Sự phát triển của từ vựng có máy cách

Xác định từ loại trong đoạn văn sau: [Ngữ văn - Lớp 4]

2 trả lời

Tạo lập văn bản [Ngữ văn - Lớp 6]

3 trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi [Ngữ văn - Lớp 6]

1 trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

Sự phát triển của từ vựng-Trau dồi vốn từ

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự phát triển của từ vựng

– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của một ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển.

– Có hai cách phát triển từ vựng tiếng Việt:

+ Biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng:

• Nghĩa ban đầu gọi là nghĩa gốc. Nghĩa mới nảy sinh gọi là nghĩa chuyển.

• Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là ẩn dụ và hoán dụ.

Cần phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng [phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ] với ẩn dụ, hoán dụ tu từ. Chúng giống nhau ở cơ chế chuyển nghĩa [đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng hoặc có quan hệ tương cận]. Điểm khác nhau cơ bản là ẩn dụ, hoán dụ tu từ chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ; còn ẩn dụ, hoán dụ từ vựng làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể giải thích được trong từ điển [nghĩa ổn định].

+ Phát triển số lượng các từ ngữ:

• Tạo thêm từ ngữ mới [theo phương thức cơ bản là ghép và láy].

• Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

2. Trau dồi vốn từ

– Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, miêu tả chính xác sự vật, hiện tượng và cảm nghĩ của mình, cần có vốn từ phong phú và phải hiểu chính xác nghĩa của từ. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng.

– Có hai cách trau dồi vốn từ:

+ Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

+ Biết thêm những từ mới để làm tăng vốn từ của cá nhân.

II – LUYỆN TẬP

1. Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

[1] Mặt trời xuống biển như hòn lửa

[Huy Cận]

[2] Những ngày không gặp nhau

    Biển bục đầu thương nhớ

[Xuân Quỳnh]

[3] Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…

[Nguyền Ngọc Tư]

a] Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc?

b] Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

2. Tìm 3 từ ngữ cho mỗi mô hình cấu tạo từ sau đây:

a] X + hoá

b] X + trường

c] X + điện tử

d] Học + X

3. Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ mượn.

4. Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu vãn sau:

a] Vấn đề này là tối mật nhất.

b] Câu nói của cậu chẳng hội nhập gì veri nội dung chúng mình đang thảo luận.

c] Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng mù mọi người vần tỏ ra bùng quang, thờ ơ.

5. Phân biệt nghĩa và đặt cấu với các từ sau: công nhân / nhân công; điểm yếu / yếu điểm; trị giá / giá trị; vãng lai / lai vững; sĩ tử / tử sĩ.

Gợi ý

1. Cần vận dụng kiến thức về các phương thức phát triển nghĩa của từ, tìm hiểu nghĩa của từ biển trong Từ điển tiếng Việt để xác định nghĩa của từ biển trong các trường họp nêu ở đề bài.

– Chú ý: nghĩa gốc của từ biển chỉ vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt Trái Đất. Từ đó có thể xác định từ biển nào trong các trường hợp trên được dùng theo nghĩa gốc, từ biển nào được dùng theo nghĩa ehuyển:

+ Từ biển trong câu [1] được dùng với nghĩa gốc.

+ Từ biển trong câu [2], [3] được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

– Không phải trường hợp chuyển nghĩa nào cũng làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa:

+ Từ biển trong câu [2] là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.

+ Từ biển trong câu [3] là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển. Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.

Xem thêm: Hướng dẫn luyện tập về Thuật Ngữ – Chuyên đề từ vựng Tiếng Việt lớp 9

2. Ví dụ:

– X + hoá: trẻ hoá, cơ giới hóa, Việt hoá,…

-X + trường: ngư trường, chính trường,…

– X + điện tử: chính phủ điện tử, báo điện tử,…

– Học + X: học phí, học liệu,…

3. Cần xác định đề tài và phương thức viết đoạn văn [có thể viết về phương pháp học tập, về người thân, về du lịch,…], trong đó chú ý sử dụng từ mượn [có thể là từ mượn tiếng Hán, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp,…].

