So sánh tiếng trung quốc và hàn quốc năm 2024

Hàn Quốc hay Trung Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh. Học tiếng Hàn hay tiếng Trung sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc và học tập ở những môi trường tốt, mức thu nhập ổn định. Vậy nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn, cùng tìm hiểu những sự khác biệt và ưu thế của mỗi ngôn ngữ nhé!

So sánh tiếng trung quốc và hàn quốc năm 2024
Tiếng Trung hay tiếng Hàn tốt hơn?

1. Sự khác biết giữa tiếng Trung và tiếng Hàn

Khác hẳn với tiếng Việt, tiếng Hàn và tiếng Trung đều là chữ tượng hình, chắc chắn ngoài việc học nghe- nói, kỹ năng đọc viết sẽ khó hơn so với tiếng Anh. Dưới đây là một số điểm khác biệt về hệ thống ký tự, phát âm, ngữ pháp giữa tiếng Trung và tiếng Hàn.

1.1. Bảng chữ cái

Hangeul là bảng chữ cái của Hàn Quốc, các chữ được tạo nên từ 3 nét cơ bản ghép lại với nhau là “ㅇ”, “ㅡ” và “|”. Bảng chữ cái Hangeul 10 nguyên âm cơ bản và 14 phụ âm thường được sử dụng. Ngoài ra còn có 11 nguyên âm đôi và 10 phụ âm đôi. Các từ trong tiếng Hàn được tạo ra bằng cách ghép các chữ cái.

Trong tiếng Trung Quốc, trên thực tế, bảng chữ cái chính là bảng pinyin – bảng chữ cái Latinh dành cho việc học phát âm. Học bảng chữ cái để biết đọc phiên âm của chữ Hán. Chữ viết được tạo nên từ 8 nét cơ bản. Ký tự không được tạo nên bởi việc ghép các nét chữ mà người học buộc phải ghi nhớ hệ thống ký tự này.

1.2. Cách phát âm

Cách phát âm của tiếng Trung dễ hơn tiếng Hàn. Bởi vì trong tiếng Trung, nhiều chữ có cách phát âm na ná tiếng Việt. Nghe cũng có thể đoán được nghĩa.

Người học tiếng Hàn cần nắm vững rất nhiều quy tắc phát âm như nối âm, trọng âm hóa, biến âm, nhũ âm hóa, âm vòm hóa, giản lược.

1.3. Ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Trung có nét tương đồng với ngữ pháp tiếng Việt. Ngữ pháp tiếng Hàn sẽ khác hoàn toàn vì động từ trong tiếng Hàn nằm ở cuối câu.

Xét về tổng quan, học tiếng Hàn, học tiếng Trung có khó không thì cả 2 ngôn ngữ này đều khó học. Tuy nhiên với sự yêu thích văn hóa, ngôn ngữ sẽ là động lực để bạn có thể vượt qua những khó khăn ban đầu. Từ đó xác định mục tiêu để hoàn thành và có dự định lớn hơn trong tương lai.

Mục đích của đa phần người học tiếng Trung, tiếng Hàn hay ngôn ngữ khác thì đích đến cuối đều là việc làm.

Việc làm cho người biết tiếng Trung hay tiếng Hàn vô cùng đa dạng từ phiên dịch viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên, nhân viên ở nhiều bộ phận trong cách công ty của Trung Quốc…đến tự kinh doanh. Nhu cầu nhân sự chất lượng cao bằng tiếng Trung hay tiếng Hàn đều rất lớn.

Đối với những người có năng lực, nhạy bén và biết nắm bắt thời cơ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với những công việc chế độ tốt, lương thưởng hấp dẫn. Cơ hội chỉ thực sự dành cho ai biết nắm bắt, có trình độ và luôn cầu tiến.

3. Vậy nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn?

Mỗi ngôn ngữ đều có đặc trưng riêng với những ưu điểm và nhược điểm với người Việt Nam. Việc đưa ra lời khuyên nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn sẽ rất chủ quan. Mà câu trả lời chính là các bạn. Với sở thích về văn hóa quốc gia cũng như so sánh các yếu tố ngôn ngữ bên trên các bạn sẽ lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp với bản thân. Lựa chọn nào ban đầu cũng sẽ khó khăn. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn chăm chỉ, cố gắng và kiên định với mục tiêu của mình! Chúc các bạn sẽ thành công và sớm chạm tay vào ước mơ của mình nhé!

