Sự khác nhau giữa Tòa an và Viện kiểm sát

Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng dân sự. Quyền hạn viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng. VKS tham gia vào giai đoạn nào trong tố tụng dân sự?

Công tác kiểm sát xét xử vụ án dân sự dù ở cấp nào cũng phải đáp ứng được tiêu chí phát hiện kịp thời và đầy đủ các vi phạm của Tòa án trong quá trình thụ lý, giải quyết và xét xử vụ án dân sự. Trên cơ sở đó để có biện pháp xử lý, giải quyết phù hợp theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật; bảo đảm cho các bản án và quyết định của Tòa án trong các vụ việc dân sự có căn cứ và đúng pháp luật.

– Hiến pháp năm 2013;

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

– Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

1. Khái niệm về Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013, thì viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Pháp luật tố tụng dân sự quy đinh về sự tham gia của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự tại phiên Tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Sự tham gia của Viện kiểm sát đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi đúng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật:

Quyền lực của nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ( theo quy định tại khoản 3 điều 2 Hiến pháp năm 2013). Để cụ thể hóa nguyên tắc này thì đầu tiên là phải bảo đảm sự phân công và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước. Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng là thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của nhà nước. Trong hoạt động tố tụng dân sự thì Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình , hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Tòa án nhân nhằm đưa ra phán quyết cuối cùng để kết thúc một vụ án. Do vậy, đối tượng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực này chính là tòa án nhân dân.

3. Vị trí và vai trò của viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật:

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về vị trí, vai trò của viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như sau:

– Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

– Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.

Xem thêm: Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

– Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, kiến nghị với tòa án nhân dân cùng cấp hoặc cấp dưới khắc phục những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết những vụ án đó, khởi tố về hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.

Tham gia phiên tòa là một trong những hoạt động tố tụng của KSV trong tố tụng dân sự, hoạt động này có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật. Trên cơ sở quy định của pháp luật về một số vấn đề lý luận, pháp lý về công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự đã được đề cập phần đầu của bài viết này giúp cho sự nhận thức đầy đủ quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát để thực hiện tốt công tác kiểm sát các vụ việc dân sự đảm bảo có hiệu quả, chất lượng.

Một vấn đề lớn, cơ bản được đặt ra cho công tác này, đó là: Công tác kiểm sát xét xử vụ án dân sự dù ở cấp nào cũng phải đáp ứng được tiêu chí phát hiện kịp thời và đầy đủ các vi phạm của Tòa án trong quá trình thụ lý, giải quyết và xét xử vụ án dân sự. Trên cơ sở đó để có biện pháp xử lý, giải quyết phù hợp theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật; bảo đảm cho các bản án và quyết định của Tòa án trong các vụ việc dân sự có căn cứ và đúng pháp luật.

Cụ thể, vai trò của viện kiểm sát nhân dân được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm:

– Việc tham gia phiên tòa, phiên họp: Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Việc phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong  quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. (Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Xem thêm: Công tố là gì? Chức năng thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát?

Sự khác nhau giữa Tòa an và Viện kiểm sát

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Trong phiên họp giải quyết việc dân sự, điểm g) Khoản 1 Điều 369 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định rõ “Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự”.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ việc. (Điều 262, khoản 3 Điều 341, điểm g khoản 1 Điều 369, điểm c khoản 1 Điều 375 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

– Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát: Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn “nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này” (Khoản 3 Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Người khởi kiện, người tham gia tố tụng đã gửi tài liệu, chứng cứ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó chậm nhất là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

Đối với các tài liệu, chứng cứ mà người tham gia tố tụng gửi cho Tòa án bằng phương tiện điện tử sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại thì thời hạn giao nộp bản chính và bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.

Đối với tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 2 Điều 96 Luật tố tụng hành chính; chứng cứ là vật chứng; tài liệu nghe được, nhìn được hoặc những tài liệu, chứng cứ khác mà không thể định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết này thì Tòa án, người khởi kiện, người tham gia tố tụng không được gửi bằng phương thức điện tử mà phải giao nộp bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật tố tụng.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong thủ tục tố tụng dân sự

Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (Khoản 6 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (trong đó có Viện trưởng VKSND tối cao và viện trưởng VKSND cấp cao) có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết. (Khoản 2 Điều 330 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Trên đây là nội dung dung tư vấn của công ty Luật Dương Gia chúng tôi về vai trò của viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng dân sự. Nếu còn vướng mắc gì liên quan đến pháp luật về vấn đề này thì bạn có thể gọi điện đến tổng đài tư vấn qua số hotline: 1900.6568 để được luật sư và các chuyên viên tư vấn hỗ trợ giúp bạn. Trân trọng.