Tại sao lại chọn mùng 10 tháng 3 là ngày Giỗ tổ

Tại sao lại chọn mùng 10 tháng 3 là ngày Giỗ tổ

Lễ giỗ Tổ được tổ chức tại TP.HCM ẢNH: ĐÌNH TUYÊN

Ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc với câu: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Cứ đến gần ngày này, người dân khắp nơi lại nô nức về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng lễ, tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng.

Nhiều bạn đọc vẫn thắc mắc, vì sao có ngày mùng 10 tháng 3, hay ngày 10.3 chính xác là ngày giỗ của vị vua Hùng tên gì, đời thứ mấy?

Có rất nhiều tài liệu giải đáp về vấn đề này, tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định được tài liệu nào là chính xác nhất vì “các đời vua Hùng chỉ là ước đoán chứ không có dấu tích nào rõ ràng” (theo một giảng viên Văn hóa học).

Theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Do vậy, giỗ Tổ vua Hùng, tức là giỗ tổ phụ Kinh Dương Vương.

Tại sao lại chọn mùng 10 tháng 3 là ngày Giỗ tổ

Lễ giỗ Tổ được tổ chức trang trọng với sự tham gia của đông đảo nhân dân ẢNH: ĐÌNH TUYÊN

Có tài liệu thì ghi, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Thời Thục Phán - An Dương Vương, trên núi Nghĩa Lĩnh đã có cột đá thề với nội dung: “Nguyện có đất trời chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.

Do vậy, các đời vua sau này ghi nhớ công ơn của các đời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Giỗ Tổ vua Hùng được coi là dịp lễ để tưởng nhớ các đời vua Hùng nói chung.

Vì sao giỗ vua Hùng ngày mùng 10 tháng 3?

Câu hỏi này cũng có rất nhiều câu trả lời, tuy nhiên, câu trả lời được nhiều người xem là hợp lý nhất, trả lời cho câu hỏi vì sao giỗ vua Hùng lại là ngày mùng 10 tháng 3 thì có câu chuyện dưới đây.

Trước đây, người dân không có đi lễ vào ngày mùng 10 tháng 3 mà tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của mình, rồi đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.

Người dân tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao thì lấy ngày 11.3, kết hợp với thờ Thổ kỳ, làm lễ riêng.

Do đó, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.

Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày mùng 10.3 âm lịch hằng năm để nhân dân cả nước kính tế Quốc tổ Hùng Vương, trước một ngày so với ngày hội tế của dân xã bản hạt. Đồng thời, ông cũng xin miễn trừ các khoản đóng góp của nhân dân địa phương vào các kỳ tế lễ mùa thu.

Sau đó, Bộ Lễ đã ban hành công văn phúc đáp và chính thức định lệ ngày quốc lễ Giỗ Tổ HùngVương là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hằng năm.

Việc này được ghi trên tấm bia “Hùng miếu điển lệ bi” do Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập và dựng tại đền Thượng - Khu di tích đền Hùng vào mùa xuân năm 1923.

Cụ thể nội dung trên tấm bia: "Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…"

Từ đó về sau, vào ngày 10.3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.

Tại sao lại chọn mùng 10 tháng 3 là ngày Giỗ tổ

Tại Khu tưởng niệm các vua Hùng ở Q.9, TP.HCM, người dân cũng nô nức đi lễ vào ngày mùng 10.3 
ẢNH: ĐÌNH TUYÊN

TS Văn hóa học Trần Long, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng Hùng Vương trong khảo cổ ngoài đền Hùng, thì chỉ có các giếng ngọc với một số di tích còn lại thôi chứ không có dấu tích nào chứng minh được chắc chắn. Nơi đặt thủ phủ của các đời vua cũng chỉ ước đoán chứ chính xác chưa ai biết nó nằm chỗ nào nên không thực hiện được khảo cổ.Theo TS Trần Long, đối với người Việt thì có 3 dạng lễ hội được coi trọng, đó là: lễ hội nghiêng về tín ngưỡng phồn thực, lễ hội tự nhiên và lễ hội thờ cúng anh hùng dân tộc. Theo thời gian, lễ hội nghiêng về tín ngưỡng phồn thực và lễ hội tự nhiên có phần khai nhạt.

Vậy nhưng, lễ hội thờ cúng các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước thì không những không phai mà còn được bảo tồn, giữ gìn, phát triển, được chú ý hơn và tổ chức long trọng hơn như: lễ hội Thánh Gióng, vua Quang Trung,…

“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm” Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Quốc lễ, tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.`Vậy “Tại sao lại lấy […]

“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Quốc lễ, tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.`Vậy “Tại sao lại lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giổ Tổ thì không phải ai cũng tường tận. Ngày hôm nay chuyên gia phong thủy Huy Quang đến từ Huyền Học Việt Nam sẽ giải đáp câu hỏi này. Hãy cùng xem bài viết sau nhé.

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức Hậu Lê thì các triều đại phong kiến xa xưa đã công nhận ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho tới Hậu Lê vẫn thường hương khói ở Đền Hùng để tưởng nhớ tới công lao của các đấng Thánh Tổ thời xưa.

Năm 1470, Vua Lê Thánh Tông đã sao chép, đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng và chọn ngày 11 – 12 tháng 3 Âm lịch làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Tới thời nhà Nguyễn, năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10/3 Âm lịch làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Bên cạnh đó, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 hằng năm cũng chính là dịp để người Việt Nam giới thiệu, quảng bá một di sản vô cùng độc đáo, giá trị tới bạn bè quốc tế. Đây cùng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện và khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Nghi lễ truyền thống thờ cúng Vua Hùng hằng năm được diễn ra vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng đã đáp ứng được các tiêu chí quan trọng chính là di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó.

Tại sao lại chọn mùng 10 tháng 3 là ngày Giỗ tổ

2. Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Đây không phải là dịp chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên.

Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước để xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.

Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để mỗi người nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước. Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng.

Tại sao lại chọn mùng 10 tháng 3 là ngày Giỗ tổ

3. Mùng 10 tháng 3 Âm năm 2022 là ngày bao nhiêu Dương?

Ngày 10/3/2022 Âm lịch rơi vào Chủ Nhật ngày 10/4/2022 Dương lịch. Cũng vì ngày này rơi vào Chủ Nhật nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ Hai tuần kế tiếp (tức ngày 11/4). Như vậy dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 này, người lao động được nghỉ 3 ngày, từ ngày 9/4 đến hết ngày 11/4/2022.

4. Tại sao lại lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ

Câu hỏi này cũng có rất nhiều câu trả lời, tuy nhiên, câu trả lời được nhiều người xem là hợp lý nhất, trả lời cho câu hỏi vì sao giỗ vua Hùng lại là ngày mùng 10 tháng 3 thì có câu chuyện dưới đây.

Trước đây, người dân không có đi lễ vào ngày mùng 10 tháng 3 mà tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của mình, rồi đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân – thu chứ không định rõ ngày nào.

Người dân tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao thì lấy ngày 11.3, kết hợp với thờ Thổ kỳ, làm lễ riêng.

Tại sao lại chọn mùng 10 tháng 3 là ngày Giỗ tổ

Do đó, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.

Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày mùng 10.3 âm lịch hằng năm để nhân dân cả nước kính tế Quốc tổ Hùng Vương, trước một ngày so với ngày hội tế của dân xã bản hạt. Đồng thời, ông cũng xin miễn trừ các khoản đóng góp của nhân dân địa phương vào các kỳ tế lễ mùa thu.

Sau đó, Bộ Lễ đã ban hành công văn phúc đáp và chính thức định lệ ngày quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hằng năm.

Việc này được ghi trên tấm bia “Hùng miếu điển lệ bi” do Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập và dựng tại đền Thượng – Khu di tích đền Hùng vào mùa xuân năm 1923.

Cụ thể nội dung trên tấm bia: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”

Từ đó về sau, vào ngày 10.3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất cội nguồn – xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng

TS Văn hóa học Trần Long, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng Hùng Vương trong khảo cổ ngoài đền Hùng, thì chỉ có các giếng ngọc với một số di tích còn lại thôi chứ không có dấu tích nào chứng minh được chắc chắn. Nơi đặt thủ phủ của các đời vua cũng chỉ ước đoán chứ chính xác chưa ai biết nó nằm chỗ nào nên không thực hiện được khảo cổ.

Theo TS Trần Long, đối với người Việt thì có 3 dạng lễ hội được coi trọng, đó là: lễ hội nghiêng về tín ngưỡng phồn thực, lễ hội tự nhiên và lễ hội thờ cúng anh hùng dân tộc. Theo thời gian, lễ hội nghiêng về tín ngưỡng phồn thực và lễ hội tự nhiên có phần khai nhạt.

Vậy nhưng, lễ hội thờ cúng các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước thì không những không phai mà còn được bảo tồn, giữ gìn, phát triển, được chú ý hơn và tổ chức long trọng hơn như: lễ hội Thánh Gióng, vua Quang Trung

5. Lời kết

Uống nước nhớ nguồn,  tỏ lòng thành kính trước các vị vua Hùng đã có công dựng nước luôn là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trên đây là những thông tin có thể sẽ hữu ích cho các bạn, để các bạn có thể hiểu hơn về ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3. Mong rằng các bạn sẽ có những ngày nghỉ lễ thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và người thân.

» Hành hương Đền Hùng đầu năm như thế nào?