Tiếng Hàn và tiếng Trung là hai trong số những ngoại ngữ được các bạn trẻ yêu thích nhất hiện nay. Cũng chính từ đây, câu hỏi nên học tiếng Hàn hay tiếng Trung mới là lựa chọn tối ưu, rồi học ngôn ngữ nào có tỷ lệ kiếm việc làm cao hơn... nhận về nhiều sự quan tâm.

Có rất nhiều yếu tố để đánh giá xem bạn phù hợp với việc học tiếng Hàn hay tiếng Trung hơn như: khả năng nhớ bảng chữ cái, chữ viết, phát âm, độ quen thuộc với cấu trúc ngữ pháp... Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ so sánh hai ngôn ngữ này dựa trên tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm từ một số trường đại học đào tạo ngôn ngữ nổi tiếng tại Việt Nam.

Tỷ lệ này cũng chỉ là con số tham khảo để từ đó các bạn học sinh có hình dung rõ hơn về sự lựa chọn của mình. Cần xác định rõ một điều là để so sánh một cách chi tiết khả năng việc làm giữa 2 ngôn ngữ này là rất khó, bởi chúng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: Số sinh viên nhập học, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp vào lúc khảo sát...

So sánh tiếng trung quốc và hàn quốc năm 2024

Ảnh minh họa

- Đại học Ngoại ngữ: Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của trường này nói chung nằm ở ngưỡng rất cao. Nhưng xét riêng về ngành sư phạm tiếng, thì Sư phạm Trung Quốc và Sư phạm Hàn Quốc đều có tỷ lệ sinh viên có việc làm lên đến 100%.

Còn ở nhóm ngành ngôn ngữ, thì ngành Ngôn ngữ Trung có tỷ lệ sinh viên có việc làm nhỉnh hơn chút so với Ngôn ngữ Hàn: 97,92% so với 96,77%.

So sánh tiếng trung quốc và hàn quốc năm 2024

Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của ULIS năm 2021

- Đại học Hà Nội: Nắm giữ "ngôi vương" tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của HANU là ngành Ngôn ngữ Nhật (98,3%), tiếp theo đó là Ngôn ngữ Pháp (97,87%); Ngôn ngữ Trung (97,53%); Ngôn ngữ Hàn (97,3%)... Có thể thấy, sinh viên ra trường có việc làm của hai ngôn ngữ này là vô cùng lớn so với mặt bằng chung hiện nay.

So sánh tiếng trung quốc và hàn quốc năm 2024

Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của HANU năm 2021

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM: Theo kết quả khảo sát sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghi trường, thì ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có tỷ lệ 85.71%. Mặc dù trường này chưa có ngành đào tạo chuyên về ngôn ngữ Hàn Quốc, nhưng nếu xét đến ngành có sự tương đồng là Hàn Quốc học thì tỷ lệ sinh viên ra trường của ngành là 90.91%.

- Đại học Sư phạm TP.HCM: Theo kết quả khảo sát sinh viên có việc làm mới đây nhất của trường, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (86.15%) và Ngôn ngữ Hàn Quốc (89.19%).

- Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng: Tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp năm 2022 hai ngành là Ngôn ngữ Trung Quốc và Ngôn ngữ Hàn Quốc của trường lần lượt là: 99% và 100%.

Tóm lại, Ngôn ngữ Trung và Ngôn ngữ Hàn đều là hai ngành đang rất "hot" hiện nay, nhận được sự quan tâm đông đảo các bạn học sinh. Tuy nhiên, yếu tố quyết định để chọn học một ngôn ngữ là vô kể và tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cũng chỉ là một công cụ đánh giá mà thôi. Quan trọng là bạn có yêu thích và dành sự quan tâm đủ nhiều cho ngôn ngữ mà bản thân quyết định lựa chọn hay không. Bởi lẽ, học ngoại ngữ cần một quá trình dài để trau dồi và cải thiện. Nếu không có đam mê thì cũng khó có thể thuần thục được. Vậy nên, học ngôn ngữ nào cũng được, quan trọng là bạn phải cố gắng quyết tâm nhé!