Tai biến của truyền dịch và cách xử trí

06-11-2020

   Nhiều người khi thấy mệt, sốt là tự ý truyền dịch cho khỏe - đây là một quan niệm sai lầm.
   Theo ThS.BS Phí Thị Lệ Tân, Khoa Nội - Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai, truyền dịch là một biện pháp tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt đưa thuốc, những chất có lợi vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hoặc để phục hồi cơ thể.
   Bệnh nhân được chỉ định truyền dịch khi cần hồi phục lại khối lượng tuần hoàn đã mất của cơ thể như trong các trường hợp: tiêu chảy mất nước, bỏng nặng, mất máu nhằm mục đích nuôi dưỡng bệnh nhân khi bệnh nhân không ăn uống được, suy kiệt, bệnh nhân hôn mê, có tổn thương thực quản hay đường tiêu hóa. Việc đưa thuốc vào cơ thể với những dịch có pha thuốc còn có mục đích khác là giải độc, lợi tiểu trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc.
   Truyền dịch vào cơ thể cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định, người bệnh cần được thăm khám đánh giá tình trạng bệnh, từ đó sẽ lựa chọn loại dịch truyền phù hợp, số lượng, thời gian và tốc độ truyền phù hợp với từng bệnh nhân. Hầu hết tất cả các loại thuốc khi vào cơ thể đều có những tác dụng phụ. Do đó, việc truyền dịch cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu kịp thời xử lý nếu xảy ra hiện tượng sốc phản vệ.
   Khi tiến hành truyền dịch cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định: Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn để phòng tránh lây nhiễm một số bệnh như nhiễm khuẩn, viêm gan… Thực hiện kỹ thuật phải đúng qui trình; Không để không khí lọt vào tĩnh mạch; Đảm bảo áp lực truyền cao hơn áp lực máu tĩnh mạch của bệnh nhân; Tốc độ chảy của dịch theo đúng y lệnh, đúng thời gian và phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong và sau truyền để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các nguy cơ.
   Tự ý truyền dịch sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong. Một trong những biến chứng nặng nhất đó là sốc phản vệ. Biểu hiện rõ nhất của sốc phản vệ là bệnh nhân rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ có thể lên 39 - 40 độ C hoặc biểu hiện cao hơn là mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp tim nhanh và nông, bệnh nhân có những biểu hiện lo lắng, bồn chồn, vật vã. Nếu bệnh nhân gặp sốc phản vệ, không xử trí kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.
   Những biến chứng khác khi tự ý truyền dịch là: dị ứng, nhiễm trùng máu, tràn dịch màng bụng, màng phổi, suy hô hấp, suy tim đặc biệt ở những đối tượng mắc bệnh tim mạch; rối loạn điện giải như tăng natri máu, tăng đường huyết; tắc mạch phổi do khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch.
   Đối với những trường hợp truyền đúng kỹ thuật, đúng chỉ định cũng có thể gặp các phản ứng như sưng đau, phù chỗ tiêm truyền; viêm tấy đỏ thậm chí hoại tử vị trí cắm kim tiêm.
   Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc, ThS.BS Phí Thị Lệ Tân khuyến cáo: Người bệnh tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà. Việc truyền dịch cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám và được thực hiện bởi nhân viên y tế đã được đào tạo bài bản. Nên truyền dịch tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu để có thể xử lý kịp thời khi có tai biến xảy ra.
   Để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn, người dân cần duy trì nếp sống lành mạnh, tăng cường vận động, cân bằng dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung vitamin A, C…

Khi đâm trúng vào tĩnh mạch máu chảy vào trong bơm tiêm nhưng bị đông lại ngay ở đầu mũi kim gây tắc kim tiêm không bơm thuốc vào được thì phải rút kim ra thay kim khác và tiêm lại.

2. Phồng nơi tiêm:

Khi đâm tiêm vào trúng tĩnh mạch máu trào vào bơm tiêm nhưng khi bơm thuốc vào thì lại phồng lên vì mũi vát của kim nằm ngửa trong nửa ngoài tĩnh mạch (xuyên mạch) hoặc bị bỡ tĩnh mạch.
+ Xử trí:
– Điều chỉnh lại mũi kim.
– Khi tiêm xong dặn bệnh nhân chườm ấm để chỗ máu tụ hoặc thuốc tan nhanh.

3.Bệnh nhân bị sốc hoặc bị ngất:

– Do bn sợ hãi hoặc shock thuốc.
=> Ngưng truyền, ủ ấm ngay, báo bs xử trí và động viên bn.

4.Tắc mạch :(: cực kỳ nguy hiểm!

Do để khí lọt vào thành mạch trong khi tiêm.

Nếu lượng thuốc nhiều, bơm tiêm nhỏ thì phải tiêm làm nhiều lần, tuyệt đối không để nguyên kim tiêm ở trong tĩnh mạch và tháo bơm tiêm ra hút thuốc mới rồi lắp vào kim đã có sẵn trong tĩnh mạch để tiếp tục bơm thuốc, làm như vậy rất nguy hiểm, không khí dễ lọt vào gây tắc mạch hoặc do không đuổi hết bọt khí trước khi tiêm cho bệnh nhân.

– Phát hiện: Mặt bệnh nhân tái, ho sặc sụa, khó thở hoặc ngừng thở đột ngột.
– Xử trí: Cho bệnh nhân nằm đầu thấp ngay, xử trí triệu chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn. Báo bs.

5. Đâm nhầm vào động mạch:

khi đâm kim vào thấy máu trào ra nhiều, mạnh dù đã chặn tay tại vị trí đầu kim chắc chắn, gắn dây dịch vào thấy máu ồ ngược vào trong dây nhanh chóng.
=> Rút kim ngay và băng ép chặt trong 5 – 15′.

6. Gây hoại tử:

Nếu tiêm chệch ra ngoài những thuốc chống chỉ định của tiêm dưới da và tiêm bắp thịt như calci clorur…