So sánh mình với người khác là gì năm 2024

So sánh là điều dĩ nhiên khi chúng ta coi người khác là giá trị tham chiếu của mình. Tuy nhiên, so sánh cũng thường được sử dụng cho các mục đích khác ít mang tính xây dựng hơn.

Những kiểu so sánh tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy mình không đủ tốt, quá nhiều thiếu sót hoặc vô giá trị, do đó sẽ đe dọa lòng tự trọng của bạn. Điều tiếp theo xảy ra là bạn đánh mất tự tin và không còn niềm tin vào chính mình. Mặc dù có một sự thật rằng không phải ai cũng giỏi giang như nhau nhưng mỗi người đều giỏi một thứ riêng.

Thế nhưng, chúng ta đang sống trong xã hội có xu hướng tìm kiếm sự đồng nhất. Giống như có những tiêu chuẩn thẩm mỹ, thì cũng có những tiêu chuẩn về kỹ năng, thái độ và đặc điểm tính cách. Dường như không có chỗ cho sự đa dạng ở đây.

Áp lực xã hội buộc chúng ta phải thích nghi với một số quy tắc nhất định, đó là điều hiển nhiên. Trên thực tế, một xã hội đồng nhất sẽ dễ kiểm soát hơn và đặt ra ít thách thức hơn.

Điều này được thấy rõ nhất là khi chúng ta được giáo dục trên ghế nhà trường. Mô hình giáo dục hiện tại vẫn dựa trên sơ đồ lặp đi lặp lại và ghi nhớ cổ điển. Do đó, những đứa trẻ xuất sắc trong các lĩnh vực này sẽ nhận được điểm cao hơn. Ngược lại, những đứa trẻ có vẻ năng động và sáng tạo hơn, cần nhiều trải nghiệm để học hỏi hơn, lại bị coi là kém cỏi hay kém thông minh.

Xu hướng này sẽ tiếp tục trong suốt cuộc đời chúng ta. Có một lộ trình chung được vạch ra mà bạn phải tuân theo nếu muốn được công nhận. Được học ở những trường đại học tốt, có một công việc ổn định và lập gia đình là những kỳ vọng chính đặt lên vai chúng ta. Bởi vậy mà những người tự học qua trải nghiệm, làm những công việc tự do hay thậm chí chọn sống cuộc đời độc thân thường xuyên mang gánh nặng so sánh và bị mọi người coi là “thất bại”.

Những quy chuẩn xã hội này thực tế có ảnh hưởng đáng kể đến chúng ta. Chúng định hình hình ảnh mà bạn có về bản thân và cuộc sống.

Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn ngây thơ, hồn nhiên và cả tin. Bạn làm những gì bạn thích và bạn không lo lắng về những gì người khác nghĩ. Tuy nhiên, bạn nhanh chóng nhận ra rằng tình yêu và sự chấp nhận của người khác là có điều kiện và nếu bạn muốn giành được chúng, bạn không thể luôn là chính mình.

Hậu quả là có những người từ bỏ sự tự do và sáng tạo để trở thành một người ngoan ngoãn và có tổ chức. Mặc dù họ có được một cuộc sống được cho là thành công, nhưng họ lại không hài lòng và hạnh phúc.

Bạn có thể thực sự giỏi một việc gì đó, nhưng nếu bạn không giỏi việc bạn “nên” làm, bạn sẽ cảm thấy điều đó không có ích cho mình. Ví dụ, nếu bạn là người hướng nội, với thế giới nội tâm rộng lớn và phong phú, có thể trong nhiều trường hợp bạn sẽ từ chối sự nhạy cảm của mình và buộc bản thân trở nên hướng ngoại hơn.

Điều này có nghĩa là bạn đã hạ thấp giá trị của bản thân mình và cố gắng thay đổi để giống như những người khác. Tuy nhiên, điều này chỉ dẫn bạn đến việc sống không thành thật với chính mình. Hơn nữa, nỗ lực trở thành một người khác chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi.

Và bất chấp mọi nỗ lực của bạn, có lúc bạn không thể trở thành người mà bạn muốn trở thành. Điều này là hoàn toàn bình thường vì bạn là một con người, không phải là một người máy được lập trình sẵn.

Tuy nhiên, việc không thể đạt được kỳ vọng có thể khiến bạn cảm thấy bản thân là người thất bại và lòng tự trọng của bạn có thể bị tổn hại. Bạn thậm chí có thể cảm thấy lo âu và chán nản.

Để tránh những hậu quả tiêu cực của việc so sánh, bạn cần chấp nhận bản thân mình là duy nhất và xã hội này cần chấp nhận sự đa dạng. Hãy bắt đầu từ chính bạn, đó là nhận ra và chấp nhận con người mình. Hãy nhớ rằng mọi người đều giỏi một thứ gì đó.

Ngừng so sánh và hạ thấp bản thân, đồng thời hãy bắt đầu coi trọng chính mình. Bạn có thể không phải là người hướng ngoại, nhưng có lẽ bạn giỏi trong việc lắng nghe hoặc đưa ra lời khuyên. Có thể bạn không giỏi cạnh tranh, nhưng bạn là người có thiên hướng nghệ thuật và sáng tạo. Hoặc, có lẽ bạn không muốn đi du lịch khắp thế giới, nhưng bạn giỏi trong việc tạo ra một ngôi nhà ấm áp và dễ chịu.

Bạn không cần phải giống bất kỳ ai khác. Bạn không hề kém cỏi. Ngược lại, bạn là duy nhất và thế giới sẽ không hoàn chỉnh nếu không có bạn. Hãy bắt đầu nắm bắt lấy sự độc đáo của mình.

Nếu bạn đem so sánh bản thân mình với người khác, đôi khi điều đó sẽ khiến bạn mệt mỏi. Bởi nhiều khi bạn lấy điểm yếu của mình ra để so sánh điểm mạnh của đối phương. Bạn không cần so sánh mình với ai cả, bạn chỉ cần so với chính mình ngày hôm qua là được.

Nếu mỗi ngày bạn chỉ cần cố gắng hơn 1% so với ngày hôm qua thì sau một năm bạn sẽ tiến bộ gấp 37 lần 1.01^365 ~ 37. Nếu mỗi ngày bạn tệ hơn chỉ 1 % thì sau một năm gần như bạn chẳng còn gì 0.99^365 ~ 0.

Người phương tây có câu “Don’t compare oranges with apples” nghĩa là đừng so sánh giữa cam với táo, mà khi chỉ nên so sánh cam với cam, táo với táo. Mình xin ví dụ một số trường hợp mà các bạn rất hay gặp phải trong cuộc sống dưới đây:

Các chàng trai thường so sánh vợ mình với một em đồng nghiệp xinh đẹp, nhìn em ấy xong về lại chán vợ mình. Thực ra phải đặt 2 nàng ấy trong cùng bối cảnh. Hình ảnh thể hiện ra bên ngoài của em đồng nghiệp là hình ảnh đã được chăm chút, đã được trang điểm, đã che đậy đi những điểm khiếm khuyết, chỉ còn phô bày ra những gì là đẹp nhất, hấp dẫn nhất, hoàn hảo nhất từ quần áo, son phấn, nước hoa đến thái độ ứng xử.

Còn vợ mình thì thường xuất hiện mộc mạc trước mình khi ở nhà. Mình lại mang hình ảnh ở nhà của vợ so với hình ảnh của cô đồng nghiệp khi cô ấy đi làm là so sánh táo với cam rồi. Đâu biết rằng em đồng nghiệp kia hình ảnh khi ở nhà có khi còn không bằng vợ mình.

So sánh công ty này với công ty nọ

Các bạn đang làm công ty này, được các công ty khác chào mời sang bên họ làm. Khi mời chào bạn đương nhiên họ sẽ phải khoe ra những gì là đẹp đẽ nhất, hoành tráng nhất, ấn tượng nhất rồi. Còn công ty bạn đang làm dù có tốt nhưng vì bạn làm đã lâu nêu hiểu hết những vấn đề, những điểm xấu của nó. Bạn mang điểm xấu của công ty cũ so với điểm tốt của công ty mới cũng chính là so sánh táo với cam. Đến khi sang công ty mới làm mới nhận ra nó còn nhiều các vấn đề khác tệ hơn công ty cũ.

Tổng kết

Vậy nên, một là bạn đừng so sánh bản thân mình với người khác. Hai là nếu so sánh bạn hãy đặt mọi thứ cùng điều kiện và có cái nhìn thật tổng quát nhé!

Thế nào là so sánh bản thân với người khác?

Khi so sánh bản thân mình với người khác có nghĩa là bạn đang tự đem lại sự tiêu cực cho chính mình. Những ý nghĩ đó sẽ quẩn quanh trong tâm trí và sẽ khiến bạn rơi vào trầm tư. Dần dần, bạn sẽ hình thành thói quen đánh giá chính bản thân mình và những suy nghĩ tiêu cực cứ lặp đi lặp lại.

Khi mình bị đem ra so sánh với người khác thì phải làm sao?

Cách Giúp Bạn Ngừng So Sánh Bản Thân Với Người Khác.

Nhận biết và tránh các yếu tố kích động bạn..

Tập trung vào điểm mạnh của bạn..

Mở khóa sức mạnh của sự hài lòng..

Mừng cho người khác..

Sử dụng so sánh làm động lực để cải thiện những gì thực sự quan trọng..

Học cách cạnh tranh với chính mình thay vì người khác..

Tại sao lại so sánh với người khác?

Về cơ bản, thói quen so sánh luôn là một cơ chế bảo vệ chống lại sự không chắc chắn. Ví dụ: Giả sử bạn nhận thấy rằng hầu hết các so sánh của bạn xảy ra tại nơi làm việc. Cụ thể, bạn gặp rất nhiều khó khăn trong các cuộc họp nhóm, nơi mọi người đang chia sẻ thông tin cập nhật về những gì họ đang làm trong tuần.

Tại sao không nên so sánh?

Khi so sánh bản thân với người khác, bạn sẽ luôn cảm thấy mình có nhiều khuyết điểm, không bằng người ta. Điều này khiến bạn cảm thấy buồn và nảy sinh mặc cảm. Bạn cứ luôn nhìn vào khuyết điểm của mình và sẽ cảm thấy không tự tin khi giao tiếp với người khác.

Chủ Đề