương Tây ngược lại là màu lam nhạt hoặc màu sáng. Trên thực tế, màu mắt chính là màu của củng mạc (màng nửa hình cầu nằm phía trước nhãn cầu). Lượng hắc tố trên củng mạc sẽ quyết định màu sắc của nhãn cầu. Ở người phương Đông hoặc người châu Phi, châu Mỹ la tinh, hắc tố trên củng mạc tương đối nhiều nên nhãn cầu mang màu đen hoặc vàng nâu. Ở người da trắng phương Tây, hắc tố trên củng mạc ít, mạch máu ở đó lại nhiều nên nhãn cầu có màu lam nhạt hoặc xám (cũng giống như với người da trắng, ta dễ dàng thấy được các mạch máu li ti ở dưới da).

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập