Tại sao bị cảm cum khoa hoc

(QNO) - Bất cứ ai cũng có thể mắc cảm cúm khi hệ miễn dịch bị suy giảm, do virus cúm luôn hiện diện trong môi trường sống. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cảm cúm cho cơ thể con người.

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Khoa học đã chứng minh rằng những người có hệ miễn dịch kém thường dễ bị virus cúm tấn công so với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuổi tác, môi trường làm việc, điều kiện sống, các bệnh nền và thời điểm trong năm là những yếu tố làm tăng nguy cơ cảm cúm.

1. Tuổi tác là yếu tố làm tăng nguy cơ cảm cúm

Trung bình một người trưởng thành có thể bị cảm cúm từ 2-3 lần/ năm. Trong khi đó trẻ em có thể bị từ 6-7 lần/ năm. Đối tượng dễ bị cảm cúm thường là các bé dưới 5 tuổi. Ở độ tuổi này hệ miễn dịch yếu ớt của trẻ chưa thể chống lại sự tấn công của virus cảm cúm thông thường. Tuy nhiên sức đề kháng chưa phát triển không phải là lý do duy nhất khiến trẻ em dễ bị tổn thương do virus.

Sự hiếu động của trẻ cũng tạo điều kiện cho virus cúm tấn công vào cơ thể. Nhất là khi các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với môi trường, bụi bẩn. Thường xuyên tiếp xúc với các bé khác. Chúng cũng không biết che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Cảm cúm ở trẻ sơ sinh sẽ trở nên nghiêm trọng nếu nó gây trở ngại đến việc cho con bú hoặc hít thở bằng mũi.

Tại sao bị cảm cum khoa hoc
Những người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với bệnh nhân bị cảm cúm như bác sĩ, y tá,... - Ảnh Internet

2. Môi trường làm việc

Bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giáo viên mầm non và các bà mẹ là những đối tượng có nhiều khả năng tiếp xúc gần với người bị cảm cúm. Trong trường hợp đối tượng cần chăm sóc mắc cúm virus họ chính là những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao.

3. Hệ miễn dịch suy yếu

Những người có độ tuổi trên 65 có tần suất mắc cảm cúm tương đương với một đứa trẻ sơ sinh. Bởi người cao tuổi có hệ miễn dịch bị suy yếu dần theo thời gian. Sức đề kháng trong cơ thể không còn đủ khả năng chống lại sự tấn công của virus gây cảm cúm thông thường.

Khi hệ miễn dịch bị suy yếu bạn rất dễ mắc cảm cúm khi tiếp xúc với người ốm do virus này gây ra. Bạn có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp, ho khan, đau họng, ngạt mũi và mệt mỏi. Đó là tất cả những yếu tố làm tăng nguy cơ cảm cúm.

4. Môi trường sống cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Môi trường sống bị ô nhiễm do khói bụi. Sống ở những nơi tập trung đông người như ký túc xá, khu vực điều dưỡng, viện dưỡng lão, doanh trại quân đội,... là những nơi có nhiều nguy cơ phát triển virus cảm cúm.

Tại sao bị cảm cum khoa hoc
Những người phải sống trong môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm - Ảnh Internet

5. Thời điểm thay đổi các mùa trong năm

Sức đề kháng của cơ thể dễ bị suy yếu trong thời điểm giao mùa. Thống kê mới nhất cho thấy vào hai mùa Thu và Đông số lượng người lớn và trẻ em bị cảm cúm gia tăng đột biến. Sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến cơ thể không kịp sản sinh các kháng thể để chống lại virus tấn công. Ở miền Nam chỉ có hai mùa Mưa và Khô, mọi người dễ bị cảm cúm hơn vào mùa mưa.

6. Các bệnh nền mãn tính

Những người mắc bệnh nền thường có hệ miễn dịch yếu ớt hơn nhiều so với một cơ thể khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao người bị bệnh tiểu đường, hen suyễn, tim mạch...dễ mắc cảm cúm khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với người ốm.

Bên cạnh các yếu tố trên, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị mắc cảm cúm. Đặc biệt là trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Trên đây là 6 yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm cúm bạn nên lưu ý. Ghi nhớ những điều này để có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong thời điểm mùa đông đang đến gần.

Cảm cúm là một trong các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là. Đa số mọi người đều vượt qua được căn bệnh này. Tuy nhiên, theo như Hapacol ghi nhận, đôi khi bệnh cảm cúm có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Ngày nay, cảm cúm không còn là vấn đề sức khỏe xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về 9 vấn đề quan trọng liên quan đến cảm cúm.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Cảm cúm là bệnh gì?
  • 2. Vì sao bạn bị cảm cúm?
  • 3. Mất bao lâu để các triệu chứng cảm cúm bộc phát?
  • 4. Cảm cúm nghiêm trọng như thế nào?
    • Biến chứng của cảm cúm gồm những gì?
    • Cảm cúm có thể tái phát không?
  • 5. Làm thế nào để phòng ngừa cảm cúm hiệu quả?
    • Sử dụng vắc xin để bảo vệ cơ thể khỏi cảm cúm
    • Một số biện pháp phòng ngừa khác
  • 6. Đối tượng nào nên và không nên tiêm phòng cảm cúm?
    • Mẹ bầu có nên tiêm phòng cảm cúm?
    • Liệu tiêm chủng cảm cúm cho người đang điều trị ung thư có an toàn?
    • Những ai không nên tiêm vắc xin cảm cúm?
  • 7. Thuốc cảm cúm bao gồm những loại nào?
  • 8. Người bị cảm cúm nên làm gì?

1. Cảm cúm là bệnh gì?

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Cảm cúm được biểu hiện với nhiều dấu hiệu

Cảm cúm là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường phát sinh từ tình trạng mũi, họng hay thậm chí là phổi bị nhiễm trùng do virus. Bệnh có thể tương đối nhẹ ở đa số trường hợp. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn có nguy cơ tử vong vì mắc cảm cúm.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng có khả năng gây ra bệnh cảm cúm với những triệu chứng như:

  • Sốt: Hầu hết những người bị cúm đều bị sốt. Cơn sốt có thể dao động từ 37,8 độ C đến 40 độ C. Trẻ em luôn bị sốt cao hơn người lớn. Hầu hết các cơn sốt đều kéo dài dưới 1 tuần, thường là khoảng từ 3-4 ngày.
  • Viêm họng: Vi khuẩn cúm cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi: Đây là triệu chứng cúm phổ biến nhất, hầu hết mọi người đều phải “làm bạn” với khăn giấy khi bị cảm cúm.
  • Ớn lạnh: Kèm theo cơn sốt, bệnh nhân bị cúm còn có thể cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi hoặc cảm thấy lạnh mặc dù nhiệt độ cơ thể cao.
  • Ho: Ho khan là dấu hiệu thường gặp của những người mắc bệnh cúm. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn, khó chịu và đau đớn hơn, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở hoặc đau tức ngực. Những cơn ho có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần.
  • Đau cơ: Phổ biến nhất là những cơn đau ở cổ, lưng, cánh tay và chân của bạn. Những cơn đau này có thể khiến cho việc di chuyển của bạn trở nên khó khăn hơn ngay cả khi thực hiện những hoạt động cơ bản.
  • Đau đầu: Triệu chứng đầu tiên khi bạn bị cúm có thể là sự xuất hiện của một cơn đau đầu dữ dội. Một số triệu chứng khác đi kèm với đau đầu sẽ là lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược cơ thể: Đây là một triệu chứng không rõ ràng của bệnh cúm. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau.
  • Nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, hai dấu hiệu này chủ yếu chỉ phát sinh ở trẻ em.

2. Vì sao bạn bị cảm cúm?

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Virus là tác nhân chính gây ra bệnh cảm cúm

Nguyên nhân chủ yếu của cảm cúm bắt nguồn từ virus cúm Influenza A và Influenza B. Các chuyên gia phân biệt hai chủng vi sinh vật này bằng vật chất di truyền của chúng (DNA và RNA).

Virus cúm A có khả năng gây bệnh với mức độ trung bình – nặng ở tất cả độ tuổi. Chúng có thể lây nhiễm cho cả người lẫn các loài động vật khác. Trong khi đó, chủng loại B gây bệnh với mức độ nhẹ và chỉ ảnh hưởng đến con người, chủ yếu là trẻ nhỏ.

Các tiểu loại của virus cúm A được phân biệt bởi hai loại kháng nguyên trên bề mặt virus. Những loại protein này có khả năng thay đổi (đột biến) theo thời gian. Nhóm virus chứa kháng nguyên “đột biến” sẽ trở thành một chủng virus cúm mới.

Chính sự biến đổi đó gây ra nguy cơ gây bùng phát dịch cúm cực lớn. Chẳng hạn như virus cúm H1N1 xuất hiện vào tháng 3/2009 và dẫn theo một trận đại dịch kéo dài đến mùa hè năm 2010.

3. Mất bao lâu để các triệu chứng cảm cúm bộc phát?

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Bệnh cảm cúm thường cần một khoảng thời gian ngắn cho quá trình ủ bệnh

Virus cúm cần một khoảng thời gian ủ bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể người thì mới có thể bộc phát các triệu chứng. Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian virus xâm nhập vào cơ thể bạn và phát triển. Thông thường, quá trình này sẽ kéo dài 2 ngày. Tuy nhiên, đôi khi chúng chỉ cần 1 ngày hoặc trì hoãn đến 4 ngày tiếp theo.

Một người trưởng thành có khả năng lây truyền virus cúm vào khoảng 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và kéo dài đến tầm 7 ngày sau đó. Hắt hơi, ho hoặc nói chuyện có thể làm lây lan virus cúm. Từ đó, virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng hoặc mắt. Bạn cũng có thể nhiễm cúm khi chạm vào đồ vật có dính virus.

4. Cảm cúm nghiêm trọng như thế nào?

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Không nên chủ quan, xem thường các dấu hiệu của bệnh cảm cúm

Không ít người cho rằng cảm cúm chỉ là một dạng của cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, thực tế đây lại là vấn đề nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt nghiêm trọng, có nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh cảm cúm. Mặc dù vậy, nguy cơ biến chứng xảy ra cũng như tỷ lệ tử vong ở những đối tượng dưới đây sẽ cao hơn đáng kể:

  • Người từ 65 tuổi trở lên.
  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng tuổi. Theo thống kê từ các chuyên gia, vào mùa cúm 2017 – 2018, có hơn 180 trường hợp tử vong ở trẻ nhỏ liên quan đến cúm. Xa hơn, vào trận đại dịch cúm H1N1 (2009 – 2010), 349 ca tử vong xảy ra ở trẻ em đã được ghi nhận.
  • Người mang trong mình vấn đề sức khỏe cụ thể, ví dụ như đái tháo đường (tiểu đường), tăng huyết áp (cao huyết áp)…
  • Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh cũng dễ dàng gặp các rủi ro biến chứng nghiêm trọng hơn.

Biến chứng của cảm cúm gồm những gì?

Cảm cúm kéo dài có khả năng dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Trong số đó, phổ biến nhất là viêm phổi do nhiễm khuẩn.

Viêm phổi do virus cũng có nguy cơ xảy ra nhưng tình huống này không phổ biến. Mặc dù vậy, tình trạng này có khả năng cao đe dọa đến tính mạng người bệnh. Một số biến chứng khác cũng có thể phát sinh, ví dụ như:

  • Viêm cơ tim
  • Các tình trạng tệ hơn của bệnh lý liên quan đến phổi, chẳng hạn như viêm phế quản
  • Hội chứng Reye, xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ. Lúc này, bé sẽ có dấu hiệu nôn mửa và lú lẫn nghiêm trọng. Một số trường hợp trẻ còn hôn mê do phù não. Nhằm giảm thiểu nguy cơ phát triển hội chứng Reye, bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ dưới 18 tuổi sử dụng aspirin để hạ sốt hoặc giảm đau.

Cảm cúm có thể tái phát không?

Một người đã từng bị cảm cúm vẫn có khả năng tái phát bệnh nếu không phòng ngừa cẩn thận. Chủng virus gây cảm cúm ở người có đến hai loại (A và B). Do đó, việc đã từng bị nhiễm một loại virus cúm không thể cung cấp sức đề kháng cho cơ thể trước chủng còn lại.

5. Làm thế nào để phòng ngừa cảm cúm hiệu quả?

Sử dụng vắc xin để bảo vệ cơ thể khỏi cảm cúm

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Tiêm ngừa vắc xin định kỳ để phòng chống cảm cúm

Tiêm chủng vắc xin thường niên đầy đủ là biện pháp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất. Phần lớn vắc xin cúm được điều chế từ virus bất hoạt (đã chết). Trong số đó, loại vắc xin tái tổ hợp (RIV) sẽ không dùng trứng virus để làm thành phần chính hoặc sử dụng trứng gà trong quy trình sản xuất.

Thêm vào đó, vắc xin cúm cũng có loại giảm độc lực (virus còn sống nhưng yếu hơn bình thường), nhưng không phổ biến như hai loại trên. Ngoài ra, một lọ vắc xin có thể chứa 3 – 4 chủng virus cúm.

Đối với loại vắc xin bất hoạt và tái tổ hợp, bạn sẽ tiến hành tiêm vào cơ. Ngược lại, vắc xin giảm độc lực sẽ được dùng dưới dạng thuốc xịt vào mũi.

Các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên tiêm phòng cảm cúm mỗi năm, vì vắc xin cúm của mỗi năm chỉ được điều chế để ngăn chặn chủng virus dự đoán của năm đó. Đồng thời, khả năng “phòng ngự” của các tế bào bạch cầu trước những loại virus cúm sẽ suy giảm sau một năm.

Chính vì vậy, kể cả khi thành phần chính của vắc xin là chủng virus không thay đổi từ năm này sang năm khác, bạn vẫn nên tiêm ngừa đầy đủ.

Một số biện pháp phòng ngừa khác

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Luôn giữ ấm cơ thể là cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả

Bên cạnh vắc xin, bạn còn có thể áp dụng một số quy tắc để tránh bị nhiễm virus cúm từ người khác hoặc lây bệnh cho người xung quanh, chẳng hạn như:

  • Dùng tay hoặc khăn giấy để che miệng và mũi khi bạn ho hay hắt hơi. Đừng quên vứt khăn giấy đi sau khi dùng nhé.
  • Tập thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước, đặc biệt sau khi bạn ho hay hắt hơi. Đồng thời, hãy trang bị một lọ nước rửa tay khô bên người, phòng trường hợp bạn không tìm thấy chỗ để rửa tay.
  • Không tiếp xúc với người đang bị cảm cúm
  • Nếu bạn bị cúm, hãy ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy khỏe hoàn toàn. Thêm vào đó, bạn không nên đứng gần người khác để tránh lây truyền virus.
  • Cố gắng không để tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Đây là những đường virus dễ lây lan.

6. Đối tượng nào nên và không nên tiêm phòng cảm cúm?

Theo khuyến nghị từ các nhà nghiên cứu, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cũng như người trưởng thành nên tiêm ngừa cảm cúng hàng năm đầy đủ, trừ khi bác sĩ không cho phép bạn áp dụng biện pháp này bởi thể trạng không phù hợp.

Mẹ bầu có nên tiêm phòng cảm cúm?

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Phụ nữ mang thai càng nên chú ý bảo vệ sức khỏe của bản thân

Phụ nữ mang thai vào mùa cúm hoành hành luôn được khuyến nghị tiêm chủng vắc xin bất hoạt để bảo vệ cho cả mẹ và bé. Bên cạnh người cao tuổi và trẻ nhỏ, mẹ bầu cũng là đối tượng dễ gặp phải biến chứng do cảm cúm gây nên.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nguy cơ nhập viện vì cảm cúm ở mẹ bầu từ tuần thứ 14 trở đi cao hơn gấp bốn lần so với phụ nữ không mang thai. Mặt khác, sau khi sinh, nguy cơ nhiễm trùng ở phụ nữ cũng tăng cao, đặc biệt là vào mùa cúm.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng vắc xin giảm độc lực dạng xịt vào mũi không được phép sử dụng ở phụ nữ mang thai. Điều này có thể giải thích rằng tuy các chủng virus này đã được làm suy yếu đáng kể, nhưng độc tố từ chúng vẫn có nguy cơ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho rằng mẹ bầu không nhất thiết phải tránh xa những người vừa sử dụng loại vắc xin giảm độc lực trong thời gian gần.

Thêm vào đó, vắc xin cảm cúm còn đóng vai trò quan trọng với những ai thường xuyên tiếp xúc với trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới năm tuổi. Trẻ ở độ tuổi này là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng do cảm cúm mang lại. Đồng thời, chúng cũng sẽ cần nhập viện điều trị ngay lập tức nếu chẳng may nhiễm bệnh.

Liệu tiêm chủng cảm cúm cho người đang điều trị ung thư có an toàn?

Hệ miễn dịch của người mắc bệnh ung thư tương đối yếu. Do đó, họ sẽ có nhu cầu được bảo vệ trước cảm cúm cao hơn người thường. Mặt khác, người rơi vào trường hợp này cũng có tỷ lệ phát sinh biến chứng gia tăng đáng kể.

Vì vậy, người bị ung thư vẫn cần được tiêm phòng cảm cúm đầy đủ. So với loại giảm độc lực, vắc xin bất hoạt an toàn cho người dùng hơn. Do đó, người đang tiếp nhận các liệu trình điều trị cũng có thể sử dụng loại vắc xin này.

Những ai không nên tiêm vắc xin cảm cúm?

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi tiêm ngừa vắc xin

Nhìn chung, vắc xin bất hoạt có thể được dùng cho hầu hết mọi người, trừ:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
  • Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm

Đồi với vắc xin giảm độc lực dạng xịt, chúng được phép dùng cho những đối tượng khỏe mạnh trong từ 2 – 49 tuổi và phụ nữ không mang thai. Ngoài ra, người thuộc một trong các trường hợp dưới đây cũng không nên dùng loại vắc xin này, bao gồm:

  • Hệ miễn dịch kém
  • Trẻ từ 2 – 4 tuổi có tiền sử thở khò khè tái phát liên tục hoặc đã từng gặp tình trạng này trong vòng 12 tháng đổ lại.
  • Bé từ 2 – 17 tuổi đang sử dụng aspirin hoặc sản phẩm chứa aspirin do bác sĩ chỉ định.
  • Người bị dị ứng nghiêm trọng sau khi dùng vắc xin giảm độc lực dạng xịt trước đó.
  • Người đã dùng thuốc cảm cúm trong vòng 48 giờ đổ lại.

Những ai tiếp cận với người đang bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, cần được chăm sóc cách ly (chẳng hạn như nhân viên y tế, các thành viên trong gia đình người bệnh…) cũng cần phải tiêm phòng đầy đủ. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng vắc xin bất hoạt hơn là vắc xin giảm độc lực.

Bên cạnh đó, những vấn đề sức khỏe dưới đây cũng sẽ khiến bạn cân nhắc trước khi sử dụng vắc xin cúm giảm độc lực, gồm:

  • Bệnh cấp tính vừa hoặc nghiêm trọng
  • Tình trạng phổi mãn tính
  • Hen suyễn
  • Các vấn đề về tim mạch, thận, gan, thần kinh, hệ tuần hoàn hoặc trao đổi chất (bao gồm cả đái tháo đường)

Đôi khi, một số người cho rằng bản thân không thể dùng vắc xin, kể cả loại bất hoạt, để phòng ngừa cảm cúm vì lý do dị ứng thimerosal, một loại hóa chất đóng vai trò chất bảo quản trong các lọ vắc xin đa liều. Họ cho biết sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa thimerosal, mắt của họ đã bị kích ứng.

Tuy nhiên, thực tế, kích ứng mắt trong trường hợp này không phải là lý do hợp lệ để bạn không tiêm ngừa cảm cúm. Theo các chuyên gia, chỉ những trường hợp thimerosal gây dị ứng nặng, có nguy cơ tử vong mới không được phép tiêm vắc xin cúm.

7. Thuốc cảm cúm bao gồm những loại nào?

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Có đa dạng các loại thuốc trị cảm cúm trên thị trường

Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra năm loại thuốc cảm cúm để phòng ngừa cũng như đối phó với các chủng vi sinh vật gây bệnh này. Trong số đó, chỉ có ba loại đủ khả năng chống lại cả hai chủng virus cúm A và B, bao gồm:

  • Oseltamivir dạng uống
  • Zanamivir dạng hít
  • Peramivir dạng tiêm tĩnh mạch

Ngược lại, hai loại cuối cùng là amantadine và rimantadine chỉ bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm nhóm A.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cảm cúm chỉ giới hạn trong các tình huống như:

  • Dịch bệnh đang diễn ra
  • Bảo vệ những người dễ bị thương tổn, chưa được tiêm chủng ngay lập tức
  • Người đang tiếp nhận điều trị ung thư
  • Người không thể tiêm vắc xin

Chính vì vậy, bạn cần lưu ý thuốc cảm cúm không phải là một phương án thay thế cho việc tiêm chủng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc cảm cho bé: Có nên dùng tùy tiện?

8. Người bị cảm cúm nên làm gì?

Tại sao bị cảm cum khoa hoc

Chủ động thăm khám khi nhận thấy các dấu hiệu cảm cúm

Nếu nghi ngờ bản thân bị cảm cúm, bạn nên mau chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị kịp thời. Lúc này, bạn sẽ cần dùng thuốc để điều trị một số triệu chứng cảm cúm, chẳng hạn như sốt.

Tuy nhiên, hãy lưu ý aspirin, một loại thuốc giảm đau có tác dụng hạ sốt, không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, nếu bạn có nguy cơ phát sinh biến chứng do cảm cúm, bạn nên hợp tác cùng bác sĩ để đưa ra liệu trình phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất. Thuốc cảm cúm (kháng virus) sẽ được ưu tiên cho các đối tượng dễ gặp biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như:

  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Phụ nữ mang thai
  • Người mắc bệnh mãn tính
  • Trẻ nhỏ

Nguồn tham khảo:

Key Facts About Influenza (Flu). https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm

Influenza: Questions and Answers. http://www.immunize.org/catg.d/p4208.pdf

Influenza (flu). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719