Soạn văn 9 bài chuyện người con gái nam xương

 Có thể hình dung bố cục của truyện Chuyện người con gái Nam Xương thành ba phần.

– Phần thứ nhất [từ đầu cho đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”] : kể về cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, biến cố chia li và phẩm hạnh của Vũ Nương khi chồng đi chiến trận.

–  Phần thứ hai [từ “Qua năm sau, giặc ngoan cố” cho đến “nhưng việc trót đã qua rồi!”] : kể về nỗi oan khuất và cái chết thương tâm của Vũ Nương.

Bạn đang xem: Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương – trích – Soạn văn 9

– Phần cuối [từ “Cùng làng với nàng” cho đến hết] : kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi vợ vua biển Nam Hải và việc Vũ Nương được giải oan.

Câu 2: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

 Vũ Nương là nhân vật trung tâm của truyện. Để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, tác giả đã đặt nhân vật này vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả.

– Trước hết, tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày: “Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.”; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà.”.

– Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li để nhân vật này bộc lộ tình nghĩa thắm thiết của mình với chồng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. […] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”.

– Hoàn cảnh thứ ba: xa chồng, nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.”, một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.”, thương yêu, lo lắng chu toàn: khi mẹ chồng mất “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”.

– Một hoàn cảnh quan trọng khác, đó là tình huống Vũ Nương bị chồng nghi oan. Trong tình huống này, khí tiết, phẩm hạnh của Vũ Nương được bộc lộ một cách rõ nét. Chú ý phân tích các lời thoại của Vũ Nương với chồng và lời nói trước khi tự vẫn để thấy được tính cách tốt đẹp của nhân vật này. Qua những lời tự minh oan cho mình, thuyết phục chồng, lời than thở đau đớn vì oan nghiệt, Vũ Nương đã bộc lộ khao khát về tình yêu, hạnh phúc gia đình như thế nào? Tại sao Vũ Nương lại phải trẫm mình tự vẫn? Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ này ra sao?

– Tóm lại, bằng cách đặt nhân vật vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, tác giả đã khắc hoạ đậm nét một nhân vật Vũ Nương hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

 Tác giả đã xây dựng nhân vật Trương Sinh với tính cách rõ nét: “đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.”, nghe lời con trẻ mà không suy xét đúng sai: “Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.”, hồ đồ, độc đoán không đếm xỉa đến những lời thanh minh của vợ, đối xử tệ bạc, vũ phu với Vũ Nương: “chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”. Chính Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến tình cảnh bi kịch, không lối thoát và phải chọn cái chết để giải thoát. Qua đây cũng thấy được thân phận nhỏ nhoi, bèo bọt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, họ không được làm chủ cuộc sống của mình, luôn luôn là kẻ bị động, hứng chịu những oan khiên, cay đắng.

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.

Trên cơ sở cốt truyện có sẵn trong kho tàng truyện cổ tích [Vợ chàng Trương], tác giả đã sáng tạo lại, sắp xếp, đưa thêm những yếu tố mới để câu chuyện trở nên hấp dẫn, đầy tính bất ngờ, mang ý nghĩa mới sâu sắc. Tác giả đã dẫn dắt câu chuyện có mở đầu, diễn biến, cao trào, thắt nút, cởi nút, kết thúc, kết hợp với nghệ thuật xây dựng lời thoại nhân vật sinh động, giàu kịch tính và lời dẫn chuyện giàu tính biểu cảm. Trong đó, các đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật có một vai trò hết sức quan trọng, chứng tỏ nghệ thuật dựng truyện đặc sắc của tác giả. Chú ý các lời thoại:

– Lời của Vũ Nương nói với Trương Sinh khi từ biệt.

– Lời của mẹ Trương Sinh nói với Vũ Nương.

– Đoạn đối thoại giữa hai cha con Trương Sinh.

– Ba lời thoại của Vũ Nương khi bị nghi oan.

Phân tích các lời thoại để thấy được tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, diễn biến tâm lí nhân vật, tạo kịch tính cho câu chuyện.

Câu 5: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Truyền kì được hiểu là những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì có một vai trò rất quan trọng. Nó khiến câu chuyện được kể trở nên lung linh, hư ảo. Chẳng hạn: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”. Đó là đặc điểm chung của thể loại truyền kì trung đại. Hơn nữa, Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện [các yếu tố tả thực: địa danh, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, miêu tả chân dung nhân vật, khung cảnh…]. Ngoài ra, sự có mặt của các yếu tố kì ảo đã tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn lớp 9 tập 1 ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ cùng với các em đi soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương nhé! Đây là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn nói về số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Các em hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả [các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ trong SGK Ngữ văn 9 tập 1].

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

* Thể loại: Truyện được viết theo thể loại truyền kì. Đặc điểm của thể loại truyền kì:

  • Thường có yếu tố kì lạ, hoang đường, nhưng cũng có khai thác những truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
  • Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những hoàn cảnh éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp

* Tóm tắt: Vũ Thị Thiết [Vũ Nương] là một người con gái đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh là người thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Cưới nhau chưa được bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng cũng lo ma chay chu toàn như đối với cha mẹ đẻ mình. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Đứa con không nhận cha, Trương Sinh nổi máu ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Để chứng tỏ sự trong sạch của mình với chồng, Vũ Nương đã nhảy sông tự vẫn. Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp, sau đó gặp được Vũ Nương. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ nhưng Vũ Nương không còn được trở lại dương gian vì xã hội phong kiến quá hà khắc.

* Bố cục: Văn bản được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu -> “như đối với cha mẹ đẻ mình”: cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, biến cố chia ly và phẩm hạnh của Vũ Nương khi chồng đi chiến trận
  • Đoạn 2: tiếp -> “nhưng việc trót đã qua rồi”: kể về nỗi oan khuất và cái chết thương tâm của Vũ Nương
  • Đoạn 3: còn lại: Vũ Nương ở Thủy Cung và nỗi oan được giải

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bố cục [như trên]

Câu 2:

* Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh:

  • Trước khi lấy chồng: là người con gái tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
  • Khi về nhà chồng: là một người vợ thảo hiền, nết na, nàng không để xảy ra những bất hòa trong cuộc sống vợ chồng
  • Khi chồng đi lính: là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ hiền, một người vợ chung thủy
  • Khi bị nghi oan: nàng cố giải thích nhưng không được, đến bước đường cùng nàng đã tự trẫm mình xuống sông để chứng minh sự trong sạch của mình.

=> Vũ Nương là một người phụ nữ hiền thục, nết na, là người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng con, người con dâu hiếu thảo, đồng thời cũng cho thấy nàng là một người coi trọng phẩm hạnh, danh dự.

Câu 3:

* Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất là vì:

  • Nguyên nhân trực tiếp: do Trương Sinh là một người quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán, không cho Vũ Nương cơ hội trình bày
  • Nguyên nhân sâu xa: do xã hội phong kiến, chế độ nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc gây ra bao bất công khiến cho thân phận người phụ nữ bấp bênh, mong manh, bi thảm. Đồng thời cũng là do cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra.

=> Thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến bị xem nhẹ, bị coi thường, không có tiếng nói, luôn khuất sau bóng của người đàn ông.

Câu 4:

* Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện:

  • Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút cho đến khi mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm đã tạo nên sự hấp dẫn và sinh động cho câu chuyện
  • Những đoạn độc thoại và đối thoại được sắp xếp rất đúng chỗ giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật, đưa truyện đến kịch tính

Câu 5:

* Những yếu tố kỳ ảo trong truyện:

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang, Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi
  • Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sân, lúc ẩn lúc hiện, rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”

* Đưa những yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen thuộc, kết hợp với yếu tố tả thực để tạo ra hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. Qua đó, tác giả muốn tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng. Đồng thời, thể hiện tấm lòng nhân đạo, là ước mơ, khát vọng của nhân dân về một thế giới công bằng.

Video liên quan

Chủ Đề