Soạn văn 8 bài hịch tướng sĩ ngắn nhất

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Hịch tướng sĩ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Hịch tướng sĩ

Tóm tắt:

Trước sự chủ quan, không lo tập luyện của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn dẫn ra những dẫn chứng về sự trung thành của các vị tướng thời trước với chủ tướng của mình, đồng thời nêu lên tội ác của quân giặc để khích lệ tướng sĩ phải luyện tập để bảo vệ đất nước. Trần Quốc Tuấn cũng phân tích được những việc làm sai trái của các tướng sĩ, sau đó đưa ra định hướng cho các tướng sĩ đó là phải chăm chỉ học tập theo cuốn Binh thư yếu lược để bảo vệ đất nước.

B. Tìm hiểu tác phẩm Hịch tướng sĩ

1. Tác giả

- Trần Quốc Tuấn [1231-1300], tức Hưng Đạo Đại Vương.

- Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở thế kỉ 13.

- Tác phẩm nổi tiếng : Binh thư yếu lược

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 năm 1285.

- Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”

b, Bố cục : 3 phần

- Phần 1: Từ đầu - “lưu tiếng tốt”: Nêu gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách.

- Phần 2: Tiếp theo - “ta cũng vui lòng”: Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng.

- Phần 3: Còn lại: Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ.

c, Thể loại: Hịch – là thể văn được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh dùng để kêu gọi hoặc thuyết phục đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

d, Giá trị nội dung: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng.

e, Giá trị nghệ thuật:

- Áng văn chính luận xuất sắc

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén.

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.

- Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ.

C. Sơ đồ tư duy Hịch tướng sĩ

D. Đọc hiểu văn bản Hịch tướng sĩ

1. Nêu gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách.

- Các gương trung thần, nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Cốt Đãi Ngột Lang, …

- Địa vị khác nhau song đều trung thành, không sợ nguy hiểm, quên mình vì chủ vì nước.

→ Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước

2. Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng.

  1. Tình hình đất nước hiện tại:

- Tội ác và sự ngang ngược của giặc: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, thân dê chó bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, …

→ Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hống hách của giặc

- Cảnh báo hậu quả , thái độ của tác giả : khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao tai vạ về sau

→ Khích lệ lòng căm thù giặc và khơi gợi nỗi nhục mất nước

  1. Nỗi lòng chủ tướng

- Tới bữa quên ăn

- Nửa đêm vỗ gối

- Ruột đau như cắt

- Nước mắt đầm đìa

- Nghệ thuật:

+ Câu văn biền ngẫu, nhịp điệu dồn dập

+ Ngôn ngữ ước lệ, giàu hình ảnh

+ Nhiều động từ mạnh chỉ trạng thái, hành động: quên ăn, vỗ gồi, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu, …

→ Cực tả nỗi đau đớn, niềm uất hận, khơi gợi sự đồng cảm.

3. Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ.

  1. Phê phán biểu hiện sai trái của tướng sĩ:

- Phê phán hành động hưởng lạc, ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn,…

- Thái độ phê phán dứt khoát

→ Phê phán nghiêm khắc thái độ vô trách nhiệm, vong ân bội nghĩa, lối sống hưởng lạc, chỉ lo vun vén hạnh phúc cá nhân.

Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như sau: Những hành động thể hiện sự tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói, ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được: lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Trả lời

Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn trước hết thể hiện qua những hành động và thái độ của ông

  • Hành động: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa.
  • Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù".

Trả lời

  • Tác giả liệt kê những hành động sai trái của tướng sĩ là có dụng ý: phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
  • Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề: đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược
  • Tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác bởi vì: mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Trả lời

Giọng văn được tác giả biến đổi rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.

Việc thay đổi giọng điệu một cách linh hoạt trong bài hịch của tác giả có tác động mạnh mẽ tới tới tướng sĩ: nó tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với đất nước, với vị chủ tưởng và với cả bản thân họ cũng như gia đình của họ nữa.

Trả lời

Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng

Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục

Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.

Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại, sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi

Chủ Đề