4. a] Dùng sai cụm từ tối mật nhất [mắc lỗi lặp từ, thừa từ nhất vì tối mật đã có nghĩa là bí mật nhất rồi]. Cách sửa: bỏ từ nhất.

b] Dùng sai từ hội nhập [dùng sai nghĩa của từ]. Cách sửa: thay từ hội nhập bằng ăn nhập.

c] Dùng sai từ bàng quang [hiểu sai nghĩa của từ và nhầm lẫn từ có vỏ âm thanh gần giống nhau]. Cách sửa: thay bằng từ bàng quan.

5. Có thể tra cứu Từ điển tiếng Việt để tìm hiểu nghĩa chính xác của các từ, sau đó đặt câu với mỗi từ sao cho đúng nghĩa.

Ví dụ:

– Chị ấy là công nhân nhà máy chế biến thuỷ sản của tỉnh.

– Công ti đã sử dụng nhân công hợp lí.

Related

Biến đổi [tăng thêm] nghĩa của từ [edit]

  • Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
  • Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

             - Ẩn dụ và hoán dụ là phương thức lấy tên gọi [A] của sự vật này [x] để gọi cho sự vật khác [y].

                  + Phương thức ẩn dụ: dựa vào mối quan hệ tương đồng [giống nhau về một khía cạnh nào đó] giữa hai sự vật.

                   + Phương thức hoán dụ: dựa vào mối quan hệ tương cận [gần gũi, luôn đi đôi] giữa hai sự vật.

             - Như vậy, ẩn dụ và hoán dụ là phương thức phát triển nghĩa của từ [ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ] cũng giống như ẩn dụ và hoán dụ là biện pháp tu từ [ẩn dụ và hoán dụ tu từ]. Chỉ có điều, ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ tạo ra các nghĩa ổn định gắn với từ và không còn sắc thái biểu cảm cao. Trong khi đó, ẩn dụ và hoán dụ tu từ tạo ra các nghĩa lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm đạt được hiệu quả tu từ, biểu cảm trong diễn đạt.

 Từ “miệng” có nhiều nghĩa:

[1]  Há miệng ra

[2]  Miệng cốc

[3]  Nhà có năm miệng ăn

Các nghĩa [2], [3] là các nghĩa ổn định của từ “miệng”, được chuyển nghĩa dựa theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ.

“Áo chàm đưa buổi phân li

                Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

                                                                                  [Tố Hữu]

Nghĩa của từ “áo chàm” chỉ “đồng bào Việt Bắc” không phải là nghĩa ổn định. Đây là hoán dụ tu từ.

  • Sự phát triển nghĩa của từ làm cho một số từ trở thành các từ nhiều nghĩa. Trong số các nghĩa đó, có nghĩa gốc và các nghĩa chuyển. Sự chuyển nghĩa trong một số từ có thể có măt cả hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.

Từ ngữ mới [edit]

  • Ngoài phương thức phát triển từ vựng bằng cách tạo thêm nghĩa mới cho những từ ngữ đã có, còn có phương thức tạo thêm từ ngữ mới.
  • Việc tạo ra những từ ngữ hoàn toàn mới là ít hơn nhiều so với việc tạo ra từ ngữ mới từ những yếu tố có sẵn theo hai phương thức cơ bản là ghép và láy. Trong hai phương thức này thì phương thức ghép có sức sản sinh cao hơn.

xe + đạp = xe đạp => xe đạp + điện = xe đạp điện

quần + áo = quần áo => quần quần áo áo

Từ ngữ vay mượn [edit]

Mượn từ ngữ nước ngoài cũng là một cách phát triển từ vựng và đó là một hiện tượng phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, khi mượn cần cân nhắc, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng không tốt đến tiếng mẹ đẻ.

ma-két-tinh, com-pu-tơ, xà-phòng,…

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề