So sánh chính sách vinamilk với viettel năm 2024

Trong tốp ba thương hiệu dẫn đầu, xếp sau Vinamilk, là Viettel và Vingroup, với giá trị lần lượt là 849,6 triệu đô la Mỹ và 299,3 triệu đô la Mỹ. Giá trị thấp nhất của danh sách là Lộc Trời, với giá trị 13,1 triệu đô la Mỹ.

Ngày 3/7/2017, Forbes Việt Nam công bố danh sách 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất, với tổng giá trị của 40 thương hiệu hơn 5,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 20% so với danh sách công bố năm 2016. Đây là lần thứ hai liên tiếp Vinamilk đứng đầu danh sách, với giá trị thương hiệu tương đương hơn 1,7 tỉ đô la Mỹ.

Xét về cơ cấu nhóm ngành, nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng chiếm số lượng áp đảo, xếp sau là nhóm tài chính – ngân hàng. Nhóm công nghệ - viễn thông có ba đại diện. So với năm ngoái, danh sách năm nay có thêm các gương mặt mới như Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời.

Trong tốp ba thương hiệu dẫn đầu, xếp sau Vinamilk, là Viettel và Vingroup, với giá trị lần lượt là 849,6 triệu đô la Mỹ và 299,3 triệu đô la Mỹ. Giá trị thấp nhất của danh sách là Lộc Trời, với giá trị 13,1 triệu đô la Mỹ.

Được biết, Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá của Forbes, tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 80 doanh nghiệp có thương hiệu, Forbes Việt Nam với sự hỗ trợ của công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt, tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty, dữ liệu trên thị trường chứng khoán. Một số công ty chưa niêm yết đồng ý cung cấp dữ liệu tài chính để Forbes tính toán.

Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E [hệ số giữa giá thị trường và thu nhập ròng trên mỗi cổ phần mà thương hiệu mang lại] trung bình ngành. Với công ty chưa niêm yết, chúng tôi áp dụng phương pháp so sánh với công ty cùng ngành, cùng quy mô để xác định giá trị thương hiệu.

Do phương pháp này đòi hỏi phải có các số liệu tài chính minh bạch, nên Forbes không có đủ cơ sở để xác định giá trị thương hiệu của nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước.

[ĐTTCO]- Ngày 3/7, Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất, với tổng giá trị đạt hơn 5,4 tỷ USD, tăng 20% so với danh sách công bố năm 2016.

Đây là lần thứ hai liên tiếp Vinamilk đứng đầu danh sách, với giá trị thương hiệu tương đương hơn 1,7 tỷ USD.

Trong top 3 thương hiệu dẫn đầu, xếp sau Vinamilk là Viettel và Vingroup, với giá trị lần lượt là 849,6 triệu USD và 299,3 triệu USD. Giá trị thấp nhất trong danh sách này là Tập đoàn Lộc Trời, với giá trị 13,1 triệu USD.

Xét về cơ cấu nhóm ngành, nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng chiếm số lượng áp đảo, xếp sau là nhóm tài chính-ngân hàng. Nhóm công nghệ - viễn thông có 3 đại diện. So với năm ngoái, danh sách năm nay có thêm các gương mặt mới như Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời.

Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá của Forbes, tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.

Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E [hệ số giữa giá thị trường và thu nhập ròng trên mỗi cổ phần mà thương hiệu mang lại] trung bình ngành.

Với công ty chưa niêm yết, Forbes Việt Nam áp dụng phương pháp so sánh với công ty cùng ngành, cùng quy mô để xác định giá trị thương hiệu.

Bà Nguyễn Lan Anh, đại diện Forbes Việt Nam cho biết: “Do phương pháp này đòi hỏi phải có các số liệu tài chính minh bạch, nên chúng tôi không có đủ cơ sở để xác định giá trị thương hiệu của nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước”.

Làm thế nào để những doanh nghiệp lớn với hệ thống phân phối đồ sộ có thể vận hành thông suốt, hiệu quả và tăng trưởng bền vững trong cả thập kỷ?

Tại Việt Nam, CTCP Sữa Việt Nam [Vinamilk] là công ty sữa số 1 về quy mô cũng như thị phần kinh doanh. Chỉ riêng thị trường nội địa, hệ thống phân phối của Vinamilk lên đến 250.000 điểm bán lẻ và hơn 600 cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”.

Tương tự, Thiên Long là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực văn phòng phẩm. Báo cáo thường niên 2021 cho biết, công ty có 1.010 người bán hàng nội địa và quốc tế, mạng lưới bán hàng phủ đều các kênh B2B – MT – GT – KA trên cả 63 tỉnh thành.

Vinasoy – hãng sữa đậu nành chiếm tới 90% thị phần sữa đậu nành hộp giấy tại Việt Nam [theo dữ liệu của Nielsen] sở hữu hệ thống bán hàng rộng khắp cả nước và phủ sóng trên 1.000 cửa hàng tại châu Á.

Làm thế nào để những doanh nghiệp lớn với hệ thống phân phối đồ sộ như vậy có thể vận hành thông suốt, hiệu quả và giữ được phong độ tăng trưởng bền vững trong cả thập kỷ? Có 1 điểm chung ở 3 doanh nghiệp này, đó là họ đang sử dụng Hệ thống quản lý phân phối trực tuyến Viettel DMS của Viettel Solutions [Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel].

Hệ thống Viettel DMS giúp cho nhiều công ty hàng tiêu dùng nhanh lớn quản lý hiệu quả hệ thống phân phối.

Trong đó, Vinamilk sử dụng dịch vụ trọn gói Viettel DMS từ năm 2012, thay thế cho hệ thống cũ. Thiên Long triển khai trọn gói Viettel DMS từ năm 2017, Vinasoy triển khai năm 2017 với hình thức On-Premise [triển khai trên hạ tầng sẵn có của doanh nghiệp].

Hệ thống quản lý phân phối trực tuyến Viettel DMS là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý vận hành các kênh phân phối sản phẩm thị trường, quản lý đội ngũ bán hàng, hỗ trợ quá trình điều hành, ra quyết định dựa vào số liệu thu thập từ thị trường.

Viettel DMS được dùng để phục vụ cho người dùng hội sở công ty [Ban Giám đốc, Phòng Tác nghiệp kinh doanh, Phòng Kho vận, Phòng Marketing], nhà phân phối [Kế toán NPP, Admin NPP] và đội ngũ nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng.

Thông qua thiết bị cơ bản như máy tính bảng hay smartphone, nhân viên bán hàng có thể đặt và theo dõi đơn hàng trực tuyến; Giới thiệu sản phẩm, chương trình hỗ trợ thương mại; Cập nhật và cảnh báo tiến độ bán hàng; Báo cáo trực tuyến và bám sát Tuyến bán hàng.

Trong khi đó, người Giám sát bán hàng có thể quản lý tất cả những hoạt động nói trên của nhân viên bán hàng theo thời gian thực.

Về phía Nhà phân phối, Viettel DMS giúp quản lý đơn hàng, Quản lý giao nhận, Quản lý kho, công nợ… và báo cáo thống kê.

Và cuối cùng, người dùng tại hội sở, cấp quản lý bán hàng theo sát được lộ trình của nhân viên cấp dưới, tình hình hoạt động bán hàng cũng như hiệu quả của các chương trình hỗ trợ thương mại để kịp thời đưa ra các chương trình huấn luyện nâng cao cũng như hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên bán hàng.

Với các phân hệ như vậy, những vấn đề mà người quản lý luôn phải đối mặt như làm sao để quản trị hệ thống dữ liệu tập trung và bảo mật; Làm sao có thể triển khai hệ thống nhanh chóng và đa nền tảng, nắm bắt và thấu hiểu thị trường để đưa ra quyết định đúng, hay bằng cách nào, việc báo cáo có thể hạn chế làm thủ công mà số liệu, thực trạng chính xác và theo thời gian thực… đều được giải quyết.

Bên cạnh đó, dựa trên thế mạnh về nền tảng công nghệ và đội ngũ kỹ sư chất lượng cao của Viettel, Viettel DMS sở hữu nhiều tiện ích nổi bật, bao gồm: Hệ thống phần mềm thống nhất [Tất cả cùng 1 hệ thống: Mobility, Distributor, HeadOffice]; Quản lý toàn trình luồng dữ liệu [Thiết bị - 4G - Mạng lõi viễn thông - Trung tâm dữ liệu]; Cơ chế đồng bộ, tích hợp hệ thống [CRM/ERP/BI Integration]; Hệ thống định vị 3 lớp [A-GPS, Cellular-LBS, Network]; Cơ sở dữ liệu tập trung, hiệu năng cao [Oracle Supported]; Giao diện tương thích nhiều loại thiết bị và đa nền tảng.

Đặc biệt, Viettel DMS tạo được hệ sinh thái mở toàn diện, dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác. Nhờ đó Viettel DMS linh hoạt, tùy biến cao, đáp ứng được các nghiệp vụ, quy trình vận hành của doanh nghiệp.

Thực tế, hệ thống quản lý phân phối trực tuyến Viettel DMS giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quản lý và điều hành, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng công việc của doanh nghiệp. Đó là lý do mà ngoài 3 doanh nghiệp nói trên, hàng loạt doanh nghiệp lớn như Nutifood, IDP, Hữu Nghị, Vissan, Cholimex, Điện Quang,… cũng đã sử dụng Viettel DMS của Viettel Solutions.

Trong thời gian gần sắp tới, Viettel Solutions sẽ bổ sung thêm nhiều tính năng cao cấp, hỗ trợ việc quản trị kênh phân phối hiệu quả hơn. Sản phẩm được nâng cấp có tên Viettel DMS 4.0, bao gồm một số tính năng mới:

+ AI.Tessel, là hệ thống chấm ảnh trưng bày tự động áp dụng AI xử lý ảnh để phân loại hình ảnh, chấm ảnh trưng bày tự động. Hệ thống có khả năng phân loại ảnh kém chất lượng, ảnh giả,… đồng thời dựa vào các tiêu chí được định nghĩa AI.Tessel có thể đánh giá phân loại ảnh đạt/không đạt theo các tiêu chí một cách nhanh chóng mà con người có thể mất rất nhiều thời gian xử lý.

+ Callbot-AI, nhằm tạo ra một kênh giao tiếp chủ động hỗ trợ cho việc thông báo các chương trình hỗ trợ thương mại tới người thụ hưởng như đại lý, cũng như trạng thái đơn hàng, tình trạng đơn hàng cho người dùng, khách hàng sử dụng dịch vụ.

+ Chatbot-AI, giúp người dùng tương tác hệ thống thay cho tổng đài viên giải đáp các thắc mắc, các thông tin về chương trình, sản phẩm một cách nhanh chóng hơn.

+ Kiến trúc nền tảng Microservice, CloudNative, CI/CD tối ưu cho việc triển khai ứng dụng trên nền tảng cloud, dễ bổ sung - tích hợp mở rộng phân hệ về sau để thích nghi nhanh với nghiệp vụ người dùng.

Chủ Đề